Không – thời gian tâm trạng

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 76 - 79)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Không – thời gian tâm trạng

Một đặc điểm của truyện ngắn hôm nay là các tác giả không chỉ sử dụng không gian đời thường, thời gian sự kiện làm nền diễn biến của cốt truyện mà sự phát triển của cốt truyện là do dòng chảy của ý thức nhân vật. Điều này quy định tình chất của không gian, thời gian cũng theo dòng tâm trạng, theo tâm lý nhân vật.

Biểu hiện dễ thấy nhất của kiểu thời gian tâm trạng là tương quan giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật không trùng khít. Thời gian trần thuật có thể rất ngắn nhưng thời gian được trần thuật thì mở rộng theo tâm trạng, theo sự hồi tưởng, suy tư, theo quá trình tự ý thức của nhân vật. Bởi thế trong các truyện ngắn thời gian tự sự thì rất ngắn mà thời gian tâm trạng lại rất dài. Các tác giả thường chọn một thời điểm của cuộc đời con người, rồi từ đó mở ra thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai thông qua dòng tâm tư của nhân vật. Đó là mạch phát triển thường thấy của thời gian tâm trạng. Thời điểm được chọn không cố định là khoảng độ tuổi nào của nhân vật mà thường bắt nguồn từ thời điểm có tính chất tâm lí.

Truyện ngắn Cát đợi là thời điểm khi người con gái gặp được tình yêu đích

thực của cuộc đời; Người xưa là khi cả hai người một thời yêu nhau đều đã yên ổn

trong gia đình riêng của mình tình cờ gặp lại nhau; truyện Thiếu phụ chưa chồng

không theo kiểu thời gian một chiều mà chọn một thời điểm để ngược về quá khứ rồi lại tiếp đến tương lai (tương lai so với thời điểm bắt đầu kể). Vì vậy, hiện tại và tương

lai trong các truyện ngắn dòng tâm trạng chỉ có tính chất tương đối mà thôi. Hậu

thiên đường là truyện tiêu biểu vừa chọn được thời điểm của đời người (khi người mẹ đã có tuổi, nhận ra sai lầm của cuộc đời mình) vừa có kiểu thời gian bắt đầu từ kết quả của sự việc đã kết thúc (khi đứa con đang bước lại con đường mẹ nó đã từng đi).

Thành phố đi vắng là thời điểm cô gái trở lại thành phố sau khi đi vắng ba năm.

Thời gian tâm trạng còn thể hiện ở tính chất thời gian ấy mang đậm tính cá nhân. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, tâm trạng, tâm lý cụ thể của mỗi nhân vật mà tác giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có cách thể hiện thời gian riêng biệt. Nhịp điệu thời gian nhanh hay chậm là tùy thuộc vào dòng tâm trạng của nhân vật.

Trong truyện Chỉ còn một ngày thời gian như tính bằng từng giờ, từng phút,

từng khoảnh khắc. Một ngày trôi qua như bao ngày khác nhưng hôm nay lại là ngày cuối cùng của đôi vợ chồng ấy, ngày cuối để nhớ về tất cả những vui buồn, hạnh phúc và khổ đau của cuộc sống vợ chồng, để mỗi người tự nhìn nhận lại bản thân mình. Thời gian trôi đi thật nặng nề, chậm chạp. Câu chuyện được kể theo ngôi kể thứ ba,

thời gian điểm từng khoảnh khắc “Bảy giờ”, “Tám giờ”, “Chín giờ rưỡi”…nhưng có

cảm tưởng thời gian đó là “thời gian của mỗi người” trong cuộc, thời gian thực sự đã

nhuốm màu tâm trạng.

Rất nhiều nhân vật của Nguyễn Thị Thu Huệ cảm nhận thời gian trôi đi nhanh quá, chưa kịp tận hưởng hạnh phúc, chưa kịp có hạnh phúc, hoặc chưa kịp chuộc lại lỗi lầm thì thời gian đã vụt qua, đó là thời gian mang đặc điểm tâm trạng, gắn với cuộc đời của mỗi cá nhân:

Ôi cuộc đời con người ngắn ngủi quá!” (Còn lại một vầng trăng).

Sao thảng thốt nhận ra ngày lại sắp qua đi” (Giai nhân).

Thời gian trôi đi như chớp mắt” “cuộc đời như dòng xoáy cuốn tôi” (Người xưa).

Tương ứng với thời gian tâm trạng, không gian cá nhân cũng nhuốm màu tâm trạng:

Nguyễn Thị Thu Huệ ít khi miêu tả thiên nhiên nhưng khi tả thì có dụng ý biểu

đạt tâm trạng. Truyện ngắn Người xưakể về cuộc gặp gỡ sau mười một năm của một

đôi trai gái. Thu Huệ đã chọn thời gian đêm tối và không gian mưa Sài Gòn mù mịt để diễn tả tâm trạng, suy nghĩ, tâm lý nhân vật nữ. Không gian mưa dội vào lòng chị bao ấn tượng, bao kỉ niệm, đó là không gian của hoài niệm, của những điều đẹp đẽ trong quá khứ. Mưa Sài Gòn dữ dội, triền miên như từng lớp sóng lòng của người phụ nữ đang hoài niệm. Nhưng khi chị bừng tỉnh nhận ra sự khác biệt giữa quá khứ và

hiện tại, giữa ước mơ và thực tế thì cũng là lúc hết mưa. Chị cảm nhận: “Hình như đã

hết mưa” và cơn sóng lòng, những đối sánh, xao động cũng qua đi, những gì đã qua chỉ là những kỉ niệm đẹp.

Nhiều truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ đã xuất hiện kiểu không gian và

thời gian hồi tưởng. “Hồi tưởng không đơn giản đẩy lùi ra những phạm vi thời gian

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có thể nhìn thấy những viễn cảnh và những chu tuyến của tương lai” [46 - 397]. Thật vậy, xây dựng thời gian và không gian hồi tưởng để thể hiện tâm trạng của nhân vật các tác phẩm thường tạo nên sự đối chiếu thời gian hiện tại với thời gian quá khứ, từ đó gợi mở đến tương lai. Sự đối chiếu này xuất hiện trong rất nhiều truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ. Trên cơ sở đối lập về thời gian, không gian, tâm trạng nhân vật cũng giằng xé đầy mâu thuẫn, con người được khám phá ở chiều sâu nội tâm. Niềm hạnh phúc vô biên của người thiếu nữ trong tình yêu hôm qua và nỗi hối tiếc, trống

trải hôm nay (Cát đợi).

Trong thời gian hồi tưởng, không gian hiện lên thường rất đẹp, thường gắn với thời tuổi trẻ của nhân vật với những say sưa, lãng mạn, ước vọng, mơ tưởng, bồng bột cả tin. Có lúc không gian tràn ngập ánh trăng của tình yêu, của lòng yêu đời, tin

tưởng ở tương lai: “ánh trăng rát bạc xuống mặt đường. Trăng đung đưa qua tán lá.

Trăng như tan đi trong không trung. Những con đường lung linh mờ ảo!(Còn lại một vầng trăng). Không gian thành phố bình yên, thoáng đạt, ấm áp của những con

người yêu nhau: “Bình yên. Giữa muôn vàn tiếng động. Anh thì thầm “Anh yêu nơi

này quá”. Cô gật, tóc bay lòa xòa, mắt lấp lánh hạnh phúc “Hai đứa mình may có một nơi chốn để yêu”. Khoát tay, vòng quanh quầng sáng phía dưới những con đường, cánh tay khua cao như muốn ôm trọn tất cả những gì xung quanh nơi họ đứng vào lòng. Vẻ mặt mãn nguyện đem cho anh cảm giác nếu ăn được “nó”cô sẽ ăn hết để giữ trọn cho riêng mình” (Thành phố đi vắng).

Trong một số tác phẩm tác giả đã miêu tả viễn cảnh tương lai và bao giờ tương lai cũng bắt nguồn từ hiện tại. Tương lai trong một số truyện ngắn với những người thiếu nữ, những người phụ nữ là chuỗi ngày tiếp tục hành trình đi tìm, săn tìm hạnh phúc. Dường như ước mơ về hạnh phúc của họ chỉ là một niềm ước vọng không bao giờ đạt

tới. Như Cát đợi kết thúc bằng việc cô gái sửa sẵn bàn thờ “Một bàn thờ mới. Thờ anh”.

Người đi tìm giấc mơ kết thúc bằng một giấc mơ trong rất nhiều lần Thảo đã từng mơ và sẽ mơ, tương lai của Thảo là chuỗi ngày bất hạnh của một người điên,…

Như vậy, với cách xây dựng không gian, thời gian theo dòng tâm trạng, truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ không chỉ đi sâu vào khám phá đời sống tâm lí của con người mà còn diễn tả được đời sống hiện thực vô cùng phức tạp và luôn biến động. Không gian, thời gian nghệ thuật đã thực sự là một thủ pháp trong xây dựng nhân vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 76 - 79)