Ngôn ngữ đối thoại đậm chất dung tục đời thường

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 87 - 88)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.2.3. Ngôn ngữ đối thoại đậm chất dung tục đời thường

Khi xây dựng ngôn ngữ nhân vật, Nguyễn Thị Thu Huệ luôn quán triệt nguyên lý ngắn gọn hàm súc. Chị không miêu tả nhiều, mà chỉ tập trung vào những lời thoại có khả năng chứa đựng những rung động tâm lý con người hoặc giữ vai trò như những chiếc máy phát năng lượng thẩm mỹ. Bởi thế, nhà văn chỉ cần để nhân vật xuất hiện với vài lời thoại là tự nó đã bộc lộ rõ bản chất hoặc tâm hồn mình trước thế giới.

Chẳng hạn, đây đúng là lời lẽ tàn độc ô trọc của kẻ chỉ biết đến đồng tiền: “Vứt mẹ

cái bằng đại học của cô đi, sử với chả sách. Ông giáo chủ nhiệm tôi năm lớp mười hôm nọ tôi thấy đi bán sổ số kia kìa, tôi thương hại mua cho vài bộ, thiếu nước ông ta vái sống tôi.” (Tình yêu ơi, ở đâu?). Nhà văn cũng thật sắc sảo khi xây dựng ngôn

ngữ cho một cô gái quê ít học: “Ấy bà biết không? Cháu “nà” có bốn đám hỏi nhưng

cháu “nà” đéo ưng đám nào. Toàn “nà” đồ chó dái”; “Nàm” thử vài việc chả ra cái gì mà về quê “nại” gặp bọn chó dái. Đéo về nữa. Đéo có tiền tiêu khổ “nắm” (Của để dành). Còn trong Coi như không biết nhân vật xuất hiện với ngôn ngữ đậm chất

giang hồ, bất cần “Thì đấy. Cái bọn nhắn tin đểu vào điện thoại anh đòi nợ em đấy.

Cái gì thì cho qua. Chứ vấy bẩn vào người yêu của nhau như thế phải xử”…

Dùng ngôn ngữ suồng sã dung tục, một mặt nhà văn đã tạo ra được sức hấp dẫn từ chính sự gần gũi, tươi rói của ngôn từ đời sống, mặt khác nhà văn đã lột tả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đúng bản chất của nhân vật. Nhưng nếu đối sánh với các nhà văn thế hệ trước và cùng thời, ta thấy ngôn ngữ dung tục đã được đưa vào văn xuôi với mật độ khá dày. Nguyễn Huy Thiệp có lẽ đã tiêu biểu cho kiểu nhà văn ưa lối nói này. Ông thường để nhân vật xuất hiện với tận cùng của cá tính. Bởi thế, mật độ những câu chửi thề trong

truyện ngắn của nhà văn này khá nhiều: “Mẹ cha mày, mày ăn nói với bố thế à?”,

“Mẹ cha mày, thế mày nâng bát cơm lên miệng hàng ngày mày có nghĩ gì không?”

(Lời lão Kiền trong Không có vua). Ông cũng “tỉnh queo” khi đặt vào miệng nhân vật

những câu đại loại như: “Mẹ mày…tao cho mày ăn cứt…” (Phẩm tiết),cứt” là câu

nói cửa miệng của nhân vật Trương Chi (Trương Chi)…Ngay cả ở nhà văn nữ như Y

Ban, người ta cũng thấy chị không ngần ngại quẳng cho nhân vật những từ ngữ dung

tục để miêu tả “cái quần lót” có một không hai của bà Nhanh khi bà say sưa kể về nó:

Quần em bé (bà dùng từ rất mĩ miều) cứ rách đũng mà vứt đi đi thì lấy đâu cho xuể. Cái đũng nào rách cô thay bằng cái đũng khác, chỉ mất đi một mảnh vải bằng bàn tay, đấy cái quần của cô đây này, cô đã thay tất cả 12 lần đũng rồi đó, mặc vào vẫn tốt chỉ có điều cái cục nổi bị to quá khi nằm hơi bị cộm” (Cẩm cù).

Sử dụng ngôn ngữ dung tục có tác dụng kéo văn chương gần với đời sống, gần với độc giả. Nhưng nếu quá lạm dụng những từ ngữ loại này hoặc dùng từ quá thô thiển, trơ trẽn, tục tĩu sẽ làm bạn đọc cảm thấy “sốc”, khó chịu, đỏ mặt mỗi khi đọc cũng như giảm tính nghệ thuật của tác phẩm. Nguyễn Thị Thu Huệ tỏ rõ sắc sảo, bản lĩnh khi đưa ngôn ngữ dung tục vào tác phẩm nhưng với sự dịu dàng của một nhà văn nhạy cảm, chị đã dừng lại ở đúng giới hạn cần thiết bởi thế chị không bị sa vào tình trạng quá đà kiểu như Nguyễn Huy Thiệp, Y Ban…Ngôn ngữ dung tục trong tác phẩm của chị phát huy tác dụng tối đa trong việc lột trần bản chất của nhân vật mà không rơi vào tình trạng thô thiển, trơ trẽn. Đấy là nét đáng ghi nhận trong việc điều khiển ngôn từ phục tùng ý tưởng người viết của Nguyễn Thị Thu Huệ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 87 - 88)