Giọng mỉa mai, châm biếm

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 91 - 93)

7. Cấu trúc của luận văn

3.5.2.Giọng mỉa mai, châm biếm

Giọng điệu mỉa mai, châm biếm đã đem đến cho truyện ngắn của Thu Huệ một âm hưởng riêng trong các truyện ngắn phê phán. Giọng điệu đó đã xóa bỏ khoảng cách sử thi và thể hiện cái nhìn hiện thực trong tính dân chủ của người viết.

Giọng điệu mỉa mai, châm biếm được Nguyễn Thị Thu Huệ sử dụng để phơi bày những thói tật còn tiềm ẩn sâu xa trong mỗi con người. Đó là sự giả dối của

những kẻ khóc thuê và thuê khóc trong đám tang: “Cứ mỗi đoàn vào viếng thì tiếng

khóc lại rồ lên. Đau đớn thảm thiết như thể cái kẻ đang nằm im như thóc, teo tóp trong quan tài mới toe kia là một vĩ nhân đang độ sung sức mới lìa đời, để lại cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhân gian những công trình thế kỉ? Chẳng lẽ trong đám ma tôi lại phỉ nhổ.” (Người đàn bà ám khói). Là lòng tham, sự hiếu kì của con người trong Một chuyến đi: “Việc cậu tôi trúng độc đắc lan nhanh khắp hang cùng ngõ hẻm, nhanh hơn tin bão giật cấp mười ba” (Một chuyến đi), Là sự thương mại hóa trong các cuộc thi hoa hậu: Kính thưa ban giám khảo. Kính thưa các nhà tài trợ quý hiếm –dừng cười - Ấy chết em nhầm, các nhà tài trợ quý giá, vì nhờ có tài trợ thì chúng em mới có mặt ở đây hôm nay” (X-Men có mùi trường đua). Ở những câu chuyện được kể lại bằng cái giọng “tưng tửng”, giễu nhại, lộ rõ những nỗi niềm của con người thời đại khát khao yêu thương, cô đơn, trống rỗng, tổn thương, mất mát, hy vọng và thất vọng, đắng cay và ngọt bùi. Những chuyện ấy, nỗi niềm ấy ngổn ngang quanh ta nhưng khi đi vào truyện của Thu Huệ lại rõ đường nét, ám ảnh và mang cái nghĩa lý của cuộc đời.

Giọng điệu kể chuyện của Nguyễn Thị Thu Huệ đôi khi tỏ ra rất “táo tợn”, nhiều khi gây cảm giác ít tính nữ. Chỉ có Thu Huệ mới có thể kể một cách tự nhiên

đến vậy: “đàn ông phải có hai bộ mặt, vừa tử tế, vừa đểu giả, thế mới quyến rũ”, hay

rồi hắn lại ngốn ngấu hôn lên môi con gái như nhai cái bánh” (Hậu thiên đường), “khi Bố cục chặt vừa khóc khùng khục vừa miết mặt lên vùng bụng dưới gồ gồ mỡ chắc và mát của tôi, nói là nhờ làm tình nhiều với đàn bà đâm thành người sâu sắc hóm hỉnh” (Rồi cũng tới nơi thôi). Với giọng kể này có thể làm “gia vị” cho câu chuyện nhưng nếu nhiều quá, rất có thể người đọc sẽ nhàm chán và gây cảm giác khó chịu. Nhưng là một người phụ nữ mang trong mình chất dịu dàng, đằm thắm, Nguyễn Thị Thu Huệ có lúc trở lại với giọng điệu nhẹ nhàng, đằm thắm, tươi vui đến bất ngờ. Bằng giọng điệu trữ tình, tác giả đã để mặc ngòi bút tái hiện một thực trạng tiềm

thức: “tôi bỗng thấy mình bé tẹo, lơ lửng giữa một khoảng không thăm thẳm cao và

mịt mù sóng” (Mùa đông ấm áp), hay trong Thành phố đi vắng là sự thân thiện, vui

vẻ giữa những con người cùng sống trong một cộng đồng xã hội “Cảm giác của việc

chạy xe thật nhanh, rồi dừng đánh phịch đột ngột làm mọi người dúi dụi, bất ngờ hít sâu mùi của người bên cạnh. Va đập, hít ngửu nhau xong, cô và anh luôn phá lên cười. Khách trên xe cũng cười”. Qua đó, có thể thấy sự cân bằng giữa các giọng điệu đối nghịch trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ chính là sự thành công của nhà văn trong cách kể chuyện.

Với giọng điệu mỉa mai, chấm biếm, Nguyễn Thị Thu Huệ không chỉ mô tả dòng đời ngổn ngang, bề bộn mà còn đi sâu phát hiện, phản ánh nhiều điều bất cập,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bất ổn, bất an trong cuộc sống hiện đại hôm nay. Hơn nữa, nhờ chất giọng này, nhà văn đã thể hiện được cái nhìn trực diện, thẳng thắn đối với những nghịch lý trớ trêu của hiện thực, những thói tật tầm thường của con người như: ích kỉ, tính toán, cơ hội, giả dối, tham lam mà không gây cảm giác căng thẳng ở nơi người đọc. Với thái độ không khoan nhượng những nghịch lý trớ trêu của cuộc đời, con người, các trang viết của Thu Huệ góp phần thể hiện bức tranh hiện thực với một quan niệm đa chiều về đời sống.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 91 - 93)