Khai thác triệt để ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 83 - 86)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.2.1. Khai thác triệt để ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Tiếp thu những thành tựu của người đi trước, Nguyễn Thị Thu Huệ nhanh chóng tìm cho mình một hướng đi riêng trong việc khắc họa ngôn ngữ nhân vật. Từ quan niệm đi sâu vào con người tự ý thức, Nguyễn Thị Thu Huệ không đứng tách biệt, nói giọng quyền uy để kể về nhân vật mà thường hòa vào ngôn ngữ nhân vật, kể theo điểm nhìn của nhân vật để đi sâu khám phá trực tiếp thế giới tâm hồn. Bởi thế, nhân vật của chị thường nghĩ nhiều hơn nói. Họ luôn đối diện với chính mình trong những khoảng suy tư bất chợt. Vì vậy, ngôn ngữ của họ được tái hiện chủ yếu là ngôn

ngữ độc thoại. “Độc thoại nội tâm cũng là hình thức đối thoại của nhân vật, trong đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuyện với mình, một mình đóng cả hai vai người nói và người nghe…”[10 - 77].

Loại ngôn ngữ này giữ vai trò thống lĩnh trong nhiều truyện như: Tân cảng, Hậu

thiên đường, Giai nhân, Phù thủy, Cát đợi, Biển ấm, Thành phố không mùa đông, Người đi tìm giấc mơ, Rồi cũng tới nơi thôi…..

Ngôn ngữ độc thoại được thể hiện ở nhiều dạng như tự bạch, đối thoại với người vắng mặt, viết nhật ký, đối thoại trong độc thoại…có khả năng khơi sâu hơn nỗi đau câm lặng của con người.

Dạng truyện ngắn tự bạch là nét mới của truyện ngắn hôm nay khi con người cá nhân được chú trọng thì việc tự nói lên tiếng nói của chính mình là việc cần thiết. Trong truyện ngắn của Thu Huệ, dạng truyện tự vấn, tự bạch và ngôi kể thứ nhất chiếm khá nhiều trong toàn bộ tác phẩm của chị. Cả những truyện viết theo ngôi kể

thứ ba thì cũng có những truyện được viết dưới dạng tự bạch như: Tình yêu ơi, ở đâu?

Hình bóng cuộc đời, Một chiều mưa, Một nửa cuộc đời,…Biểu hiện của tự bạch là

nhân vật xưng tôi, “điểm quy tâm là ở nhân vật tôi”[50 - 7]. Nhân vật tôi thường kể

chuyện mình, bộc bạch những nỗi niềm, suy nghĩ, cảm xúc của chính mình. Thu Huệ đã biết đi sâu vào những khoảnh khắc tâm trạng của con người để họ tự bộc lộ nỗi lòng. Thường bắt gặp trong truyện của Thu Huệ là những tâm trạng được tự do bộc

bạch như thế này: “Tôi bỗng sợ con người quá. Tôi biết đi đâu bây giờ” (Thành phố

không mùa đông), hay tâm trạng đau đớn đến tột cùng: “bỗng nhiên, chiều nay tôi muốn chết một cách kì lạ” (Đêm dịu dàng). Dường như trong truyện của Thu Huệ không còn hình bóng tác giả. Chỉ có nhân vật với tâm trạng của họ được tự bộc bạch với những cung bậc khác nhau, và nó có vị trí quan trọng trong việc thể hiện cảm xúc tư tưởng của tác giả qua cảm xúc tư tưởng của nhân vật. Qua đó cho thấy rằng, Thu Huệ là người rất chú ý khai thác tiếng nói cá nhân của mỗi con người với những tâm tư tình cảm, những ham muốn rất mực con người.

Bên cạnh độc thoại nội tâm dưới dạng tự bạch, truyện ngắn của Thu Huệ cũng chọn dạng ngôn ngữ độc thoại nội tâm dưới dạng nhật ký để khám phá con người với

mọi ý nghĩ, cảm xúc chân thực nhất. Cùng với việc diễn tả tâm trạng người mẹ (Hậu

thiên đường), Thu Huệ bộc lộ tâm lý của đứa con gái qua những trang nhật ký. Đó là những ý nghĩ trong trẻo, thơ ngây đến khờ khạo của một đứa trẻ thiếu vắng người cha mà không có sự chăm sóc của người mẹ bên cạnh. Những trang nhật ký là những trang độc thoại nội tâm và cũng là người bạn tri kỉ nhất mà đứa trẻ còn non nớt gửi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gắm tất cả những ý nghĩ, những cảm xúc từ những cái con con vặt vãnh đến những

quan niệm về tình yêu, về cuộc đời: “Ngày. Hôm nay đang ngồi trong lớp đợi mưa

tạnh, chợt thấy cuối đường một chị che cái ô đỏ. Đẹp thế không biết…”, “Ngày. Sao mẹ hay về khuya thế. Mình mà như mẹ, mình sẽ lấy chồng”, “Mình thích anh ấy vì mắt anh ấy đẹp”, “Ngày. Mình nhớ anh ấy quá. Hai ngày không thấy anh ấy đâu. Hay anh ấy ốm rồi. Đi học về, mình cứ thấy ngơ ngác thế nào ấy. Bỗng nhiên anh ấy hiện ra ở đầu đường: bé con, mấy ngày vừa rồi anh phải có phi vụ làm ăn. Nhớ em quá, phải đón em đây.Ối giời ơi, sao mình sung sướng thế. Mình yêu anh ấy mất rồi. Mẹ bảo cái bọn đàn ông rặt một loạt đểu cả, đừng nên tin ai. Mình thì thấy ai cũng đáng tin hết, nhất là anh”. Những tâm sự thầm kín của con gái tuổi mới lớn khiến người mẹ hốt hoảng nhận ra con gái đang lao vào một tình yêu mù quáng với một người đàn ông đã có vợ và hai con, một gã sở khanh vừa lợi dụng thân xác, vừa bòn

rút của người con gái từng đồng một. Người mẹ như sụp xuống với tâm trạng “tôi

thẫn người”, “tôi lặng người”, “tôi có cảm giác như mình bỗng hóa thành đá”, “tôi lặng lẽ ra sân”, “tôi trở thành một người khác” rồi “giống như một người điên”, “cuồng điên, tiếc nuối và bất lực”. Như vậy, độc thoại nội tâm qua những dòng nhật ký là cách thể hiện nội tâm của con người một cách chân thực nhất. Đồng thời cách viết nhật ký cũng tạo khả năng biểu hiện con người trong nhiều khoảng thời gian của đời người. Từ những tâm sự của con, khiến người mẹ ý thức được sự vô trách nhiệm

của mình: “Hóa ra lâu nay, tôi đi đường tôi, còn con gái thì tự tìm một đường mà

đi…”. Người mẹ nhận ra lỗi lầm của mình, chị lao đi tìm con trong đêm tối nhưng đã

bị chết vì tai nạn. Linh hồn của chị biến thành gió đi tìm con, cố giằng con gái ra khỏi tên sở khanh.

Trong khi độc thoại nội tâm, nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ rất ưa thích cách nói hình ảnh, ví von, cấu trúc so sánh tạo nên sự uyển chuyển, nhịp nhàng về giọng điệu, cân đối về cú pháp và có sức gợi cảm lớn. Đặc biệt nhân vật thường dùng cách nói dân gian, tiếp nối và phát triển ý nghĩa của các thành ngữ, quán ngữ tạo sự gần gũi, sinh động và giàu sức biểu cảm cho ngôn ngữ độc thoại. Chẳng hạn: Trồng cây gì thì ăn quả nấy, gieo gì thì gặt nấy, đâm lao thì phải theo lao, ba đầu sáu tay, đàn bà chửa thì cửa mả, đông như kiến, dịu dàng như thỏ, vết sẹo như con giun…Nhờ thế mà những suy tư, day dứt của nhân vật cũng dễ dàng thấm sâu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vào tâm hồn bạn đọc hơn, bạn đọc thấu hiểu và sẻ chia với nhân vật một cách tự giác chính từ sự rung cảm thực sự bên trong.

Như vậy, với quan điểm tối giản lược đến mức tối đa sự xuất hiện của sự kiện, truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ đã tìm đến ngôn ngữ độc thoại như một điều tất yếu. Triển khai loại ngôn ngữ này, nhà văn đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc liên kết văn bản và tạo tính logic cho mạch tự sự. Bên cạnh đó, khi khép mình vào những suy nghĩ bên trong, ngôn ngữ nhân vật thể hiện trạng thái tâm lý của con người trong xã hội hiện đại. Con người cô đơn, yếu đuối không điểm tựa, hay con người nhạy cảm, thức thời, con người khủng hoảng niềm tin trước sự đổ vỡ, con người thấp thỏm, bất an trước bão táp cuộc sống,…

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)