Tài hôn nhân, gia đình

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 27 - 28)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.2. tài hôn nhân, gia đình

Cùng với đề tài tình yêu thì hôn nhân, gia đình cũng là mảng đề tài được Nguyễn Thị Thu Huệ quan tâm, khám phá. Chị khám phá con người ở góc độ đời tư trong những không gian hẹp với sự trăn trở về những bi kịch gia đình và xã hội trước sự xuống cấp của các thang bậc giá trị đời sống. Thu Huệ luôn đi sâu vào những cảnh đời bức bối ngột ngạt và đau đáu cùng nhân vật trong hành trình đi kiếm tìm bình yên và hạnh phúc của đời người.

Thu Huệ hướng ngòi bút của mình viết về những người phụ nữ trong gia đình với bao nỗi niềm, dằn vặt, suy tư. Trong xã hội hiện đại quan hệ vợ chồng, con cái trong gia đình đã bắt đầu lỏng lẻo, rạn vỡ. Người phụ nữ trong gia đình chịu những ảnh hưởng, tác động của ngoại lực, cảm thấy bất ổn trong gia đình, bắt đầu xuất hiện ý thức cá nhân. Trước những biến động cuộc sống đó, họ cố gắng thoát ra khỏi sự ràng buộc gia đình, để kiếm tìm một điểm tựa mới, nhưng cuối cùng họ luôn gặp phải

bất trắc, khổ đau (Hình bóng cuộc đời, Một nửa cuộc đời, Chỉ còn một ngày,…) Chỉ

còn một ngày là những khoảnh khắc ít ỏi của hai vợ chồng khi cuộc hôn nhân của họ không còn cứu vãn được nữa. Chị nhớ về tất cả những kỉ niệm vui buồn của cuộc sống vợ chồng, đặc biệt là những khi chị lẻ loi, cô đơn một mình. Chồng chị không bao giờ hiểu chị, hiểu được những nhu cầu cá nhân ngày càng phong phú, những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

niềm sâu thẳm của người vợ cần sự yêu thương, chăm sóc của chồng, không bao giờ hiểu được những sự tế nhị trong tình cảm vợ chồng cũng không kém phần quan trọng trong hạnh phúc gia đình.

Gia đình là tế bào của xã hội và mọi sự biến đổi của đời sống xã hội đều có tác động, chi phối ít nhiều đến đời sống gia đình. Xã hội thời kì mở cửa, hội nhập, trong nền kinh tế thị trường, mối “quan hệ tiền hàng” đã len lỏi vào từng thành viên trong các gia đình và chi phối cuộc sống của họ, tạo nên những khoảng cách làm mất đi những tình cảm thiêng liêng vốn có trong mỗi người. Khi xã hội mà đồng tiền lên

ngôi, thì trái tim bé nhỏ lại. Ông Cậu trong Nước mắt đàn ông là một người đàn ông

có tài, giỏi kiếm tiền nhưng lại cô độc trong chính ngôi nhà dư thừa về vật chất mà lại vơi cạn tình cảm, tình thân gia đình. Con cái chỉ nói với ông chuyện tiền bạc chứ không có nổi những phút giây ngắn ngủi tâm sự với cha mình.

Qua những trang viết của Thu Huệ chúng ta nhận thấy sự trăn trở và day dứt khôn nguôi về tình trạng tha hóa ngày càng phổ biến trong xã hội, đặc biệt là sự suy

thoái đạo đức ngay trong mỗi gia đình. Của để dành, Tân cảng, Hậu thiên đường,

Những đêm thắp sáng….là những truyện ngắn thể hiện rất rõ cái nhìn có tính phát hiện ấy của Thu Huệ.

Tiếp cận cuộc sống từ góc nhìn đời tư, Nguyễn Thị Thu Huệ đã hướng ngòi bút của mình vào chiều sâu của con người để lột tả những bi kịch nhân sinh vừa nhức nhối, ngột ngạt, mặt khác lại dịu dàng đồng cảm, sẻ chia với những thân phận, những người sống quanh mình. Đọc truyện ngắn của chị, chúng tôi nhận thấy những trang viết không hề bình lặng. Ở đó tiềm ẩn những bất ổn, rạn vỡ, những bi kịch trong đời sống của con người. Nhà văn đã cảnh tỉnh con người trước nguy cơ của sự đổ vỡ để mỗi người tự phải biết điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống của mình nhằm tránh những bi kịch không đáng có sẽ xảy ra. Hiện thực cuộc sống nhiều chiều đã được soi chiếu dưới nhiều góc độ trong sự nhìn nhận, lý giải, cắt nghĩa, thể hiện của Nguyễn Thị Thu Huệ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 27 - 28)