THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN TRƯỚC ĐỊNH KIẾN XÃ HỘI:

Một phần của tài liệu bài học kinh nghiệm và những giải pháp để nâng cao hiệu quả của chương trình ba giảm- ma túy, mại dâm và tội phạm của tp. hồ chí minh (Trang 158 - 159)

Kết quả nghiên cứu cho thấy :

Các mức độ Tỷ lệ

- Hài lòng 40.8

- Bức tức, thất vọng 18.1

- Buồn, muốn sử dụng ma túy 28.3

Số liệu ở bản trên ghi nhận được xấp xỉ 60% người sau cai nghiện có thái độ tiêu cực và rất tiêu cực trước thái độ xa lánh, e dè, lạnh nhạt của cộng đồng nơi họ đang sinh sống. Đây là trạng thái tâm lý rất thuận lợi để người sau cai tái nghiện. Khi ở họ đã xuất hiệnmặc cảm tự ti và bất cần thì điều đó có nghĩa rằng họ đã hết hy vọng vào sự cảm thông, tha thứ và giúp đỡcủa xã hội, nên lại càng mặc cảm hơn, càng bất cần đời hơn, càng muốn phản ứng, trả thù đời hơn và càng tái nghiện nhanh hơn.

Tóm lại, định kiến xã hội đã tác động đến người sau cai nghiện trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng trên cả ba mặt :

- Về tình cảm : Sự phân biệt đối xử trong định kiến xã hội làm cho người nghiện hụt hẫng về tình cảm, họ luôn phải đối mặt với sự e dè, xa lánh của người xung quanh.

- Về hành vi : Người sau cai muốn vươn lên biến đổi mình tốt hơn để được xã hội thừa nhận, muốn trở về với quan hệ xã hội đời thường. Nhưng thực tế vẫn còn những thái độ dững dưng, thờ ơ, thiếu quan tâm giúp đỡtừ xã hội, không tin người sau cai nghiện có thể trở lại con đường lương thiện.

- Về việc làm : Người sau cai nghiện rất khó xin được việc làm ổn định do định kiến xã hội còn khá nặng nề về quá khứ của họ.

Chính bởi tác động tiêu cực đến các mặt nêu trên nên định kiến xã hội đã trở thành một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tái nghiện.

Một phần của tài liệu bài học kinh nghiệm và những giải pháp để nâng cao hiệu quả của chương trình ba giảm- ma túy, mại dâm và tội phạm của tp. hồ chí minh (Trang 158 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)