Giọng phân tích, chiêm nghiệm, triết lý

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 93 - 100)

7. Cấu trúc của luận văn

3.5.3.Giọng phân tích, chiêm nghiệm, triết lý

Đây là giọng điệu thường thấy trong các truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Trải qua những bước chuyển, những biến cố trong cuộc đời, các nhân vật của chị thường rất nhạy cảm, biết suy xét và nhận ra sự thực đời mình. Nỗi đau quá khứ và sự trống rỗng hiện tại là điều luôn giằng xé các nhân vật. Tự ý thức chính là nhu cầu của chính bản thân nhân vật, vì vậy họ thường chiêm nghiệm, phân tích, lý giải.

Cô gái (Đêm dịu dàng) trong giây phút đau đớn bẽ bàng chợt nhận ra sự bỉ ổi

của người yêu, người cô vẫn tôn thờ thì anh ta lại mượn tay thủ trưởng làm trò đểu

giả để có cớ bỏ cô. Cô đau đớn thất vọng, nhận ra: “Cái gì tôi cũng trải qua. Hạnh

phúc. Đau khổ. Cô đơn. Hờn giận. Có tất. Mỗi chết là chưa biết thôi…Hóa ra, là như vậy. Tôi cứ tưởng cái gì tôi cũng biết. Nhưng có một điều tôi không hề biết là người ta có nhiều kiểu thay lòng đổi dạ, nhiều kiểu bỏ người tình, ngon lành lắm”.

Sự phân tích chiêm nghiệm trong truyện ngắn của chị thường vượt ra khỏi phạm vi cá nhân để vươn tới sự khái quát có ý nghĩa với số đông: con người, đàn ông, đàn bà,

con gái, người ta,…Đây là sự chiêm nghiệm về bản chất con người: “Hóa ra. Con

người. Từ lúc sinh ra đến lúc chết đi ai cũng đi chung một con đường. Vừa giống, lại vừa khác. Người may mắn thì ít vào ổ gà. Người đen đủi thì hay rơi xuống hố. Nhưng sự bắt đầu và kết thúc thì giống nhau cả” (Biển ấm), “Sao con người phức tạp thế. Bão tố và bình yên. Nó là cái gì nhỉ? Bão tố của người này là bình yên của kẻ khác.” (Dĩ vãng), “Đời người ngắn ngủi lắm.” (Cầu thang), “Đời người. Hình như ai cũng có một cái thú riêng. Thú kiếm tiền. Thú tiêu tiền. Thú ăn ngon. Thú mặc đẹp. Thú nói xấu sau lưng người khác. Thú chọc gậy bánh xe.” (Giai nhân)…Những điều chiêm nghiệm trong truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ là cõi nhân sinh thật thấm thía. Qua sự đúc kết từ gan ruột của mình, chúng ta nhận thấy con người theo chị không phải là những thánh nhân, họ không gánh vác trên vai những trọng trách dời non lấp bể. Họ không phải là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những anh hùng, danh nhân hay nhà khoa học mà họ là những con người trong đời thường với tất cả mặt xấu – tốt, thiên thần và ác quỷ. Họ có những khao khát rất “đời”, họ có những suy nghĩ, ước mơ lý tưởng sống cao cả nhưng họ cũng mang trong mình sự ích kỉ, thô lỗ cục cằn, thậm chí tàn bạo và cũng không loại trừ cả những xấu xa, lừa gạt, tráo trở…Nhìn nhận con người trong tính “phức tạp” như thế, chị đã thực sự “áp sát” vào cuộc sống để thấy được bản chất của con người để “bắt mạch” và chỉ ra những điểm còn khuyết thiếu giúp con người hoàn thiện hơn.

Sự trải nghiệm, phân tích giúp nhân vật của Thu Huệ giật mình vỡ lẽ ra, ngộ ra những điều mang tính khái quát. Những điều khái quát hoặc chân lý ấy thường được

kết luận bằng những từ ngữ có ý nghĩa thức tỉnh như: “hóa ra”, “thường thì”, “thế mới

biết”, “bây giờ thì tôi hiểu”, “bây giờ thì tôi biết”… “Hóa ra. Những người cứ bị người tình bỏ là làm được thơ. Các nhà thơ, toàn thất tình cả.” (Dĩ vãng), “Thường thì người ta không ý thức những chuyện, chi tiết đầu tiên của một sự việc kéo dài suốt cuộc đời” “càng ngày càng rõ nét theo thời gian” (Với tay là đến)…Sự chiêm nghiệm đôi khi trở thành những triết lý, dù tính chân lý của nó có được kiểm chứng hay không

nhưng rõ ràng nó rút ra từ ruột gan của nhân vật: “Ăn cũng là một hạnh phúc. Ngủ cũng

là một hạnh phúc. Yêu cũng là một hạnh phúc” (Người đàn bà ám khói), “…đừng giữ gì chặt quá. Đừng yêu thương ai hay đồ vật gì quá. Rồi cũng tuột ra khỏi tay thôi”(Không thể kết thúc). Những đúc kết, chiêm nghiệm Thu Huệ viết mà như lời nhắn nhủ từ những trải nghiệm sâu cay của nhiều cuộc đời chị chứng kiến.

Cuộc sống vận động không ngừng về phía trước nhưng không có nghĩa là nó tẩy chay mọi kinh nghiệm của quá khứ. Những kinh nghiệm này đã được Nguyễn Thị Thu Huệ đúc kết thật sâu sắc dưới những triết lý dân gian. Đó là thuyết nhân quả ở

đời “mọi thứ đều có giá của nó”; “trồng cây gì ăn quả nấy”; “gieo gì gặt nấy” ; “của

đi thay người” trong Thiếu phụ chưa chồng, Hậu thiên đường, Phù thủy, Xin hãy tin em, Chúng ta cần suy nghĩ về chuyện này,…Sự chiêm nghiệm và triết lý trong tác phẩm của Thu Huệ thướng hướng vào tìm hiểu con người, thời cuộc, thế gian…Nó trả lời cho những câu hỏi “Con người là gì?”; “Cuộc sống là gì?”; “Đàn ông như thế nào?”; “Đàn bà ra sao?”…

Từ triết lý về con người, tình yêu, cuộc sống…Nguyễn Thị Thu Huệ đã cho thấy sự cởi mở trong suy nghĩ, tư duy, sự sắc sảo trong cách tiếp cận và lý giải vấn đề. Sự chiêm nghiệm, triết lý của Thu Huệ được khúc xạ qua những hình tượng nghệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thuật sống động nên có khả năng tạo dư ba và kích thích sự khám phá và trải nghiệm từ bạn đọc.

Có thế nhận thấy, giọng điệu phân tích, chiêm nghiệm không phải là hướng đi riêng của Nguyễn Thị Thu Huệ mà là giọng chủ lực của truyện ngắn hiện nay. Nhưng có lẽ, ít có nhà văn nào tạo được những phương thức chuyển tải giọng điệu đa dạng và sử dụng linh hoạt như chị. Qua giọng điệu, ta thấy được quan niệm của chị về con người và những căn nguyên sâu xa dẫn đến nỗi khổ, bất hạnh của con người, những vấn đề nhức nhối của cuộc sống đương đại. Bởi vậy, đọc truyện ngắn của chị, người đọc như được tham dự vào đời sống của nhân vật thông qua giọng kể thiên về xu hướng biểu đạt thế giới tâm hồn con người bằng những suy tư và quá trình tự nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

1. Nguyễn Thị Thu Huệ gia nhập làng văn và gây được tiếng vang ngay từ tác

phẩm đầu tiên Hậu thiên đường với một dấu ấn riêng. Trong dòng chảy chung của

văn học đương đại ta có thể dễ dàng nhận ra một Thu Huệ sắc sảo, bạo liệt mà vẫn dịu dàng, đằm thắm bên cạnh một Y Ban dịu dàng mà riết róng, trào lộng mà suy tư, Phan Thị Vàng Anh dí dỏm thâm trầm, Lý Lan sắc sảo, Đỗ Bích Thúy mềm mại, quyết liệt. Mỗi tập truyện của chị ra đời đều thu hút được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc và giới phê bình. Với những thành công nhất định trên văn đàn chị vẫn tiếp

tục viết, tiếp tục con đường văn chương, bởi chị “không bao giờ nghĩ mình sẽ bỏ viết

vì bất cứ điều gì mà ngược lại, càng ngày, tôi càng sốt ruột với việc mình chưa dành cho việc sáng tác nhiều thời gian, không gian riêng hơn” [52]. Với suy nghĩ nhiệt huyết như vậy, chúng ta tin tưởng rằng Nguyễn Thị Thu Huệ sẽ đi xa hơn và có nhiều đóng góp hơn nữa cho sự phát triển của văn học nước nhà.

2. Trên dòng mạch chung của truyện ngắn sau 1975, truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ đã “áp sát” hiện thực cuộc sống, một hiện thực nhiều chiều “như nó vốn có”. Chị đã đi sâu vào thế giới tâm hồn con người, nắm bắt những chuyển biến tinh tế qua những “khoảnh khắc” nên tạo ấn tượng ở cả bề rộng lẫn bề sâu. Chị khám phá con người ở góc nhìn đời tư trong những không gian hẹp với những quan hệ rất đời thường, đi sâu vào những cảnh đời bức bối, ngột ngạt và đau đáu cùng nhân vật trong hành trình đi tìm bình yên, hạnh phúc.

Nguyễn Thị Thu Huệ không lẩn tránh những vấn đề gai góc khi phải mổ xẻ phân tích tâm lý con người cùng thời với mình, những thân phận cuộc đời với bao tâm trạng buồn vui, yêu ghét, giận hờn. Phát hiện và miêu tả đời sống đương đại, Thu Huệ đã chỉ ra một khúc quanh ghê gớm đã xuất hiện, nó đang xô đẩy bằng một sức mạnh ma mị đối với con người – vốn là một cá thể sinh động và riêng biệt – nay có nguy cơ rơi vào cách sống xa lạ của đám đông, nhiễm tâm lý đám đông, dồn tụ cả một khối lớn những người là người nhưng lại vô cảm ngay chính với đồng loại. Nguyễn Thị Thu Huệ đã phát hiện ra những điều đó mà thúc hồi chuông “báo động” với tất cả mọi người chúng ta. Đó là một lời cảnh báo thiết thực, cần thiết đối với đời sống của những con người đương thời. Cái góc nhìn và phát hiện đời sống đương đại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với bao bất ổn, bất an của Nguyễn Thị Thu Huệ là một trong những đóng góp nổi bật ở tác giả này.

3. Tìm hiểu truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ chúng ta nhận thấy một thế giới nhân vật đa dạng và nghệ thuật trần thuật độc đáo. Chị tỏ ra sắc sảo khi viết về cuộc sống, về con người trong cuộc sống đời thường với những tâm tư, tình cảm, ẩn ức của họ. Nhân vật trong truyện ngắn Thu Huệ thiên về biểu hiện tâm trạng. Nhà văn hay dành một khoảng thời gian để nhân vật giải thích, chiêm nghiệm hay dằn vặt để tự thức tỉnh, tự hoàn thiện nhân cách. Nhiều hình thức nghệ thuật đã được Thu Huệ khéo léo đan cài, sử dụng phù hợp trong việc biểu đạt tâm trạng – đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật như độc thoại nội tâm dưới dạng tự bạch, viết nhật kí, đối thoại trong độc thoại. Đọc truyện ngắn của Thu Huệ có lúc chúng ta thấy chị dùng giọng khinh bạc, xót xa, cũng có lúc lại thấy giọng điệu phân tích, chiêm nghiệm, triết lý, cũng có lúc lại là giọng mỉa mai, châm biếm, lạnh lùng. Dù sử dụng giọng điệu gì thì chị cũng để lại dấu ấn khó quên trong lòng người đọc, khơi gợi nhiều khả năng đối thoại và suy ngẫm. Với lối viết của riêng mình, Thu Huệ đã góp một tiếng nói làm phong phú thêm bức tranh văn xuôi nữ đương đại.

4. Nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ cho thấy chị là một nhà văn có trách nhiệm với nghề, có tìm tòi, thể nghiệm và đổi mới cảm hứng sáng tạo và bút pháp thể hiện. Những tập truyện chị viết trước năm 2012 thường phản ánh số phận con người đặc biệt là người phụ nữ cùng những vấn đề trong tình yêu và hôn

nhân gia đình. Gần đây, khi chị cho ra mắt văn đàn tập truyện ngắn Thành phố đi

vắng năm 2012 với 14 truyện thì những tác phẩm của Thu Huệ hướng ra những vấn

đề của xã hội hiện đại hôm nay, đề cập tới những vấn đề “nóng” của hiện thực. Đó là một xã hội bất an, ẩn trong đó là vô vàn những vấn đề nhức nhối, tình người trong cộng đồng đang mất dần, cái chết ngày càng nhiều, luôn hiện hữu, những giá trị đạo đức, tinh thần xuống cấp… Bằng “gia tài” truyện ngắn của mình, Nguyễn Thị Thu Huệ đã cho thấy sự gắn bó với thể loại và một sự dẻo dai, tâm huyết trong lao động sáng tạo. Với những thành tựu của mình, chị đã tạo nên một dấu ấn phong cách độc đáo trong văn xuôi Việt Nam đương đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh (1996), “Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể

loại”, Tạp chí văn học, (9).

2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học QGHN.

3. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong thơ văn hiện đại”, Tạp chí Văn

học, (9).

4. Kim Dung (1994), “Đọc hồi ức Bến trần gian”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (11).

5. Đặng Anh Đào (1993), “Hình thức mới trong truyện ngắn hôm nay”, Tạp chí

văn học, (3).

6. Trần Thanh Địch (1998), Tìm hiểu truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới.

7. Hà Minh Đức (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

8. Võ Thị Hảo (1996), “Truyện ngắn – sự trớ trêu trong khung hẹp”, Tạp chí Diễn

đàn Văn hóa văn nghệ VN, (10).

9. Phạm Hoa (1993), “Đọc sách “Cát đợi” của Nguyễn Thị Thu Huệ”, Tạp chí

Văn nghệ Quân đội, (5).

10. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục.

11. Nguyễn Việt Hòa (2003), “Lãng quên và hi vọng. Nhân đọc Nào ta cùng lãng quên

– tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ”, Tạp chí VH – VN Công an, (12).

12. Nguyễn Thị Thu Huệ (1992), Cát đợi, Nxb Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Thu Huệ (1993), Hậu Thiên Đường, Nxb Hội Nhà văn.

14. Nguyễn Thị Thu Huệ (1995), Phù Thủy, Nxb Văn học.

15. Nguyễn Thị Thu Huệ (2001), 21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nxb Hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà văn.

16. Nguyễn Thị Thu Huệ (2003), Nào, ta cùng lãng quên, Nxb Hội Nhà văn.

17. Nguyễn Thị Thu Huệ (2006), 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nxb Văn học.

18. Nguyễn Thị Thu Huệ (2012), Thành phố đi vắng, Nxb Trẻ.

19. Đoàn Thị Đặng Hương (1996), “Những ngôi sao nước mắt”, Báo Văn nghệ trẻ.

20. Lê Thị Hường (1994), “Quan niệm con người cô đơn trong truyện ngắn hôm

nay”, Tạp chí VH, (2).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

22. Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb

KHXH.

23. Nguyễn Văn Lưu (1997), Luận chiến văn chương, Nxb VH.

24. Phương Lựu (1998), “Suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sỹ”, Tạp chí Tác phẩm

mới, (3).

25. Nhiều tác giả (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục.

26. Nhiều tác giả (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

27. Nhiều tác giả (2002), Truyện ngắn bốn cây bút nữ: Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị

Hảo, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nxb Văn học.

28. Nhiều tác giả (2005), “Trò truyện với những người viết trẻ trưởng thành sau

30/4/1975”, VN trẻ, (18,19).

29. Vũ Thị Tố Nga (2005), “Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn

Nguyễn Thị Thu Huệ”, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học sư

phạm Hà Nội.

30. Nguyên Ngọc (1991), “Văn xuôi sau 1975, thử thăm dò đôi nét về quy luật

phát triển”, Tạp chí VH, (4).

31. Nguyên Ngọc (1992), “Diện mạo riêng của vụ mùa này”, Báo Việt Nam, (7).

32. Phạm Xuân Nguyên (1994), “Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay”, Tạp chí

VH, (2).

33. Vương Trí Nhàn (1996), “Phụ nữ và sáng tác văn chương”, Tạp chí VH, (6).

34. Vương Trí Nhàn (1998), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn.

35. Hồ Phương (1994), “Thế hệ thứ ba”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

36. Nguyễn Hoàng Sơn (2000), Thu Huệ từ giải “Tác phẩm tuổi xanh” đến tặng

thưởng của Hội nhà văn, Tranh luận văn học, Nxb VH.

37. Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, (2006), Từ điển thuật ngữ văn

học, Nxb Giáo dục.

38. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục.

39. Trần Đình Sử (2005), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục

40. Bùi Việt Thắng(1986), “Chân trời của truyện ngắn”, Báo VN, (20).

41. Bùi Việt Thắng (1993), “Khi người ta trẻ - tản mạn về truyện ngắn của những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

42. Bùi Việt Thắng (1994), “Năm truyện ngắn dự thi của một cây bút trẻ”, Tạp chí

Văn nghệ Quân đội.

43. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và truyện ngắn thể

loại, Nxb ĐHQG.

44. Bích Thu (1995), “Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau năm 1975 qua

hệ thống mô típ chủ đề”, Tạp chí VH, (4).

45. Bích Thu (1996), “Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975”, Tạp chí văn

học, (9).

46. Bích Thu (1999), Nam Cao về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

47. Bích Thu (2001), “Văn xuôi của phái đẹp”, Tạp chí Sông Hương, (145).

48. Lý Hoài Thu (2003), “Những truyện ngắn hay”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (12).

49. Nhật Tuấn (2013), “Một thành tựu văn xuôi hiện đại”, Báo Văn nghệ, (10).

50. Hồ Sỹ Vịnh (2002), “Thi pháp truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ”, Báo

VN, (35).

51. Dương Thùy Chi (2013), Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ: Lạnh lùng câu chữ, xa

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 93 - 100)