Khái niệm quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (Trang 26 - 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Khái niệm quản lý

Quản lý là một khái niệm tổng quát dùng cho cả quá trình quản lý xã hội (xí nghiệp, trƣờng học, đoàn thể…), quản lý giới vô sinh (hầm mỏ máy móc…) cũng nhƣ quản lý giới sinh vật (vật nuôi cây trồng…). Đối với quản lý xã hội, ngƣời ta chia ra ba lĩnh vực quản lý cơ bản, tƣơng ứng với ba loại hình hoạt động chủ yếu của con ngƣời: quản lý sản xuất và kinh tế, quản lý xã hội và chính trị, quản lý đời sống tinh thần.

Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý:

Theo Đại Bách khoa toàn thƣ của Liên Xô, Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau, nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chƣơng trình, mục đích hoạt động.

Quản lý là những tác động có định hƣớng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tƣợng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định.

Quản lý đƣợc hiểu là việc đảm bảo hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trƣờng, là chuyển động của hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới.

Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con ngƣời để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động.

Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều ngƣời, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội.

Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ƣu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất.

Các khái niệm nêu trên, tuy có khác nhau về quan niệm, song có chung những dấu hiệu chủ yếu sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hoạt động quản lý đƣợc tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội. - Hoạt động quản lý là những tác động có mục đích, có định hƣớng. - Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)