Khái niệm giáo dục thể chất

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (Trang 29 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Khái niệm giáo dục thể chất

Giáo dục thể chất là thuật ngữ đã có từ lâu trong ngôn ngữ của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, do bắt nguồn từ gốc Hán - Việt nên cũng có nhiều ngƣời gọi tắt giáo dục thể chất là thể dục theo nghĩa tƣơng đối hẹp. Vì theo nghĩa rộng của từ Hán - Việt cũ, thể dục còn có nghĩa là thể dục thể thao.

Thông thƣờng, ngƣời ta coi giáo dục thể chất là một bộ phận của thể dục thể thao. Nhƣng chính xác hơn, đó còn là một trong những hình thức hoạt động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cơ bản có định hƣớng rõ ràng của TDTT, một quá trình có tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục - giáo dƣỡng chung (chủ yếu trong các nhà trƣờng).

Giáo dục thể chất là quá trình giáo dục với hai đặc trƣng cơ bản: dạy học động tác và giáo dục các tố chất thể lực.

- Dạy học động tác: là quá trình truyền thụ và tiếp thu có hệ thống cách thức điều khiển hợp lý sự vận động của con ngƣời, thông qua đó hình thành nên những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản cần thiết và những hiểu biết có liên quan. Quá trình này đƣợc gọi là giáo dƣỡng thể chất.

- Giáo dục các tố chất thể lực: là quá trình tác động có chủ đích đến sự phát triển có định hƣớng các tố chất thể lực nhằm nâng cao sức lực vận động của con ngƣời.

Nhƣ vậy, giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con ngƣời.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)