Ngôn ngữ đằm thắm dịu dàng

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 81 - 83)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.1.2. Ngôn ngữ đằm thắm dịu dàng

Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ không chỉ đi sâu khám phá, phân tích những hiện thực trần trụi của cuộc đời mà còn có xu hướng đi tìm vẻ đẹp của thiên nhiên, con người qua những cảm nhận vừa trữ tình vừa sâu lắng. Nguyễn Thị Thu Huệ đã lựa chọn những ngôn từ thật đằm thắm dịu dàng, giàu chất thơ để hướng vào thế giới nội tâm con người hoặc miêu tả những bức tranh thiên nhiên trữ tình thơ mộng. Nếu so sánh trong bối cảnh chung của văn học đương đại, ta thấy chị gần gũi với Phan Thị Vàng Anh trong sự sắc sảo, nhạy bén, bạo liệt. Nhưng nếu ngôn ngữ của Phan Thị Vàng Anh sắc sảo như “dao cứa” chạm vào vấn đề của đời sống một cách trực diện bằng một cái nhìn tự tin nhiều khi đến mức tự kiêu tạo cảm giác căng thẳng nơi người đọc thì ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ cũng bạo liệt không kém nhưng chị biết chọn điểm dừng. Bên cạnh đó, Thu Huệ thường giảm bớt độ căng thẳng bằng những đoạn trữ tình ngoại đề, những đoạn miêu tả thiên nhiên bằng ngôn ngữ trữ tình, sâu lắng. Dưới ngòi bút đầy nữ tính của chị, tâm hồn con người như một cung đàn kì diệu sẵn sàng rung lên những thanh âm vừa mơ hồ, vừa lắng đọng trước những biến thái của cuộc đời. Những cung bậc ấy được

nảy lên trong tâm hồn nhân vật ở nhiều tác phẩm: Biển ấm, Thành phố không mùa

đông, Dĩ vãng, X-Men có mùi trường đua, Rồi cũng tới nơi thôi…Trong Dĩ vãng, tâm hồn của nhân vật Linh đã có lúc rung lên xúc động trước cảnh đẹp khu vườn của ông

Xung, thủ trưởng cũ: “Bốn góc vườn là bốn cái cột điện. Ánh sáng vàng vàng tỏa tràn

lan trên các lối đi, vườn hoa, tán lá. Đúng là thần tiên. Tôi bỗng run lên vì xúc

động”. Những rung động đầu đời của một cô gái trước một chàng trai được nhà văn

tái hiện thật chính xác: “Mối tình đầu tiên. Thoáng va chạm, run rẩy đầu tiên. Tất cả

tôi gửi gắm nơi anh”; “Người con gái đến tuổi dậy thì có những đụng chạm đầu tiên với một người đàn ông thường bị xúc động ghê gớm(Biển ấm). Tình yêu của cô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xuống nền sỏi ấm nắng, chỉ còn hai bước nữa là đến cửa. Nếu đẩy cánh cửa kia ra, chắc chắn nàng sẽ đến, rúc vào một bên hông của X-Men mà hít mùi cả phê cháy. Đấy cũng là điều chưa bao giờ có ở nàng.”(X-Men có mùi trường đua). Hay nỗi nhớ quằn quại, da diết của cô gái với người tình mỗi khi trời trở lạnh đã được Nguyễn Thị

Thu Huệ diễn tả rất sắc nét: “Từ lúc biết tin nhiệt độ có thể xuống đến 0 trong những

ngày tới, người tôi nóng bừng như sốt, chân cuồng lên vì những con gì đó lân tân li ti chạy trong mạch máu” (Rồi cũng tới nơi thôi).

Những từ ngữ dịu dàng lắng sâu chỉ cảm giác con người thường được Nguyễn

Thị Thu Huệ đúc kết như: thoáng thấy, thoáng nghe, thoáng nhìn, thoáng nghĩ, bỗng

nhiên, bỗng dưng, bất chợt, lần đầu, ý thức…Chẳng hạn: “Tôi có cảm giác như mình bỗng tan thành nước” (Hậu thiên đường),Chị thảng thốt như tưởng gió đùa ngoài cửa…Tim chị đập rộn ràng một cảm giác xa xưa, ngày anh còn sống” (Lời thì thầm của mùa xuân), “ Cơn tủi thân, sự cô độc giữa chốn đông người và ý thức những điều mất mát, tốt đẹp đã tuột mất trong đời làm cô không đứng dậy nổi” (Thành phố đi vắng)…Dưới những từ ngữ dịu dàng, lắng sâu, những diễn biến tinh vi và phức tạp trong tâm hồn con người được biểu hiện ra thật tinh tế, sâu sắc.

Những từ ngữ mượt mà, sâu lắng cũng được Nguyễn Thị Thu Huệ dành để miêu tả thiên nhiên, cuộc sống. Thiên nhiên vốn đa sắc màu dưới ngòi bút của chị

bỗng trở nên tha thiết, mến thương, gần gũi đến lạ lùng: “Nắng cuối thu ong vàng.

Những cây điệp bông vàng dài rũ xuống như những sợi dây vàng ròng ngả nghiêng trong gió. Mặt hồ xanh. Mênh mông sâu hiền hòa. Phía xa, bên kia hồ là những dãy núi, mây trắng viền xung quanh” (Mùa thu vàng rực rỡ). Không chỉ yên tĩnh mà

thiên nhiên như khoác một sắc màu lung linh huyền diệu: “Trăng lên cao và vàng rực

góc trời. Ánh sáng vàng chảy như lụa từ trên trời cao mênh mông gió trải xuống mặt hồ” (Mùa thu vàng rực rỡ). Không chỉ mặt hồ đẹp bình yên mà khung cảnh biển êm đềm thơ mộng cũng được Nguyễn Thị Thu Huệ miêu tả bằng những từ ngữ tinh tế: “Thành phố Tuy Hòa nhỏ nhắn, êm đềm quanh năm vỗ sóng. Thắng thuê phòng nghỉ sát bên bờ biển, dưới tán xanh mát rượu của một rừng dừa và phi lao. Làng xóm yên bình. Con người hiền hậu” (Một nửa cuộc đời). Vẻ đẹp của Đồng Đăng về đêm trong cảm nhận của cô gái những ngày cuối năm cũng hiện lên thật lãng mạn trong truyện

của chị: Toàn cảnh Đồng Đăng về đêm trong sương gió đầu mùa như một bức tranh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thanh âm rộn ràng, tươi mát của cuộc sống, con người trong xã hội hiện đại được Thu

Huệ diễn tả chân thực và gần gũi “Dưới đường, loang loang ánh đèn, tiếng còi xe,

tiếng nhạc đủ thể loại hắt ngược lên. Tiếng ca cải lương não nề từ chiếc xe bán băng đĩa dạo. Tiếng trống đập rầm rầm loại nhạc hiphop đang thịnh hành của lũ trẻ phát ra từ hàng thời trang TTT, hay tiếng hủ tiếu gõ, tiếng rầm rập nẹt pô xe phân khối lớn gây cảm giác xe đi xa mà khói vẫn quẩn quanh. Thỉnh thoảng, léo lắt tiếng ca buồn ngang ngang ma quái Khánh Ly hát nhạc Trịnh” (Thành phố đi vắng).

Có thể nói, nhịp sống đô thị bon chen, ồn ã hôm nay đã nhanh chóng “giết chết” phần duy cảm, cảm xúc của không ít người. Vòng xoáy tất bật, những vất vả nhọc nhằn trong công cuộc mưu sinh, những toan tính không ngớt để bám trụ chốn đô thành đã khiến con người trở nên chai lì cảm xúc. Không ít người thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại, thậm chí dẫm đạp lên đồng loại để mưu lợi cho riêng mình. Hình như ở họ, phần tình cảm ngày càng ngậm ngùi lùi bước trước lý trí lạnh lùng, toan tính sắc lạnh. Trước sự thiếu hụt về tình người ấy, chất thơ trong truyện ngắn như một dòng nước trong mát kéo họ bừng tỉnh trở về với những giá trị vĩnh hằng vô tận. Nó trở thành điểm tựa giúp con người lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống xô bồ bụi bặm hôm nay.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)