7. Cấu trúc của luận văn
3.5. Giọng điệu
Trong Từ điển Thuật ngữ văn học, giọng điệu được hiểu là:
“Thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn qui định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm (…) Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tác dụng truyền cảm cho người đọc (…). Giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học” [37 - 112].
Bất kì một thể loại văn học nào, giọng điệu cũng luôn là đặc điểm tạo nên dấu ấn đặc trưng của mỗi người, mỗi thời. Với thể loại truyện ngắn, giọng điệu càng trở nên quan trọng, bởi chỉ trong một lát cắt của cuộc sống, nhà văn không chỉ biểu hiện được các vấn đề nhân sinh mà còn phải cho thấy được sự hiện diện của những quan niệm cá nhân trước cuộc đời.
Khảo sát truyện ngắn sau năm 1975 có thể nhận ra khá rõ sự cách tân trong việc sử dụng giọng điệu để đáp ứng nhu cầu phản ánh xã hội. Giọng điệu sử thi, giàu tính chiến đấu một thời trên văn đàn đã nhường chỗ cho sự phức điệu. Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng khi nghiên cứu về vấn đề giọng điệu trong tác phẩm của Nguyễn
Thị Thu Huệ đã từng nhận xét: “Nguyễn Thị Thu Huệ là một cây bút linh hoạt trong
giọng điệu – lúc bạo liệt, lúc thật thà, lúc thâm trầm triết lý, lúc đỏng đảnh, lại có lúc dịu dàng đến bất ngờ” [42]. Giọng điệu trong truyện ngắn của Thu Huệ linh hoạt, sắc sảo như chính con người chị ngoài đời. Luận văn của chúng tôi sẽ trình bày những giọng điệu cơ bản trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ nhằm khắc sâu mối quan hệ của giọng điệu trong việc thể hiện nhân vật, cũng như tạo nên dấu ấn phong cách tác giả.