8. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Khái niệm giáo dục
Cũng nhƣ khái niệm về quản lý, giáo dục là một khái niệm đa nghĩa, khi phân tích giáo dục với tƣ cách là một hiện tƣợng xã hội ta thấy: giáo dục là hiện tƣợng văn minh chỉ có ở xã hội loài ngƣời, về bản chất đó là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội, của các thế hệ con ngƣời.
Khi xem xét giáo dục dƣới góc độ là một hoạt động, giáo dục gồm hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Với nghĩa rộng, giáo dục là quá trình tác động của nhà giáo dục lên các đối tƣợng giáo dục nhằm hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách toàn diện (trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, kỹ năng lao động…). Quá trình giáo dục theo nghĩa rộng đƣợc thực hiện trong nhà trƣờng còn đƣợc gọi là quá trình sƣ phạm tổng thể, bao gồm hai quá trình thành phần, đó là quá trình dạy học và quá trình giáo dục.
Với nghĩa hẹp, giáo dục đƣợc hiểu là quá trình tác động của nhà giáo dục lên các đối tƣợng giáo dục để hình thành cho họ ý thức, thái độ và hành vi ứng xử với cộng đồng xã hội. Nhƣ vậy, với nghĩa hẹp khái niệm giáo dục đƣợc đặt ngang hàng với khái niệm dạy học.
Khi xem xét ở cấp độ xã hội, khái niệm giáo dục cũng đƣợc hiểu ở các cấp độ khác nhau (theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp).
Theo nghĩa rộng, khái niệm giáo dục đƣợc dùng để chỉ một hệ thống toàn vẹn của hoạt động xã hội, một phân hệ của hệ thống kinh tế - xã hội, một thiết chế xã hội đang vận động theo một phƣơng hƣớng đặc thù (có mục đích riêng), với các giai đoạn diễn biến nhất định.
Theo nghĩa hẹp, khái niệm giáo dục ở cấp độ xã hội chỉ quá trình tác động, gây ảnh hƣởng đến ý thức và hành vi ngƣời khác. Giáo dục tồn tại trong thực tiễn xã hội một cách rộng khắp, nó có thể đƣợc kiểm soát hoặc chƣa đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kiểm soát và do đó, kết quả của nó có thể phù hợp với các chế định của xã hội, nhƣng cũng có những trƣờng hợp ngƣợc lại.
Khi xem xét khái niệm giáo dục ở cấp độ nhà trƣờng, theo nghĩa rộng, giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phƣơng pháp khoa học của nhà giáo dục tới ngƣời đƣợc giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách của họ. Theo nghĩa này, giáo dục đƣợc hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh đƣợc thực hiện bởi đồng thời hai hoạt động, hai quá trình bộ phận là quá trình dạy học và quá trình giáo dục.
Theo nghĩa hẹp, khái niệm giáo dục ở cấp độ nhà trƣờng là quá trình hình thành những cơ sở khoa học của thế giới quan, niềm tin, lý tƣởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những hành vi, thói quen phù hợp với các chuẩn mực quan hệ xã hội về các lĩnh vực tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức lao động và học tập, thẩm mỹ, giữ gìn và tăng cƣờng thể chất cho học sinh.