Tài tình yêu

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 25 - 27)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.1. tài tình yêu

Tình yêu là mảng đề tài xuất hiện khá đậm đặc trong sáng tác của Thu Huệ. Dù còn mang nhiều đắng chát nhưng tình yêu vẫn luôn được diễn tả như một niềm khao khát vĩnh hằng của con người.

Nguyễn Thị Thu Huệ viết về người phụ nữ trong tình yêu bằng sự nhạy cảm của ngòi bút nữ, chị đã nhìn thấy những biến thái tinh vi của tình yêu thời hiện đại, mà ở đó người phụ nữ là những người phải hứng chịu nhiều đau khổ nhất. Cô gái

(Một chiều mưa) đã chờ đợi người yêu dưới mưa với những day dứt, ân hận, hối lỗi và lo lắng, trong khi đó người yêu của cô lại đang vui vẻ với một cô gái khác trong ngôi nhà ấm áp tràn ngập tiếng cười. Người con gái xem tình yêu, người yêu là tất cả

cuộc sống bỗng chốc sụp đổ mọi niềm tin, hi vọng. Trong Đêm dịu dàng lại là bi

kịch tình yêu của người con gái bị người yêu phụ bạc. Anh ta muốn bỏ cô, nên đã dựng một màn kịch và mượn tay lão thủ trưởng già đẩy cô vào tình huống xấu hổ, nhục nhã vì bị xâm hại, mặc cảm đau đớn vì thấy mình có lỗi với người yêu. Nhưng cuối cùng chính cô cũng đã nhận ra bản chất thật của người yêu khi chứng kiến cảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

anh ta đang cùng lão thủ trưởng sung sướng chúc tụng nhau. Lúc này cô mới nhận ra

rằng: “Tôi cứ tưởng cái gì tôi cũng biết, nhưng có một cái tôi không hề biết là người

ta có nhiều cách thay lòng đổi dạ, nhiều kiểu bỏ người tình ngon lành lắm”. Có lẽ đọc truyện của Thu Huệ hẳn nhiều người cũng phải giật mình vì tác giả đã chọn được một hiện tượng mà lột rõ bản chất thật thẳng thắn và sắc sảo. Viết về những bi kịch tình yêu ấy, chị vừa cảm thông với người phụ nữ, vừa căm phận với thế giới đàn ông – nguyên nhân gây ra đau khổ cho đàn bà. Ở điểm này, chúng ta có thể thấy, nhà văn Võ Thị Hảo gần với Thu Huệ. Trong truyện Võ Thị Hảo rất hay định nghĩa về đàn

ông: “đàn ông là một cái gì đó bậm bịch, khen khét và thô bỉ” (Lan môi đồng trinh).

Lại có khi là tiếng thét: “Tao nguyền rủa mày. Tất thảy. Tất thảy lũ đàn ông các

người đều độc ác! Độc ác!” (Biển cứu rỗi). Tuy nhiên, Võ Thị Hảo chưa nhìn đàn ông trong tính đa dạng, nhiều chiều như Nguyễn Thị Thu Huệ. Thu Huệ tỏ ra sắc sảo,

nhiều khi cũng thật “ranh ma” khi miêu tả, phác họa chân dung những đấng, bậc mày

râu. Từ những anh chàng thương gia lạnh lùng, thô lỗ, anh chàng Việt Kiều ki bo, bùn

xỉn, đến một nhà thơ yếu đuối, bệ rạc, chán ngán với cái mặt “méo mó, vẹo vọ như cái

oản bẹp(Tình yêu ơi, ở đâu?). Thu Huệ đã để cho nhân vật của mình độp thẳng vào

mặt đàn ông rằng: “tao ghê tởm mày. Mày là thằng đàn ông bẩn thỉu nhất trên đời mà

tao gặp. Số tao ăn mày nên vớ phải thằng cha căng chú kiết như mày(Phù thủy).

Rồi có lúc chị lại nhìn thấy “mặt mũi những thằng đàn ông giống như suốt đời bị mất

trộm, người thì toàn bùn với đất, phát tởm”. Thông qua những nhân vật chị đã thể

hiện thái độ của mình khi kết luận: “đàn ông rặt một bọn đểu cả(Hậu thiên

đường)…Chỉ có trái tim người phụ nữ nhạy cảm và cái nhìn của một nhà văn có sự quan sát tinh tế mới có thể nhìn thấy và bật nảy ra được những cái tưởng như vặt vãnh đời thường, những tình huống trớ trêu để đưa vào tác phẩm của mình.

Khác với Võ Thị Hảo, khi lý giải nỗi đau của người phụ nữ là thường hướng vào các lý do khách quan như: những triết lý, tôn giáo, đạo vợ chồng, công, dung, ngôn, hạnh. Số phận những người phụ nữ chịu sự chi phối của quá nhiều yếu tố mà dường như yếu tố nào cũng là gánh nặng với họ. Ngược lại Nguyễn Thị Thu Huệ lại dám chỉ ra những lý do chủ quan làm nên bi kịch. Đó chính là sự nhu nhược, nhẹ dạ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhận xét mẹ: “tại mẹ một phần. Tại sao mẹ sống đơn giản và nhu nhược thế, đấy

không phải là lòng tốt đâu. Bố có xấu, có bỏ mẹ, một phần vì mẹ”. Còn với Vang

(Người đàn bà ám khói) thì thừa nhận: “ đàn bà mà. Nó có lắm những cái nhu cầu ham muốn lặt vặt”, người phụ nữ (Hậu thiên đường) kết luận: “hóa ra đàn bà, ai cũng có khả năng đặc biệt giống nhau: yêu đương, ghen tuông và cuồng si”. Rồi lại có những nhân vật quá cầu toàn trong tình yêu hoặc đùa giỡn với tình yêu như Sao

(Giai nhân), Vang (Người đàn bà ám khói),

Khi viết về những con người trải nghiệm nỗi đau trong tình yêu, Thu Huệ đã mạnh dạn chỉ ra những nguyên nhân chủ quan để cảnh báo họ trong hành trình đi kiếm tìm tình yêu, bến bờ hạnh phúc. Cùng với lối viết dịu dàng, đằm thắm mà bén ngọt, truyện ngắn của chị bộc lộ sự đồng cảm, sẻ chia với những con người, những thân phận người, những cuộc đời sống quanh mình.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)