Biện pháp 5: Kế hoạch hóa các hoạt động TDTT ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (Trang 94 - 96)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Biện pháp 5: Kế hoạch hóa các hoạt động TDTT ngoài giờ lên lớp

lƣới, quả cầu... cho các hoạt động ngoại khoá và tập luyện đội tuyển. Vận động các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân tài trợ kinh phí cho các giải thể thao trong trƣờng.

- Tăng cƣờng giáo dục học sinh ý thức bảo quản giữ gìn các dụng cụ tập luyện. Đồng thời xây dựng một số nội quy sử dụng dụng cụ, sân bãi trong nhà trƣờng.

- Một số sân bãi có thể giao về cho các đối tƣợng ngoài trƣờng thuê mƣớn để thi đấu trong những ngày thứ bảy, chủ nhật để có thêm kinh phí mua sắm dụng cụ và thi đấu thể thao..

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa để tăng cƣờng các nguồn lực xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học môn Thể dục và các hoạt động TDTT.

- Ban giám hiệu, tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm phải tăng cƣờng công tác kiểm tra, sử dụng thiết bị của giáo viên và dự giờ các tiết thực hành.

3.2.5. Biện pháp 5: Kế hoạch hóa các hoạt động TDTT ngoài giờ lên lớp lớp

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Tổ chức và duy trì phong trào TDTT ngoài giờ lên lớp trong nhà trƣờng là khâu trung gian nhằm dịch chuyển quá trình GDTC từ bắt buộc sang tự chọn và đến tự nguyện. Là quá trình hình thành thói quen và nhu cầu, phát triển tính tự giác và khả năng tích lũy kiến thức, kỹ năng RLTT cho học sinh trong quá trình đƣợc đào tạo tại nhà trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hơn nữa, hoạt động TDTT ngoài giờ lên lớp có tác động mạnh mẽ đến không khí của đời sống học đƣờng, là phƣơng tiện để học sinh đƣợc vui chơi giải trí một cách lành mạnh và bổ ích. Là phƣơng tiện để tăng giá trị và hiệu quả của GDTC nội khóa cũng nhƣ các hoạt động giáo dục khác của nhà trƣờng. Phong trào TDTT ngoài giờ lên lớp trong nhà trƣờng có sức thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của đông đảo HS, vì vậy nó có giá trị mở rộng và phát triển phong trào cả về phạm vi và lực lƣợng tham gia một cách nhanh chóng.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức triển khai biện pháp

Để phát triển phong trào TDTT ngoại khóa, cần thiết phải triển khai các hoạt động:

- Tăng cƣờng nguồn lực về cơ sở vật chất và thiết bị. Đặc biệt, là hệ thống sân bãi cho các môn thể thao. Có thể nói đây là một yêu cầu mang tính quyết định để mở rộng phong trào. Sự đa dạng và phong phú về nguồn cơ sở vật chất là điều kiện để đa dạng hóa loại hình hoạt động và nội dung hoạt động. Cho phép học sinh có nhiều lựa chọn môn thể thao để tham gia, có nghĩa là tạo ra sức thu hút lớn hơn.

- Với yêu cầu và mức độ của phong trào TDTT quần chúng không đòi hỏi sự chuẩn mực về kiến trúc và chất lƣợng, vì vậy với loại hình sân đơn giản việc đầu tƣ về công sức và tài chính thƣờng nằm trong khả năng giải quyết của nhà trƣờng thông qua hình thức: kết hợp giữa đầu tƣ của nhà trƣờng với đóng góp của phụ huynh học sinh và sức lao động của thầy trò toàn trƣờng.

- Xây dựng cơ chế tổ chức, quản lý và hoạt động của các câu lạc bộ TDTT, tạo sân chơi cho học sinh và có sự tham gia tập luyện của thầy cô giáo; mở rộng các hình thức giao lƣu tập luyện và thi đấu với các đơn vị cùng địa bàn.

- Kế hoạch hóa các hoạt động TDTT của nhà trƣờng trong từng năm học, nhằm tạo tính chủ động cho các đơn vị đăng ký tham gia, cũng nhƣ việc xây dựng kế hoạch tập luyện của các lớp, các đội tuyển. Điều đó còn có tác dụng nâng cao chất lƣợng chuyên môn của các vận động viên, các đội tuyển và toàn phong trào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tuyển chọn và xây dựng các đội tuyển thể thao của nhà trƣờng, lập kế hoạch duy trì tập luyện theo chu kỳ quý và năm để có điều kiện phát triển tài năng thể thao của học sinh và nâng cao chất lƣợng thi đấu tại các giải cấp huyện, cấp tỉnh. Hình thức duy trì đội tuyển cũng chính là quá trình động viên phát triển phong trào TDTT của toàn trƣờng.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)