ĐỊNH KIẾN XH ĐỐI VỚI VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN:

Một phần của tài liệu bài học kinh nghiệm và những giải pháp để nâng cao hiệu quả của chương trình ba giảm- ma túy, mại dâm và tội phạm của tp. hồ chí minh (Trang 157 - 158)

Lao động và việc làm cho người sau cai nghiện không chỉ là một yếu tố quan trọng để giúp họ tự nuôi sống bản thân. Đồng thời, nó còn là một hoạt động cơ bản để giúp họ hình thành những phẩm chất tâm lý tích cực

trong thời gian nghiện ma túy họ bị thiếu hụt, để họ tổ chức lại cuộc sống dựa trên kết quả lao động của chính mình. Trong giai đoạn hiện nay, người bình thường tìm được việc làm đã là hết sức khó khăn thì đối với người sau cai nghiện lại càng trở nên khó khăn bội phần. Rất ít các cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc hành chính sự nghiệp dám nhận những người sau cai nghiện vào làm việc bởi nhiều lý do như : sức khỏe không bảo đảm so với cường độ lao động công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật không cao, tác phong công nghiệp chưa có, năng suất không cao và cũng không loại trừ do định kiến xã hội.

Kết quả khảo sát cho thấy :

54,8% học viên sau cai được hỏi là có được việc làm Trong đó : - 26,6% là có việc làm nhưng chưa phù hợp.

- 45,1% là có việc làm do tự kiếm.

- 50,2% là có việc làm do đề án giới thiệu.

Tìm được việc làm đã khó, nhưng giữ được việc làm một cách lâu dài và ổn định lại còn khó hơn. Tỷ lệ học viên sau cai bỏ việc ở các cụm công nghiệp vì không thích ứng được với công việc và vì định kiến xã hội không phải là ít ở các cơ sở sản xuất kinh doanh : 26,6% học viên sau cai tự nhận xét mình chưa phù hợp với công việc và 36,1% cho rằng mình bị trả lương thấp hơn các công nhân bình thường khác.

Không có việc làm, có việc làm nhưng vẫn bị phân biệt đối xử có thể khiến cho người sau cai nghiện trở nên căng thẳng, bế tắc trên con đường tái hòa nhập xã hội. Lao động và việc làm có liên quan trực tiếp đến vấn đề mưu sinh; hạnh phúc gia đình, sự tôn trọng của mọi người đối với họ. Không có việc làm lâu ngày họ sẽ nảy sinh trạng thái tâm lý tiêu cực như : Bực tức, chán nản, tuyệt vọng, bất cần đời. Thậm chí nguy hiểm hơn, nhiều người trong bước đường cùng có ý định sử dụng lại ma túy để quên đi thực tại đầy khó khăn của mình. Đó chính là lúc người sau cai đã bắt đầu những bước đầu tiên của một quá trình tái nghiện.

Một phần của tài liệu bài học kinh nghiệm và những giải pháp để nâng cao hiệu quả của chương trình ba giảm- ma túy, mại dâm và tội phạm của tp. hồ chí minh (Trang 157 - 158)