Cộng đồng xã hội quan niệm thế nào về người nghiện và cơng tác cai nghiện. Bản thân người nghiện nghĩ gì về mình và về vấn đề cai nghiện ? Liệu cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa nào khơng trong quan niệm của đơi bên trong những vấn đề này ?
Để làm rõ những điều này, chúng tơi đã dùng bảng câu hỏi để điều tra trên mẫu 200 học viên từ các Trường, Trung tâm cai nghiện của Thành phố Hồ Chí Minh và 200 người dân trong các lớp tập huấn, cơng tác cai nghiện ở một số quận, huyện, kết quả khảo sát thể hiện trong bảng sau :
Đồng ý Nội dung câu hỏi
Học viên % Người dân %
1. Người nghiện là bệnh nhân cần
được chữa trị. 89.0 98.2
2. Người nghiện là người lệch chuẩn hành vi cần được giáo dục để phục hồi nhân phẩm.
56.4 84.7
3. Người nghiện là nạn nhân của những hoàn cảnh xã hội không thuận lợi cần được giúp đỡ.
35.9 33.1
4. Người nghiện là kẻ có lỗi vì là kẻ ăn bám, gánh nặng của gia đình và xã hội cần được tha thứ.
91.6 96.2
5. Người nghiện là những kẻ phạm tội nguy hiểm cần phải tránh xa, cách ly.
25.5 39.4
6. Với sự giúp đỡ của các cơ sở cai nghiện, người nghiện chắc chắn sẽ cai được.
38.7 25.8
- Cĩ sự thống nhất cao giữa người nghiện và cộng đồng rằng : Người nghiện là bệnh nhân về mặt sinh học, cần phải được chữa trị bằng các biện pháp y học. Giúp người nghiện thốt khỏi sự lệ thuộc vào các chất gây nghiện bằng các loại thuốc tổng hợp thay thế cho Héroine (như Methadon) là một giải pháp y tế đang được nhiều nước, nhiều nơi sử dụng trong việc nâng cao hiệu quả cai nghiện. Thực chất của biện pháp này thay dần các loại ma túy độc hại bằng các loại thuốc tổng hợp đỡ độc hại hơn. Cần lưu ý rằng các cơng trình nghiên cứu y học cũng nhấn mạnh các loại thuốc thay thế này phải uống thường xuyên, liên tục ít nhất là hai năm mới phát huy được tác dụng và hiệu quả của nĩ, mọi sự bỏ dở nửa chừng cĩ thể sẽ dẫn đến tình trạng tái nghiện. Chính vì vậy, kéo dài thời gian sau cai nghiện ít nhất 24 tháng là cĩ đầy đủ cơ sở khoa học của nĩ.
- 84,7% người dân được hỏi nghĩ rằng người nghiện là kẻ lệch chuẩn hành vi cần phải được giáo dục để phục hồi nhân phẩm trong khi chỉ cĩ 56,4% học viên đồng thuận với ý kiến này. Điều này cho thấy dư luận xã hội nhìn nhận biện pháp giáo dục lại là rất cần thiết để trả con nghiện về với các chuẩn mực đạo đức văn hĩa xã hội đời thường.
- Học viên cai nghiện và người dân được hỏi đều cĩ sựđồng thuận cao khi cùng cho rằng người nghiện là kẻ cĩ lỗi đối với gia đình và xã hội. Điều này cĩ thể khiến người sau cai tái hịa nhập cĩ thể vấp phải sự e dè, xa lánh của một bộ phận cộng đồng hoặc rất dễ mặc cảm về bản thân mình để rồi đi đến chỗ tự cơ lập, xa lánh cộng đồng, thậm chí quay trở về với mơi trường nghiện ngập trước đây. Điều này cho thấy việc bao dung, xĩa bỏ định kiến mặc cảm cĩ lỗi là vơ cùng hệ trọng trong cơng tác giúp người nghiện tái hịa nhập cộng đồng.
- 39,9% người dân được hỏi cho rằng người nghiện là tội phạm nguy hiểm cần xa lánh, cách ly trong khi chỉ cĩ 25,5% học viên sau khi được hỏi đồng thuận với ý kiến này.
Phỏng vấn sâu một số người dân trong các lớp tuyên truyền về cơng tác phịng, chống ma túy, đa số đều cho rằng con nghiện ngày nay thường được coi là tội phạm nguy hiểm, cần cách ly vì tệ nạn ma túy liên quan mật thiết đến đại dịch AIDS và đến tội phạm hình sự. Rõ ràng trong cộng đồng đang tồn tại những nhận thức cĩ thể gây cản trở cho quá trình tái hịa nhập xã hội của người sau cai nghiện: Nếu như trước đây, định kiến xã hội chỉ dừng lại ở sức khỏe (thể xác và tinh thần) của người nghiện, cho rằng người nghiện chỉ là bệnh nhân hoặc là kẻ lỡ lầm, nạn nhân của hồn cảnh xã hội nào đĩ thì nay khơng chỉ dừng lại như vậy mà cịn phát triển lên ở mức coi người nghiện ma túy thực sự là những đối tượng tội phạm nguy hiểm cần cách ly hoặc tránh xa dù họ đã cai. Nhận thức này chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thái độ ứng xử mang tính kỳ thị của xã hội đối với người nghiện đang cai và sau cai.
- 38,7% học viên cai nghiện và 25,8% người dân được hỏi tin tưởng với sự giúp đỡ của các cơ sở cai nghiện, người nghiện chắc chắn sẽ cai được. Số khá đơng cịn lại (từ 61 - 74%) chưa cĩ được sự tin tưởng vững chắc vào kết quả của các chương trình cai nghiện. Đáng lưu ý là sự kém lạc quan này nằm lại ở phía người dân nhiều hơn là ở phía người nghiện. Phải chăng cách làm ở các cơ sở cai nghiện trong thực tế hiện nay là chưa đủ sức thuyết phục người dân ?
- 58,6% học viên cai nghiện được hỏi cho rằng tập trung cai nghiện là vi phạm nhân quyền trong khi chỉ cĩ 39,9% người dân được hỏi là đồng thuận với ý kiến này. Phỏng vấn sâu những đối tượng này, họ thường viện dẫn những lý do chủ yếu như sau :
+ Người nghiện chỉ là một bệnh nhân khiếm khuyết về sức khỏe, về nhân cách cần phải được chữa trị, phục hồi nhân phẩm.
+ Người nghiện chỉ là người lầm lỗi đối với gia đình và xã hội vì họ là gánh nặng của gia đình, xã hội. Họ cần sự bao dung, tha thứ tạo điều kiện của cộng đồng để cĩ thể trở về đời sống xã hội chứ khơng nên cách ly, xa lánh.
+ Người nghiện cĩ thể là nạn nhân của những hồn cảnh xã hội khơng thuận lợi. Chính hồn cảnh xã hội khĩ khăn xơ đẩy họ đi vào con đường nghiện ngập. Họ cần được giúp đỡ của cộng đồng để vượt qua hồn cảnh đĩ.
+ Người nghiện cĩ khả năng trở thành kẻ phạm tội chứ họ chưa phải là tội nhân. Cách ly người nghiện khỏi đời sống xã hội bằng tường cao, rào kín như ở các trường trại là vi phạm nhân quyền.
Đặc biệt là, nhiều học viên cai nghiện và thân nhân của họ, nhất là những học viên đã cai nghiện nhiều lần, kiến nghị Quốc hội nên bãi bỏ quy định con nghiện đã được cai nghiện tập trung bắt buộc mà tái nghiện thì sẽ bị coi là tội phạm ma túy như đã ghi trong Luật Phịng chống ma túy. Vì theo họ, tái nghiện cĩ nghĩa là mắc bệnh (nghiện) mà chữa chưa khỏi hoặc khơng khỏi là do lỗi của nhiều phía, đĩ hồn tồn khơng phải là phạm tội.
Tuy vậy, vẫn cĩ đến 59,8% ý kiến học viên cai nghiện và 72,4% ý kiến người dân được hỏi nhận xét tập trung cai nghiện bắt buộc là biện pháp mang tính nhân đạo vì :
+ Hàng vạn người nghiện chìm đắm trong tệ nạn ma túy, sống trong tuyệt vọng, nay đã cĩ thể thay đổi cuộc đời, được học văn hĩa, học nghề và trở về cuộc sống đời thường. Số liệu thống kê cho thấy trong 31.000 trường hợp được đưa đi cai nghiện tập trung đã cĩ 11.099 người tái hịa nhập cộng đồng sau 4 năm.
+ Trong số tái hịa nhập cộng đồng thì 76% là đã cĩ việc làm và trong 455 phiếu điều tra chỉ cĩ 22.3% người sau cai cho biết là họ chưa tìm được việc làm
ổn định. Rõ ràng các hoạt động dạy nghề, giải quyết việc làm trong đề án sau cai nghiện đã gĩp phần giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội từ hậu quả tệ nạn ma túy đã để lại.
+ Đặc biệt là nhiều người sau cai nghiện đã phấn đấu trở thành chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, chuyên viên kỹ thuật và quay trở lại giúp đỡ những người nghiện khác (560 người tái định cư đã ở lại làm việc ngay tại các Trường, Trung tâm nơi mà mình đã cai nghiện trước đây),
+ Hàng vạn gia đình đã vơi đi nỗi khổ của người cĩ con em nghiện ngập. Tình hình an ninh xã hội thêm phần ổn định, vấn đề lây lan bệnh xã hội đặc biệt là hiểm họa đại dịch AIDS cũng được kiểm sốt ở mức độ nhất định.