Cốt truyện tâm lý

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 67 - 69)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Cốt truyện tâm lý

Kiểu cốt truyện tâm lý, câu chuyện được tổ chức theo mạch vận động của tâm lý nhân vật, những cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng,…Vì thế, cốt truyện tâm lý thường “lỏng lẻo”, khó có thể tìm thấy đầy đủ sự phát triển của các tình tiết. Kiểu cốt truyện này đặc biệt phát huy tác dụng khi nhà văn muốn diễn tả thế giới nội tâm con người, một hiện thực khó nắm bắt hơn rất nhiều so với khám phá cuộc sống bên ngoài.

Cốt truyện tâm lý là kiểu truyện được triển khai dựa trên tâm lý nhân vật với những bức xúc, dằn vặt nội tâm. Nhiều truyện ngắn của Thu Huệ thường thể hiện những thăng trầm trong cảm xúc, suy tư của nhân vật hướng người đọc khám phá

những vỉa tầng sâu kín trong nội tâm con người. Tiêu biểu như các truyện: Cát đợi,

Đêm dịu dàng, Hậu thiên đường, Biển ấm, Thành phố không mùa đông, Còn lại một vầng trăng, Giai nhân, Hoàng hôn màu cỏ úa, Rồi cũng tới nơi thôi, Với tay là đến, Thành phố đi vắng,…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cát đợi là một truyện ngắn đầy ắp tâm trạng. Cũng là một câu chuyện tình đầy

đau khổ bởi sự đợi chờ một tình yêu trong vô vọng. Cát đợi là niềm hạnh phúc vô

biên của một cô gái khi gặp tình yêu đích thực và cũng là nỗi nuối tiếc, thẫn thờ khi không nắm giữ được tình yêu đó. Câu chuyện được thêu dệt bởi những trăn trở, hi vọng về tình yêu, về cuộc đời của một cô gái bằng một giọng kể nhẹ nhàng nhưng không kém phần sắc sảo, nặng suy tư, chiêm nghiệm triết lý đã bộc lộ tài năng của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ.

Còn truyện ngắn Thành phố đi vắng là câu chuyện mang đến cho độc giả một

cảm giác mất mát, xót xa thương cảm cho số phận của cô gái. Lấy điểm nhìn là người vừa đi xa về, cô gái trở lại thành phố xưa với nỗi cô đơn, hẫng hụt, sợ hãi vì mọi thứ

giờ đây đã đổi thay “không còn vẻ náo động của những phố mua bán, người đi lại

sắm đồ. Không thấy các cửa hiệu mở suốt ngày đêm cho khách thập phương. Tất cả có gì đấy như vừa được siết chặt lại về trật tự. Tiếng động cũng khác xưa.” “ không còn sự lộn xộn của cuộc sống thị dân bao đời vẫn thế. Phố vốn dài, giờ thêm lạnh. Người vẫn đông, nhưng hết âm thanh, như những diễn viên câm”. Cô cố gắng đi tìm lại dấu vết của thành phố xưa, con người xưa nhưng tất cả đều vô vọng.

Những câu chuyện trong truyện ngắn của Thu Huệ với những dòng cảm xúc, nội tâm con người – những vui buồn, hờn giận, ghen tuông, sầu tủi, nhớ mong, hạnh phúc…của con người cứ thế được trải rộng ra trên những trang giấy. Đó là sự tủi hổ, bẽ bàng, đau khổ tột cùng của người con gái trước suy nghĩ và hành động quá xảo trá

của người cô yêu (Đêm dịu dàng). Hậu thiên đường là sự dằn vặt, suy tư, ân hận của

người mẹ đã thờ ơ với con gái. Biển ấm là sự xúc động xen lẫn tự hào về tình yêu đẹp

trong quá khứ. Hoàng hôn màu cỏ úa là suy tư của người phụ nữ vì kế sinh nhai mà

đang quên dần đi những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò. X-Men có mùi trường đua

những cảm xúc tươi mới về tình yêu của cô cave với chàng trai mê đua chó. Thành

phố đi vắng là sự hẫng hụt, trống vắng, cô đơn, cô độc của cô gái ngay trong chính thành phố, nơi mà cô sinh ra và trưởng thành.

Khi những truyện ngắn được xây dựng bằng những dòng cảm xúc của nhân vật thì có thể thấy, cốt truyện sự kiện đã bị phân rã và cốt truyện tâm lý đã lấn lướt hiện hữu. Truyện là những mảnh ghép đứt nối giữa hiện tại và quá khứ. Chất keo dính chính là dòng chảy tâm trạng. Những câu chuyện mang cốt truyện tâm lý đã chứng tỏ tài năng của Thu Huệ trong việc thâm nhập vào ngõ ngách sâu kín của nội tâm con

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

người, thấy được những ranh giới giữa yêu thương và căm hận, giữa thiện - ác luôn tồn tại song hành trong đời sống. Đọc truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ, kiểu truyện ngắn không có cốt truyện, người đọc sẽ bị lôi cuốn bởi những dòng tâm trạng cảm xúc và những chiêm nghiệm mang đầy tính triết lý chứ không phải từ các biến cố, hay sự kiện giật gân. Cốt truyện tâm lý đã đem lại những hiệu quả nghệ thuật cao trong việc chuyển tải nội dung tư tưởng cho nhiều truyện ngắn của nhà văn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 67 - 69)