THÁI ĐỘ ỨNG XỬ CỦA NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐANG CAI VÀ SAU CAI.

Một phần của tài liệu bài học kinh nghiệm và những giải pháp để nâng cao hiệu quả của chương trình ba giảm- ma túy, mại dâm và tội phạm của tp. hồ chí minh (Trang 156 - 157)

NGƯỜI ĐANG CAI VÀ SAU CAI.

1. Thái độ đối xử đối với người nghiện đang cai :

* Gia đình, người thân thăm nom :

- Thường xuyên theo định kỳ : 43,3% - Không thường xuyên lắm : 33,3%

- Ít khi : 12,9%

- Hiếm khi : 10,5%.

* Được bạn bè đến thăm :

- Có : 34,5%. - Không : 65,5%.

* Nhận được thư hoặc quà từ :

- Gia đình : 53,8% - Bạn bè : 15,6% - Không nhận được : 31,6%.

Những số liệu ghi nhận cho thấy sự quan tâm của cộng đồng đến người đang cai nghiện là chưa thật đầy đủ. Một bộ phận không nhỏ (từ 50 – 60%) người đang cai nghĩ rằng mình đang bị gia đình, bạn bè bỏ rơi.

2. Thái độ đối với người sau cai đang tái hòa nhập.

Thái độ Của gia đình Của hàng xĩm

Của bạn bè

E dè, xa lánh 10.3% 11% 10.3% Thờ ơ, lạnh nhạt,

khơng quan tâm

5.4% 12% 8.7%

Bình thường 8.7% 25.3% 37.3% Động viên, giúp đỡ,

chăm sĩc

76.6% 51.7% 43.7%

Thống kê cho thấy có khoảng xấp xỉ 20% người sau cai nghiện đánh giá về thái độ, hành vi của gia đình, hàng xóm và bạn bè đối với họ là từ thờ ơ, lạnh nhạt, không quan tâm cho đến e dè, xa lánh. Có đến 25,3% và 37,3% nhận thấy thái độ của hàng xóm và bạn bè đối với họ là bình thường. Nhưng khi phỏng vấn sâu một số học viên sau cai thì sự đối xử bình thường này lại được họ hiểu rằng "nếu gặp nhau thì chào hỏi xả giao, không tỏ ra thân mật, không hỏi han trò chuyện mà dững dưng. Nếu vậy, thái độ bình thường này về thực chất lại là sự thờ ơ, lạnh nhạt. Đây là sự cảm nhận rất phổ biến của người sau cai nghiện khi trở về địa phương sinh sống và đã tạo nên một tâm trạng nặng nề ở họ. Học viên sau cai Nguyễn Hữu T quận 6 tâm sự : "Em luôn sống trong tâm trạng căng thẳng, mọi người luôn dò xét, nghi ngờ, coi em như tội phạm hoặc người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm". Đặc biệt, những học viên sau cai bị kỳ thị trước đây đã mang tiền án, đã có tiền sự hoặc đã là gái mại dâm thì cảm nhận bị kỳ thị càng nặng nề hơn.

Tâm trạng bị xã hội phân biệt đối xử này sẽ càng trở nên nặng nề hơn khi họ về tái hòa nhập cộng đồng mà không hề nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nào từ cộng đồng. Số liệu thống kê cho thấy có đến 29,7% học viên được hỏi cho biết họ không nhận được hỗ trợ nào từ cộng đồng.

Một phần của tài liệu bài học kinh nghiệm và những giải pháp để nâng cao hiệu quả của chương trình ba giảm- ma túy, mại dâm và tội phạm của tp. hồ chí minh (Trang 156 - 157)