7. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật
Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt ở những tác phẩm hiện đại thì khắc họa tâm lý đóng vai trò cực kì quan trọng, nhất là với những nhân vật có cá tính, có đời sống nội tâm phong phú. Nhà văn chú ý đến các chi tiết thể hiện con người bên trong của nhân vật, đó là các trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng; những phản ứng tâm lí của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc từng trải qua cuộc đời mình. Cuộc sống bên trong ấy của nhân vật chính là những hoạt động nội tâm.
Trong những truyện ngắn của mình, Nguyễn Thị Thu Huệ đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật, chủ yếu là biện pháp độc thoại và đối thoại nội tâm để đi sâu vào phần nội tâm sâu kín của nhân vật. Với tài năng, sự nhạy cảm vốn có cùng với tấm lòng chân thành, Thu Huệ đã “đột nhập”, khám phá thế giới nội tâm từng nhân vật, qua đó người đọc cũng hiểu hơn, thông cảm và trân trọng hơn với những con người đó.
Truyện ngắn Người đi tìm giấc mơ, người đọc cảm thương cho số phận của cô
gái trong truyện. Cô nghĩ rằng mình đã tìm được hạnh phúc thực sự. Nhưng cô đã hoàn toàn sai lầm. Chàng trai tật nguyền lấy cô về làm vợ chỉ để cô sinh con nối dõi dòng họ cho anh ta. Nhưng vì cô không thể sinh con nên họ đã đánh đập và đuổi cô đi. Bà mất, không nhà cửa, cô đi lang thang như một kẻ điên. Cô đi tìm những giấc mơ của mình. Giấc mơ trở thành một người đẹp, trở thành hoa hậu và trả thù những
gã đàn ông: “Phố đêm rộng hơn so với phố ngày. Tôi bắt đầu tưởng tượng. Một ngày
kia. Tôi đi thi hoa hậu. Tôi sẽ đính ở hai đầu vú hai bông cúc tím, ở bụng một cái lá dâu, và đi ra sân khấu. Những ánh mắt thèm thuồng của những lão đực rựa nhìn tôi không chớp. Những sự phỉ báng của bọn đàn bà gọi tôi là đồ đĩ. Tôi sẽ mỉm cười ném những cái hôn gió về phía họ. Tôi thành hoa hậu”.
Còn trong X-Men có mùi trường đua, cô gái điếm từng cả trăm lần đi khách
nhưng khi gặp X-Men, cô đã yêu và về ở với anh, một huấn luyện viên chó đua. Tình
yêu với X-Men đã cho cô những cảm giác tươi mới, khiến cho lòng cô xáo động: “Ba
mươi ba tuổi, chia tay người chồng cũ mười ba năm. Lần đầu tiên sáng nay ruột gan nàng quặn thắt vì mùi một người đàn ông lạ”, “Nàng cũng không biết là mình khóc. Chỉ khi nước đầy một bên tai, rồi luồn từ từ xuống cổ, bò nhẹ nhàng qua chân tóc…”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua những lời độc thoại nội tâm của nhân vật, người đọc sẽ hiểu được những chuyển biến trong đời sống nội tâm của nhân vật, hiểu được sự đau khổ, dằn vặt mà họ đang phải chịu đựng.
Khi miêu tả về những ước mơ, khát vọng, mong muốn của con người trong cuộc đời. Và nhất là khi những mơ ước, khát khao đó không thực hiện được thì sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn, ức chế và khi đó trạng thái lưỡng phân giữa ý thức và vô thức sẽ đẩy nhân vật đến những hành vi không bình thường, con người sẽ không làm chủ
được mình trong từng tình huống, dẫn đến sự đau khổ, dằn vặt, uất ức. Hoài (Xin hãy
tin em) vốn là con gái nhưng bản tính lại ngang tàng, mạnh mẽ. Được mệnh danh là
một “cao thủ”, Hoài có thể “uống hàng lít rượu trắng không say, hút thuốc lào không
mệt mỏi, nhảy đầm thâu đêm và đánh đu được với những người đàn ông chịu được
cô”. Cô nổi tiếng khắp trường và còn lan ra cả khu vực xung quanh. Từ khi yêu
Thắng – một kĩ sư điện, Hoài thay đổi hẳn. Cô giống như một người khác – một tiểu
thư ngoan ngoãn hiền lành được giáo dục từ nhỏ chứ không như cô Hoài “thớt trơ”
mọi người vẫn gọi. Nhưng rồi bản năng lại vẫy gọi cô khi trong dịp sinh nhật mẹ người yêu, trước ma lực của ánh sáng những ngọn nến, của mùi thuốc lá ngoại lâu nay cô nghiến răng cai, của những li rượu vang ngọt ngào mê đắm, của những bản nhạc Vanxơ dìu dặt, quyến rũ và bản Lambada khêu gợi. Hoài lại trở về với chính
mình trước khi gặp Thắng: “Hoài lắc lắc, uốn éo mông và run rẩy thân hình…người
Hoài giật đùng đùng, tóc cô rũ rượi, tay chân vung vẩy…như một cô gái điếm rẻ tiền thỉnh thoảng đến các vũ trường nhử khách…”. Và sau buổi hôm ấy, Hoài đã tự đánh mất tất cả. Cô đã phải trả giá cho những hành vi không kiểm soát của mình.
Cuộc sống hiện đại không phải bao giờ cũng được phản ánh một cách trực tiếp mà nó được khúc xạ, cảm nhận thông qua suy nghĩ của nhân vật với thế giới nội tâm vô cùng phức tạp, bí ẩn. Đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật cũng chính là tác giả đang mở ra một khả năng mới trong việc chiếm lĩnh hiện thực đời sống và con người. Việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật nhằm bộc lộ con người bên trong của nhân vật không phải là sáng tạo riêng của Nguyễn Thị Thu Huệ mà cũng là hướng đi của rất nhiều cây bút cùng thời với chị như Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu…Nhưng điều quan trọng là họ đã biến nó thành một thế mạnh riêng của mình để “có điều kiện hơn để đi sâu vào con người với những suy tư, chiêm nghiệm, những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
xúc động tâm hồn và các cung bậc tình cảm” [22 - 111] và xây dựng thành công nhiều nhân vật có sức ám ảnh đối với người đọc.