Quản lý giáo dục thể chất ở trƣờng THPT

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (Trang 35 - 129)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý giáo dục thể chất ở trƣờng THPT

1.4.1. Nhiệm vụ quản lýgiáo dục thể chất ở trường THPT

Bằng những hoạt động phong phú của mình, GDTC góp phần quan trọng trong việc rèn luyện, hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất, ý chí, lòng dũng cảm, tính quyết đoán, kiên trì, ý thức tổ chức kỷ luật tạo nên nếp sống lành mạnh, vui tƣơi góp phần đẩy lùi, xoá bỏ những hành vi xấu và tệ nạn xã hội.

Hoạt động dạy học môn GDTC cùng với hoạt động dạy học của các môn học khác trong nhà trƣờng THPT là hoạt động trung tâm của nhà trƣờng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nó chi phối mọi hoạt động giáo dục khác nhau trong nhà trƣờng. Nó là con đƣờng trực tiếp và thuận lợi nhất để giáo dục thế hệ trẻ và thực hiện mục đích cao nhất của nhà trƣờng. Vì vậy, có thể nói quản lý dạy và học môn GDTC nói riêng và các môn học khác trong kế hoạch đào tạo là trọng tâm quản lý của Hiệu trƣởng.

Quản lý quá trình dạy học môn GDTC là quản lý việc chấp hành các quy định về hoạt động giảng dạy của các giáo viên và hoạt động học tập của học sinh, đảm bảo cho hoạt động GDTC đƣợc tiến hành một cách tự giác, có nền nếp ổn định, có chất lƣợng và hiệu quả cao.

Nội dung quản lý việc thực hiện mục tiêu nội dung môn học GDTC của Hiệu trƣởng chủ yếu là thông qua quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lý việc thực hiện chƣơng trình, quản lý nhắc nhở tổ chuyên môn thực hiện tốt việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp, quản lý giờ lên lớp của các giáo viên của bộ môn cũng nhƣ quản lý việc dự giờ thao giảng của các giáo viên trong bộ môn GDTC ở trƣờng THPT. Quản lý chất lƣợng thực hiện chƣơng trình dạy học thể dục và phát triển chƣơng trình dạy học thể dục trong trƣờng THPT.

1.4.2. Nội dung quản lý giáo dục thể chất ở trường THPT

Quản lý giáo dục thể chất trƣờng học luôn gắn liền với công tác quản lý hoạt động dạy và học ở mỗi nhà trƣờng, có thể cụ thể hóa gồm những nội dung cơ bản sau:

1.4.2.1. Quản lý hoạt động dạy học

- Tổ chức triển khai thực hiện chƣơng trình môn học Thể dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho học sinh.

- Quản lý, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động dạy và học của thầy và trò theo nội dung và tiêu chí đƣợc quy định tại chƣơng trình môn học. Kiểm tra và đánh giá về hình thái, thể lực của học sinh theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD&ĐT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chủ trì, giám sát các hoạt động đổi mới về nội dung, phƣơng pháp dạy và học Thể dục trong nhà trƣờng theo yêu cầu của ngành giáo dục, theo đặc thù của địa phƣơng và xu thế phát triển chung của thể thao trƣờng học.

1.4.2.2. Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Định kỳ tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và thi đấu thể thao cho học sinh, sinh viên theo kế hoạch của nhà trƣờng, của khu vực và toàn ngành.

- Tổ chức các câu lạc bộ thể thao tự chọn, duy trì và phát triển tập luyện của các đội tuyển học sinh, sinh viên nhằm thu hút và mở rộng phong trào trong toàn trƣờng.

- Sử dụng các hoạt động thể thao nhƣ một loại hình nội dung và phƣơng tiện để tổ chức và phát triển hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội; hoạt động giao lƣu của học sinh; hoạt động giáo dục học sinh ngoài giờ học.

1.4.2.3.Quản lý và nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên TDTT

- Tăng cƣờng hiệu quả giáo dục thể chất trƣờng học thông qua việc nâng cao chất lƣợng tuyển dụng đội ngũ giáo viên TDTT; thƣờng xuyên và định kỳ đánh giá, bồi dƣỡng trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên hiện có theo chuẩn nghề nghiệp.

- Sử dụng hợp lý và phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, trí lực của đội ngũ giáo viên TDTT trong các hoạt động giáo dục chung của nhà trƣờng.

1.4.2.4.Quản lý và sử dụng các hạng mục công trình TDTT

- Sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ yêu cầu của công tác giảng dạy ngoại khóa, hoạt động ngoại khóa TDTT. Đảm bảo cân đối về thiết bị và dụng cụ học tập của từng môn học so với nội dung, số lƣợng học sinh và với tần suất sử dụng trong từng giờ lên lớp.

- Quản lý, nâng cấp và vận động tài trợ, đóng góp của phụ huynh học sinh về cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC cho học sinh.

- Có kế hoạch phát triển lâu dài các công trình TDTT đáp ứng yêu cầu đổi mới môn học, yêu cầu phục vụ hoạt động tập luyện ngoại khóa của học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.4.3. Chức năng quản lý giáo dục thể chất ở trường THPT

Với tƣ cách là một nội dung quản lý thuộc quản lý hoạt động giáo dục trong trƣờng học, quản lý giáo dục thể chất thực hiện các chức năng cơ bản sau đây:

- Chức năng kế hoạch hoá: Chức năng này nhằm đƣa mọi hoạt động giáo dục thể chất của nhà trƣờng vào công tác kế hoạch với mục tiêu cụ thể, biện pháp rõ ràng, xác định cụ thể các điều kiện để thực hiện mục tiêu mà hoạt động giáo dục thể chất đã để ra.

- Chức năng tổ chức: Chức năng này yêu cầu chủ thể quản lý hình thành và phát triển tổ chức tƣơng xứng với nhiệm vụ, mục tiêu dài hạn hoặc ngắn hạn của công tác quản lý giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trƣờng THPT. Thực hiện chức năng tổ chức, đòi hỏi hiệu trƣởng phải thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục thể chất của nhà trƣờng, bố trí nhân sự thực hiện hoạt động dạy học thể chất và tổ chức hoạt động GDTC, thiết lập các mối quan hệ chỉ đạo phối hợp nhằm huy động nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ GDTC.

- Chức năng chỉ đạo: Chức năng này đòi hỏi chủ thể quản lý có trách nhiệm chỉ dẫn, động viên, giám sát, thúc đẩy, điều chỉnh và phối hợp các lực lƣợng trong nhà trƣờng tích cực, hăng hái, chủ động làm việc theo sự phân công và kế hoạch đã định của đơn vị. Thực hiện chức năng chỉ đạo hiệu trƣởng cần phải thực hiện các nội dung công tác sau đây:

+ Chỉ đạo thực hiện nội dung chƣơng trình GDTC qua hoạt động dạy học và hoạt động GDTC.

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn nâng cao năng lực cho giáo viên giảng dạy môn Thể dục.

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện nề nếp dạy học, sinh hoạt chuyên môn. + Chỉ đạo quản lý sân tập, các thiết bị dụng cụ giáo dục thể chất. + Chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới phƣơng pháp giáo dục thể chất. + Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục thể chất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chức năng kiểm tra: Chủ thể quản lý cần kiểm tra, xem xét thực trạng GDTC cho học sinh trong nhà trƣờng, đánh giá kết quả của hoạt động GDTC. Kiểm tra thực chất là quá trình thiết lập mối liên hệ nghịch trong quản lý giúp chủ thể quản lý, điều khiển tối ƣu hệ quản lý của mình.

Cũng theo các học giả quản lý TDTT trong và ngoài nƣớc thì các chức năng quản lý TDTT nói chung và GDTC nói riêng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đó cũng chính là những nội dung và phƣơng pháp hoạt động cơ bản để qua đó chủ thể quản lý tác động vào đối tƣợng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý GDTC trong trƣờng THPT.

1.4.4. Yêu cầu về đổi mới quản lý giáo dục thể chất ở các trường THPT

Trƣớc yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện của hệ thống giáo dục Việt Nam, GDTC trƣờng học đang có những động thái chuẩn bị cho quá trình đổi mới đại trà theo hƣớng chất lƣợng và hiệu quả:

- Tăng cƣờng hiệu lực quản lý và đầu tƣ của nhà nƣớc, địa phƣơng đối với GDTC nội và ngoại khóa; thúc đẩy tiến trình xã hội hóa TDTT trƣờng học, coi nhà trƣờng là địa bàn chiến lƣợc để phát triển nền thể thao nƣớc nhà, là nội dung cơ bản của chiến lƣợc phát triển TDTT giai đoạn 2010 - 2030.

- Tổ chức, chỉ đạo công tác giáo dục nhận thức về vai trò và tác dụng của luyện tập TDTT trong học sinh, sinh viên. Hình thành và phát triển nhu cầu, kiến thức và kỹ năng luyện tập TDTT suốt đời.

- Tổ chức, chỉ đạo đổi mới nội dung chƣơng trình GDTC và tổ chức đào tạo theo hƣớng phát huy tính tích cực của học sinh, sinh viên; đảm bảo cho chƣơng trình có tính thích ứng cao đối với nhu cầu và điều kiện của ngƣời học, đặc điểm và điều kiện vùng miền của từng địa phƣơng.

- Tổ chức, chỉ đạo đổi mới nội dung và chƣơng trình GDTC trong các nhà trƣờng sƣ phạm theo hƣớng trang bị cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tƣơng lai kiến thức và kỹ năng sử dụng hoạt động TDTT nhƣ một phƣơng tiện phục vụ cho công tác quản lý và giáo dục học sinh ngoài giờ học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tổ chức, chỉ đạo đổi mới nội dung chƣơng trình GDTC trong các nhà trƣờng đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp theo hƣớng góp phần phát triển năng lực nghề nghiệp cho học sinh.

- Mở rộng điều kiện về nội dung và hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa, chú trọng phát triển loại hình các câu lạc bộ TDTT.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động GDTC

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

Hiệu quả quản lý hoạt động GDTC chịu sự ảnh hƣởng rất lớn các yếu tố chủ quan của chủ thể quản lý cụ thể hơn là phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan của các cán bộ quản lý nhà trƣờng THPT.

Các yếu tố chủ quan đó bao gồm:

+ Nhận thức của cán bộ quản lý nhà trƣờng đối với tầm quan trọng của công tác GDTC đối với học sinh trong quá trình đào tạo. Nếu nhà quản lý nhận thức đúng và đầy đủ về công tác giáo dục sẽ có hành vi quản lý sâu sát và quan tâm đầy đủ tới sự chuẩn bị đầy đủ các yếu tố trong công tác GDTC nhƣ chƣơng trình, giáo trình, sân bãi, phƣơng tiện dạy học, quá trình dạy học của giáo viên và quá trình học tập của học sinh. Công tác bồi dƣỡng giáo viên, công tác nghiên cứu khoa học, công tác kiểm tra đánh giá… Ngƣợc lại, nếu nhận thức chƣa đầy đủ hoặc có ý thức coi nhẹ công tác GDTC thì sẽ làm giảm hiệu quả quản lý.

+ Năng lực và kinh nghiệm quản lý của ngƣời quản lý các trƣờng THPT. Năng lực quản lý là khả năng sử dụng đúng và kịp thời các công cụ quản lý và phƣơng pháp quản lý tác động lên đối tƣợng quản lý nhằm giải quyết một công việc hoặc sự việc quản lý có hiệu quả.

Kinh nghiệm quản lý là những bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác quản lý trong quá khứ đã ứng đối, xử lý tốt các sự việc và công việc quản lý. Nếu chủ thể quản lý có năng lực và kinh nghiệm quản lý sẽ có thể sử dụng các biện pháp quản lý hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý nói chung và quản lý công tác GDTC nói riêng trong trƣờng THPT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.5.2. Các yếu tố khách quan

Kết quả quản lý hoạt động GDTC ở các trƣờng THPT ngoài chịu ảnh hƣởng chủ quan của chủ thể quản lý còn chịu tác động và ảnh hƣởng rất lớn bởi các yêu tố khách quan.

Các yếu tố khách quan ảnh hƣởng tới kết quả quản lý hoạt động GDTC ở các trƣờng học nói chung và trƣờng THPT nói riêng nhƣ sau:

+ Nhận thức của các cán bộ ngành và địa phương chủ quản đối với lợi ích,

tác dụng và vai trò của GDTC: Trong đào tạo nguồn nhân lực chƣa thực sự sâu sắc.

Nếu hoạt động GDTC đƣợc cán bộ quản lý coi trọng thì sẽ đƣợc đầu tƣ toàn diện cả nhân lực, vật lực, tài lực cho công tác GDTC, từ đó giúp cho hiệu quả quản lý công tác này tốt hơn; ngƣợc lại sẽ làm cho công tác quản lý hoạt động GDTC gặp khó khăn, từ đó ảnh hƣởng xấu tới hiệu quả quản lý.

+ Nhận thức của học sinh đối với hoạt động GDTC

Nƣớc ta là một nƣớc đang phát triển, lịch sử nƣớc ta trải qua nhiều năm dƣới chế độ phong kiến nửa thuộc địa, bị chiến tranh tàn phá, bởi vậy hoạt động GDTC chƣa có lịch sử phát triển lâu dài nhƣ các nƣớc phát triển. Vả lại đất nƣớc ta kinh tế còn khó khăn, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo; nhân dân ta trong đó có đa số thế hệ trẻ còn đang phải vật lộn với cuộc sống nên điều kiện tham gia cũng nhƣ điều kiện tìm hiểu về ý nghĩa, lợi ích tác dụng của hoạt động GDTC đối với sức khoẻ con ngƣời còn quá ít. Đa số thế hệ trẻ nƣớc ta ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo; sống trong điều kiện nhƣ vậy cũng chƣa thể có ngay đƣợc các nhận thức đúng đắn về GDTC để tạo ra đƣợc động cơ, tinh thần tự giác tích cực trong học tập môn GDTC. Đó cũng chính là rào cản, nhân tố khách quan ảnh hƣởng tới hiệu quả quản lý hoạt động GDTC trong nhà trƣờng các cấp ở nƣớc ta.

+ Yếu tố đầu tư vào cơ sở vật chất sân bãi và nguồn lực tài chính cho hoạt động GDTC còn hạn hẹp

Trong hoạt động GDTC, từ việc giảng dạy chính khoá trên lớp đến ngoại khoá cho học sinh, từ việc đổi mới phƣơng pháp dạy học tới việc nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khoa học của giáo viên tất thảy đều cần phải có đủ diện tích sân bãi và dụng cụ tập luyện đáp ứng cho sinh viên tập luyện. ở các nƣớc phát triển, ngƣời ta quy định diện tích, số lƣợng dụng cụ… cho mỗi học sinh. Trong khi đó ở nƣớc ta, nhiều trƣờng diện tích sân bãi tập luyện quá ít. Việc đầu tƣ mua sắm dụng cụ rất hạn chế. Điều này sẽ trực tiếp ảnh hƣởng đến hoạt động GDTC và công tác quản lý quá trình dạy học của các giáo viên bộ môn.

Trong quản lý hoạt động GDTC, Hiệu trƣởng còn thông qua chỉ đạo bộ môn thực hiện các hoạt động thể thao trong nhà trƣờng nhƣ các đội tuyển thể thao tham gia các đại hội TDTT của ngành GD&ĐT, và các giải thi đấu của địa phƣơng sở tại. Nếu không đầu tƣ tƣơng đối tốt kinh phí để tập huấn thì sẽ khó có kết quả tốt trong các giải thi đấu thể thao hoặc thi đấu giao lƣu nhằm nâng cao vị thế và thƣơng hiệu nhà trƣờng trong xã hội.

+ Yếu tố tính khoa học và tính tiếp cận hiện đại của chương trình sách giáo khoa môn học GDTC

Chất lƣợng công tác quản lý hoạt động GDTC còn phụ thuộc vào việc đảm bảo tính khoa học và tính tiếp cận hiện đại của chƣơng trình. Bởi lẽ chƣơng trình sách giáo khoa môn học là một bản thiết kế cho trình độ phát triển thể chất của học sinh, trong đó mục tiêu yêu cầu đào tạo đã mô hình hoá các kiến thức và trình độ thể chất của học sinh sau khi hoàn thành môn học. Đồng thời chƣơng trình cũng đã nêu lên các nội dung, phƣơng pháp và phân bổ các nội dung và thời gian học tập trong các học kỳ…

Chƣơng trình và sách giáo khoa mang tính khoa học tiếp cận hiện đại thì sẽ giúp

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (Trang 35 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)