8. Cấu trúc luận văn
1.2.3. Khái niệm quản lý giáo dục
Đối với cấp quản lý nhà nƣớc, khái niệm về quản lý giáo dục gồm có những quan niệm sau:
Quản lý giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội. [2]
Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hƣớng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính vƣợt trội của hệ thống; sử dụng một cách tối ƣu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đƣa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện đảm bảo sự cân bằng với môi trƣờng bên ngoài luôn biến động.
Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát… một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đối với quản lý giáo dục ở cấp độ một cơ sở giáo dục, có những quan niệm sau:
Là những tác động có hƣớng đích của hiệu trƣởng đến các hoạt động giáo dục, đến con ngƣời, đến các nguồn lực, đến các ảnh hƣởng ngoài nhà trƣờng một cách hợp quy luật nhằm đạt mục tiêu giáo dục.
Là quá trình thực hiện đƣờng lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của hiệu trƣởng, đƣa nhà trƣờng vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh.
Là hệ thống những tác động tự giác của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lƣợng xã hội trong và ngoài nhà trƣờng nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng.
Là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng.
Những khái niệm nêu trên bao hàm các dấu hiệu đặc trƣng sau: - Quản lý diễn ra trong một tổ chức.
- Quản lý là hoạt động có hƣớng đích.
- Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.[36]