Cốt truyện kỳ ảo

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 69 - 71)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Cốt truyện kỳ ảo

Để thể hiện con người với đời sống tâm linh vô thức, Nguyễn Thị Thu Huệ đã kết hợp “thực” và “ảo” trong xây dựng cốt truyện. Có lẽ đây là thủ pháp thích hợp nhất để thâm nhập vào thế giới tâm linh của con người – vùng xa mờ của ý thức, để làm bật lên những gì là nhân bản nhất. Thu Huệ không sử dụng cái ảo như yếu tố chủ đạo như trong các truyện của Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo…Ở truyện ngắn của Thu Huệ, cái ảo không phải là yếu tố thống lĩnh nhưng có sự chi phối và lan tỏa.

Một số truyện ngắn của Thu Huệ có sử dụng cái ảo nhưng nó không phải là yếu tố chủ đạo. Trong quá trình dựng truyện, tác giả chủ yếu sử dụng các chi tiết thật để thể hiện con người và đan cài thêm các chi tiết ảo nhằm nâng cao ý nghĩa của

truyện. Đặc sắc của kiểu dựng truyện này là Hậu thiên đường. Truyện kể về một

người phụ nữ hơn 40 tuổi, trong khoảnh khắc nhìn lại cuộc đời mình, chị nhận ra lỗi lầm bỏ rơi, vô trách nhiệm với con gái. Để bây giờ đứa con gái 16 tuổi của chị cũng đang sa vào cạm bẫy tình yêu của một gã sở khanh đã có vợ con. Chị đau đớn xót xa dằn vặt mình khi nghĩ đến hậu quả của con. Chị lao ra đường tìm con gái. Chị đã chết vì tai nạn ô tô. Đến đây truyện có thể dừng nhưng Thu Huệ đã thêm vào những chi tiết kỳ ảo, hoang đường. Đó là linh hồn của người mẹ biến thành gió đi tìm con.

Giấc mơ là một loại tâm trạng đặc biệt, ở đó bao chứa những hình ảnh kỳ ảo về đời sống hiện thực. Ở đó không còn sự ngăn cách không gian, thời gian, không còn sự ràng buộc về sự hợp lý của các chi tiết. Vì thế, giấc mơ có khả năng nối liền những chi tiết không hợp lý, liên kết những cảm xúc rời rạc…Khám phá những tầng vỉa chìm sâu của đời sống tâm lý, Nguyễn Thị Thu Huệ đã thể hiện quan niệm con người với đời sống tâm linh vừa huyền bí thiêng liêng lại vừa rất mực gần gũi.

Những truyện ngắn: Phù thủy, Người đi tìm giấc mơ, Ám ảnh, Đôi giày đỏ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

truyện này dường như phân chia thành hai thế giới: thế giới thực tại và thế giới trong mơ, hai thế giới đan vào nhau. Nếu nói giấc mơ là những hình ảnh kì ảo về đời sống thì cái ảo trong truyện ngắn của Thu Huệ bắt nguồn từ những ám ảnh trong đời sống

thực của con người. Ám ảnh là một truyện ngắn về giấc mơ. Trong truyện ngắn này,

yếu tố ảo như một cái nền để dệt nên những chi tiết có thực. Thạnh đã trải qua một giấc mơ dài, giấc mơ bị đem đi hành quyết vì tội giết người. Lúc nhân vật tỉnh ra cũng là lúc kết thúc truyện. Giấc mơ của Thạnh bắt nguồn từ hiện thực đau khổ của anh khi có một người cha độc ác và nhẫn tâm. Anh là người đã chứng kiến ông bố tệ bạc với mẹ. Sau khi mẹ Thạnh đi mổ cắt khối u dạ con về, ông bố đã trắng trợn tuyên

bố: “nay có đủ ba mặt con, hai ba cháu ngoại ông tuyên bố là bà chúng mày từ nay

mọc râu sẽ là đàn ông. Mà đàn ông không thể sống với đàn ông được. Bố sẽ ở một mình trên gác. Nhà có cái gường xếp Liên Xô, mẹ mày mang xuống kê dưới nhà và ngủ ở đó, ngủ cùng nhau công an phạt chết”. Ông còn dạy cháu ngoại bắn bà bằng

chiếc súng đi săn của ông: “mục tiêu là bà ngoại, cứ nhằm thẳng đầu mà bóp cò. Nếu

cháu bắn trúng ông sẽ thưởng kẹo cao su”. Vợ nằm viện, ông đem gái về lấy chiếc cát sét bán lấy tiền ăn chơi, tiền cho gái nhưng lại trắng trợn sòng phẳng với con gái nếu chúng vay tiền. Thạnh đã chứng kiến rất nhiều hành động, những chuyện nhẫn tâm của ông bố. Anh đã cùng chị gái dự định bắt quả tang bố nhưng không thành. Thương mẹ, ước muốn cho mẹ đỡ khổ và căm giận cha nhưng Thạnh không làm gì được. Căm phẫn và tủi nhục, giấc mơ đã tràn về. Thạnh mơ thấy mình đang ngồi trên chiếc xe cùng với cán bộ trên đường đi hành quyết vì tội giết hai mạng người, hai mẹ con người tình của bố. Trong giấc mơ còn có những tiếng trao đổi, bàn tán của mọi người đến dự phiên tòa và cuộc trò chuyện giữa Thạnh và người cán bộ. Có tiếng nói

kết án tử hình bố anh, bênh vực anh: “nó trẻ con, bồng bột, là vật hi sinh thôi”, có

người ủng hộ quyết định của tòa án: “nó ngu, thiếu gì cách…tội giết người chứ không

phải đùa. Nếu không nghiêm trị, cứ tức nhau cá nhân là bắn nhau thì sẽ đi đến

đâu?”, có tiếng nói dung hòa cả hai: “tội nghiệp. Đứng trước cái ác người ta thường

căm phẫn…tội của nó to thật nhưng tao vẫn thấy thương…”. Còn Thạnh, anh cũng

công nhận với cán bộ: “nghĩ cho cùng, giải quyết như em chẳng đi đến đâu”. Tất cả

những lời của mọi người, với các cung bậc khác nhau ấy chính là lời của Thạnh, là sự băn khoăn cân nhắc đã từng có ở anh. Giờ đây, tất cả tập trung về trong giấc mơ. Giấc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mơ giúp thỏa mãn mong muốn trừng trị kẻ phá hoại hạnh phúc gia đình và cũng day dứt suy nghĩ làm thế nào để dành lại hạnh phúc trong những hoàn cảnh trớ trêu.

Có thể nhận thấy, giấc mơ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ không chỉ là sự giải tỏa ẩn ức, đem lại cho con người những gì họ muốn mà còn là ám ảnh, day dứt đắn đo của con người. Với những giấc mơ chẳng bao giờ thực hiện được nhưng nó lại thể hiện tấm lòng giàu ước muốn, khát vọng của con người. Khát vọng của

Thạnh (Ám ảnh) là khát vọng công lý phải được thực hiện, hạnh phúc phải được trở

về với người xứng đáng như mẹ anh. Giấc mơ của con gái (Đôi giày đỏ) là khát vọng

của người mẹ nhiều năm góa bụa. Còn giấc mơ của Thảo (Người đi tìm giấc mơ)

khát vọng tình yêu hạnh phúc của cô gái bất hạnh, khát vọng công bằng cho những cô gái nghèo và hoàn cảnh trớ trêu. Tuy nhiên những giấc mơ của con người trong truyện ngắn của Thu Huệ không phải mọi giấc mơ đều đẹp, mọi ước muốn khát vọng

đều được thực hiện. Đó còn là những giấc mơ khủng khiếp (Người đi tìm giấc mơ),

kết thúc thường bi kịch (Đôi giày đỏ, Ám ảnh, Phù thủy). Điều này xuất phát từ thực

tế cuộc sống của con người. Đó chính là những ám ảnh, những băn khoăn cân nhắc, là mặc cảm bế tắc không lối thoát đã ngấm sâu trong những con người này. Vô thức hiện lên trong mơ.

Như vậy, sử dụng yếu tố “kỳ ảo” như một thủ pháp nghệ thuật để xây dựng cốt truyện, truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ tạo ra một hiệu quả lớn trong việc mở rộng chiều kích phản ánh đời sống và thể hiện quan niệm của chị về con người tâm linh vô thức. Chính điều này đã tạo nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn có chiều sâu cho truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)