Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 63 - 65)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

Ngoại hình là một khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bên ngoài của nhân vật, từ diện mạo, trang phục, hình dáng cho đến cử chỉ, tác phong…Văn học thường sử dụng các chi tiết để miêu tả chân dung, ngoại hình của nhân vật, sự miêu tả ấy có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người kể chuyện hoặc qua cái nhìn của một nhân vật khác. Để nhân vật trở nên sinh động, hấp dẫn đối với người đọc thì ngoài hoạt động, tính cách, thế giới nội tâm thì

ngoại hình của nhân vật đóng vai trò khá quan trọng, bởi “ngoại hình nhân vật được

thể hiện sinh động sẽ góp phần bộc lộ tính cách nhân vật, đặc biệt nó có tác dụng khá rõ trong việc cá biệt hóa nhân vật” [7 -134].

Người xưa thường có câu “Nhìn mặt mà bắt hình dong”, ngoại hình cũng gợi liên tưởng tới tính cách, phẩm chất con người. Từ đó, Thu Huệ kết hợp việc sử dụng ngôn ngữ đặc tả, so sánh ví von để khắc họa ngoại hình nhân vật. Và trong các truyện ngắn của chị cũng đã có khá nhiều nhân vật gây được ấn tượng với độc giả bằng

ngoại hình. Anh chàng thi sĩ trong Tình yêu ơi, ở đâu? có “bộ mặt gầy và xanh, môi

chàng thâm lại vì rượu. Những cái râu mọc xiên xẹo, không hàng lối,…tóc rối tung trên đầu, áo quần xộc xệch” dường như đối lập hẳn với Bình –một anh bộ đội phục

viên “có khuôn mặt đẹp một cách cứng cỏi, rất đàn ông” và “giọng anh trầm ấm,

chắc nịch. Mái tóc anh lấm tấm bạc. Khuôn mặt trầm tĩnh, đôi môi rộng, khi cười trông sang trọng và quyến rũ. Nhìn anh, nguời ta có thể gửi cả lòng tin của mình. Anh bình thản nói chuyện chứ không vồ vập hay bẻm mép”. Giữa hai người đàn ông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ấy, việc Quyên lựa chọn ai làm chồng là điều không cần phải đắn đo, suy nghĩ. Anh chàng thi sĩ nọ không thể và không bao giờ có thể mang lại một gia đình chăm sóc chu đáo cho Quyên được. Điều đó Quyên chỉ có thể tìm thấy ở Bình – một người đàn ông trách nhiệm, đặc biệt là khi được chứng kiến căn nhà nhỏ được bố trí gọn gàng

ngăn nắp của Bình, Quyên càng thêm tin tưởng anh. Hay Nàng trong X – Men có mùi

trường đua, là cô gái “cao một mét bảy, tóc suôn dài, mặt đẹp, da không mụn hay ghẻ lở ngày bé để lại dấu vết, xuất thân từ người mẫu thời trang bỏ nghề, đọc sách tâm lý tình cảm nhiều, đọc báo hàng ngày, xem ti vi các chương trình thời sự, phóng sự, nàng có giá riêng”, điều đó lý giải vì sao Nàng lại được nhiều người đàn ông say mê và tìm kiếm…Có thể thấy trong miêu tả ngoại hình, Nguyễn Thị Thu Huệ đã không sao chụp máy móc chân dung các nhân vật mà chỉ phác họa bằng một vài nét thoáng qua ấy lại có giá trị tạo hình, có ý nghĩa lớn trong việc bộc lộ con người nhân vật.

Khi nhìn nhận người phụ nữ ở những cái thuộc về thiên tính, cũng giống như các nhà văn cùng thế hệ, truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ quan tâm nhiều đến vẻ đẹp cơ thể của người phụ nữ và những nhu cầu bản năng của họ. Là vẻ đẹp của làn da, của bộ ngực, đôi chân, những đường cong cơ thể. Đó là vẻ đẹp tự nhiên mà tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ, đánh thức ở họ những khát khao nhục cảm rất người. Khi họ ý

thức được vẻ đẹp ấy, cũng có nghĩa là họ ý thức được giá trị của mình. My (Thiếu phụ

chưa chồng) mang một “vẻ đẹp của cô gái thôn quê khỏe mạnh đang tuổi dậy thì…Người My thấp, chắc lẳn…Khuôn mặt tròn. Hai mắt to. Môi dày và đỏ. Ngực to hông nở. Bà Ngài bên hàng xóm bảo My có bộ ngực và cái mông giết đàn ông…”, hay

Phượng (Sơ ri đắng) có chiếc “cổ cao và thanh, những ngón tay bé xíu…Cặp đùi nhỏ

và tròn…kẻ thèm khát dục vọng thì thấy ở em sự đam mê cuồng dại…”, còn nhân vật

“tôi” trong Rồi cũng tới nơi thôi lại có “cái bụng béo và mát” “mông béo cũng mát lại

tròn”. Đó là vẻ đẹp căng tràn sự sống, vẻ đẹp của tuổi thanh xuân mà tạo hóa ban tặng cho họ. Ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên, quyến rũ của người phụ nữ, Thu Huệ muốn qua đó để nói về sự khao khát đời sống bản năng trong sạch của người phụ nữ.

Bằng những chi tiết miêu tả ngoại hình có chọn lọc, Nguyễn Thị Thu Huệ đã mang đến cho nhân vật của mình sự sinh động riêng. Sự sinh động ấy của nhân vật cũng đã chứng tỏ nỗ lực tìm tòi, khám phá của tác giả về những biểu hiện khác nhau trong đời sống, tính cách con người khi nhà văn coi con người là chất liệu của nhận thức và sáng tạo nghệ thuật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 63 - 65)