Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 78)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Đảmbảo tính khoa học của quá trình đề xuất các biện pháp đƣợc thể hiện ở hai vấn đề sau:

3.1.1.1. Đối với quá trình lựa chọn và đề xuất biện pháp

- Phải luôn giữ vững nguyên tắc quán triệt mục tiêu đã đề ra đối với công tác GDTC trƣờng học, coi đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của quá trình thiết kế và lựa chọn biện pháp.

- Phải xuất phát từ quyền lợi chính đáng của học sinh và nghĩa vụ của nhà trƣờng, nghĩa vụ của thầy cô giáo đối với thế hệ trẻ.

- Phải nhận thức đầy đủ giá trị chân chính của hoạt động TDTT nói chung và của GDTC trƣờng học nói riêng; coi GDTC không chỉ là phƣơng tiện chuyên biệt đối với quá trình phát triển thể lực cho học sinh, mà còn là phƣơng tiện hữu hiệu để tiến hành các hoạt động giáo dục khác của nhà trƣờng.

- Phải hội tụ và tạo đƣợc sự đồng thuận của mọi tổ chức, lực lƣợng và cá nhân trong nhà trƣờng về tính cấp thiết của vấn đề nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác GDTC cho học sinh; coi đó là nhiệm vụ chung, trách nhiệm chung của mỗi thầy cô giáo và mỗi phụ huynh học sinh.

- Phải nhận thấy mối liên hệ giữa các biện pháp trong một trật tự logíc về sự tác động và hỗ trợ lẫn nhau; về trình tự và thứ bậc đƣợc ƣu tiên giải quyết một cách có trọng điểm; về phạm vi và sức ảnh hƣởng đối với thực tiễn, để tránh sự trùng lặp hoặc chồng chéo giữa các biện pháp khi thiết kế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tận dụng có hiệu quả nền tảng của cơ chế và hiệu ứng mang tính xã hội của bộ máy quản lý.

- Coi TDTT là một loại hình phúc lợi của cộng đồng, là nhu cầu và quyền lợi đƣợc thụ hƣởng của mỗi ngƣời để tập trung lực lƣợng cùng quan tâm phát triển.

3.1.1.2. Đối với các biện pháp

- Phải xuất phát từ thực tiễn và có tác dụng góp phần giải quyết triệt để thực trạng, phù hợp với năng lực triển khai của nhà trƣờng. Có nghĩa là biện pháp đƣợc đề xuất phải đảm bảo tính khả thi.

- Mỗi biện pháp phải chứa đựng trong đó đầy đủ các yếu tố về mục tiêu, nội dung và phƣơng thức tổ chức thực hiện; phải đảm bảo tính quy trình, phù hợp với quy luật của sự chuyển hóa thông qua thời gian và sự phát triển của nhận thức.

- Khai thác có hiệu quả tiềm năng của đông đảo các lực lƣợng trong nhà trƣờng với sự nỗ lực mang tính tích cực và chủ động; chủ động tạo ra sự hợp tác giữa các đoàn thể dƣới sự dẫn dắt và giám sát của Ban giám hiệu.

- Mỗi biện pháp không chỉ cần có một lộ trình để triển khai, mà cần thiết phải có cơ chế quản lý và biện pháp mang tính hành chính để hỗ trợ hoặc thúc dục quá trình tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)