Giáo dục thể chất trong trƣờng THPT

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (Trang 31 - 129)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Giáo dục thể chất trong trƣờng THPT

1.3.1. Vị trí, vai trò của giáo dục thể chất trong trường THPT.

Giáo dục thể chất có một vị trí vai trò vô cùng quan trọng của một Quốc gia, góp phần tích cực tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, việc đầu tƣ phát triển TDTT trong trƣờng THPT là nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, việc làm này đòi hỏi trách nhiệm, sự quan tâm và phối hợp đồng bộ không phải của riêng ngành nghề nào, đơn vị nào mà là của mọi tầng lớp trong xã hội.

Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nƣớc ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất đƣợc hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi

thọ của con người”.

Giáo dục thể chất cũng nhƣ các loại hình giáo dục khác, là quá trình sƣ phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sƣ phạm, tổ chức hoạt động của nhà sƣ phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sƣ phạm. Giáo dục thể chất chia thành hai mặt tƣơng đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dƣỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trƣng của giáo dục thể chất đƣợc gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động.

Giáo dục thể chất là một lĩnh vực thể dục thể thao xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”. GDTC giữ vai trò quan trọng trong mục tiêu giáo dục phổ thông: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.[19]

Mục tiêu giáo dục đào tạo liên quan đến sức khoẻ của thế hệ Trẻ Việt Nam. Mục tiêu của giáo dục đào tạo của chúng ta là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Muốn thực hiện mục tiêu đó, không thể coi thƣờng sức khoẻ và thể chất của thế hệ trẻ. Muốn cho các em cùng với cộng đồng có trình độ dân trí tốt ngay từ nhỏ thì phải đảm bảo cho các em có sức khoẻ tốt để các em học hành, phấn chấn trong học tập, phát huy đƣợc trí thức mà các thầy giáo truyền thụ cho các em.

Với mục tiêu đào tạo nhân lực càng cần có sức khoẻ. Có một số em đi thi Toán Quốc tế về không học tiếp lên đại học đƣợc một cách hoàn chỉ vì sức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khoẻ kém. Nhiều em học lớp năng khiếu, nhƣng ngƣời nhỏ bé mắt cận thị, hoạt động chậm chạp.

1.3.2. Nhiệm vụ của GDTC trong trường THPT

Giáo dục thể chất là một lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT) xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”. Đồng thời chƣơng trình giáo dục thể chất trong các trƣờng THPT nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh”.

Xuất phát từ quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về công tác GDTC trƣờng học, Chƣơng trình môn học GDTC trong nhà trƣờng các cấp đã xác định nhiệm vụ của GDTC trƣờng học bao gồm :

- Phát triển cân đối hình thái và chức năng cơ thể học sinh theo lứa tuổi; phát triển toàn diện năng lực thể chất; tăng cƣờng sức khỏe và khả năng chống đỡ những tác động có hại của môi trƣờng cho học sinh.

- Hình thành và hoàn thiện cho học sinh những kỹ năng và kỹ xảo vận động cơ bản trong cuộc sống; kể cả kỹ năng, kỹ xảo thực dụng và thể thao; trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về sử dụng phƣơng tiện, phƣơng pháp thể dục thể thao để tự tập luyện và tập luyện suốt đời.

- Hình thành cho học sinh những thói quen gìn giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể thƣờng xuyên, giáo dục phẩm chất đạo đức ý chí, rèn luyện tính tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin và khát vọng có cuộc sống lành mạnh trong mỗi học sinh.

1.3.3. Nội dung cơ bản của giáo dục thể chất trong trường THPT

Hoạt động giáo dục thể chất trƣờng THPT gồm hai hình thức cơ bản là giáo dục thể chất nội khóa và hoạt động TDTT ngoại khóa. Vì vậy, giáo dục thể chất trƣờng THPT có những nội dung cơ bản sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thực hiện giờ học thể dục nội khóa theo chƣơng trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tổ chức tập luyện và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi mỗi năm một lần.

- Tổ chức tập luyện ngoại khóa theo câu lạc bộ thể thao tự chọn trong nhà trƣờng.

- Ổn định hệ thống thi đấu thể thao của học sinh, sinh viên theo chu kỳ năm và nhiều năm. [7]

1.3.4. Chức năng cơ bản của giáo dục thể chất trong trường THPT

1.3.4.1. Chức năng chuyên môn

Có thể nhận thấy rõ GDTC là một bộ phận, một mặt giáo dục chuyên biệt không thể thay thế trong hệ thống giáo dục trƣờng học, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Vì vậy, GDTC trƣờng học có những chức năng chuyên môn cơ bản sau:

- Hình thành vốn quan trọng ban đầu về kỹ năng kỹ xảo vận động cho học sinh, sinh viên.

- Trang bị cho ngƣời học những tri thức cần thiết về tập luyện TDTT để phát triển thể chất, nâng cao sức khỏe.

- Tác động có chủ đích nhằm phát triển cân đối về hình thái và khả năng chức phận của cơ thể.

- Tác động có chủ đích nhằm phát triển thể lực toàn diện và từng loại hình tố chất thể lực riêng biệt: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, năng lực phối hợp vận động và năng lực mềm dẻo.

1.3.4.2. Chức năng giao tiếp và liên kết

Hoạt động GDTC và TDTT trƣờng học vừa là nội dung, vừa là phƣơng tiện của nhà trƣờng, của giáo viên để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ học cho học sinh, tạo ra sức thu hút và hấp dẫn của nội dung giáo dục và các hình thức hoạt động đoàn thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tính đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức hoạt động của TDTT tạo ra môi trƣờng và điều kiện giao lƣu cho học sinh, thông qua đó phát triển năng lực giao tiếp, quan hệ và học hỏi lẫn nhau.

Sự lành mạnh và sôi nổi của hoạt động TDTT có sức lôi cuốn, hình thành và phát triển nhu cầu rèn luyện thân thể, tinh thần đồng đội và hợp tác trong tập thể học sinh.

1.3.4.3. Chức năng truyền thông

Hoạt động GDTC và thể thao là phƣơng tiện để truyền tải những nội dung giáo dục của xã hội, của nhà trƣờng đến tập thể và từng cá nhân học sinh; là điều kiện để thông tin có hiệu quả đến học sinh những quy tắc giao tiếp và chuẩn mực đạo đức của xã hội, đồng thời là môi trƣờng để học sinh thực hành và tuân thủ những chuẩn mực đó.

Là quá trình truyền tải những giá trị chân chính của TDTT đến học sinh, hình thành và phát triển nhu cầu, hứng thú tập luyện TDTT một cách bền vững và lâu dài; cách thức và phƣơng pháp tập luyện TDTT khoa học và hiện đại.

1.3.4.4. Chức năng thẩm mỹ

Gắn liền với hoạt động TDTT không chỉ là sự hấp dẫn, mà còn là sự hoàn thiện về vẻ đẹp của cơ thể, của động tác và năng lực vận động; của thái độ và cách ứng xử với đồng đội, với đối thủ. Đó là môi trƣờng để giáo dục, bồi dƣỡng và phát triển thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh cho thanh thiếu niên học sinh.

1.4. Quản lý giáo dục thể chất ở trƣờng THPT

1.4.1. Nhiệm vụ quản lýgiáo dục thể chất ở trường THPT

Bằng những hoạt động phong phú của mình, GDTC góp phần quan trọng trong việc rèn luyện, hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất, ý chí, lòng dũng cảm, tính quyết đoán, kiên trì, ý thức tổ chức kỷ luật tạo nên nếp sống lành mạnh, vui tƣơi góp phần đẩy lùi, xoá bỏ những hành vi xấu và tệ nạn xã hội.

Hoạt động dạy học môn GDTC cùng với hoạt động dạy học của các môn học khác trong nhà trƣờng THPT là hoạt động trung tâm của nhà trƣờng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nó chi phối mọi hoạt động giáo dục khác nhau trong nhà trƣờng. Nó là con đƣờng trực tiếp và thuận lợi nhất để giáo dục thế hệ trẻ và thực hiện mục đích cao nhất của nhà trƣờng. Vì vậy, có thể nói quản lý dạy và học môn GDTC nói riêng và các môn học khác trong kế hoạch đào tạo là trọng tâm quản lý của Hiệu trƣởng.

Quản lý quá trình dạy học môn GDTC là quản lý việc chấp hành các quy định về hoạt động giảng dạy của các giáo viên và hoạt động học tập của học sinh, đảm bảo cho hoạt động GDTC đƣợc tiến hành một cách tự giác, có nền nếp ổn định, có chất lƣợng và hiệu quả cao.

Nội dung quản lý việc thực hiện mục tiêu nội dung môn học GDTC của Hiệu trƣởng chủ yếu là thông qua quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lý việc thực hiện chƣơng trình, quản lý nhắc nhở tổ chuyên môn thực hiện tốt việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp, quản lý giờ lên lớp của các giáo viên của bộ môn cũng nhƣ quản lý việc dự giờ thao giảng của các giáo viên trong bộ môn GDTC ở trƣờng THPT. Quản lý chất lƣợng thực hiện chƣơng trình dạy học thể dục và phát triển chƣơng trình dạy học thể dục trong trƣờng THPT.

1.4.2. Nội dung quản lý giáo dục thể chất ở trường THPT

Quản lý giáo dục thể chất trƣờng học luôn gắn liền với công tác quản lý hoạt động dạy và học ở mỗi nhà trƣờng, có thể cụ thể hóa gồm những nội dung cơ bản sau:

1.4.2.1. Quản lý hoạt động dạy học

- Tổ chức triển khai thực hiện chƣơng trình môn học Thể dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho học sinh.

- Quản lý, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động dạy và học của thầy và trò theo nội dung và tiêu chí đƣợc quy định tại chƣơng trình môn học. Kiểm tra và đánh giá về hình thái, thể lực của học sinh theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD&ĐT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chủ trì, giám sát các hoạt động đổi mới về nội dung, phƣơng pháp dạy và học Thể dục trong nhà trƣờng theo yêu cầu của ngành giáo dục, theo đặc thù của địa phƣơng và xu thế phát triển chung của thể thao trƣờng học.

1.4.2.2. Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Định kỳ tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và thi đấu thể thao cho học sinh, sinh viên theo kế hoạch của nhà trƣờng, của khu vực và toàn ngành.

- Tổ chức các câu lạc bộ thể thao tự chọn, duy trì và phát triển tập luyện của các đội tuyển học sinh, sinh viên nhằm thu hút và mở rộng phong trào trong toàn trƣờng.

- Sử dụng các hoạt động thể thao nhƣ một loại hình nội dung và phƣơng tiện để tổ chức và phát triển hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội; hoạt động giao lƣu của học sinh; hoạt động giáo dục học sinh ngoài giờ học.

1.4.2.3.Quản lý và nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên TDTT

- Tăng cƣờng hiệu quả giáo dục thể chất trƣờng học thông qua việc nâng cao chất lƣợng tuyển dụng đội ngũ giáo viên TDTT; thƣờng xuyên và định kỳ đánh giá, bồi dƣỡng trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên hiện có theo chuẩn nghề nghiệp.

- Sử dụng hợp lý và phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, trí lực của đội ngũ giáo viên TDTT trong các hoạt động giáo dục chung của nhà trƣờng.

1.4.2.4.Quản lý và sử dụng các hạng mục công trình TDTT

- Sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ yêu cầu của công tác giảng dạy ngoại khóa, hoạt động ngoại khóa TDTT. Đảm bảo cân đối về thiết bị và dụng cụ học tập của từng môn học so với nội dung, số lƣợng học sinh và với tần suất sử dụng trong từng giờ lên lớp.

- Quản lý, nâng cấp và vận động tài trợ, đóng góp của phụ huynh học sinh về cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC cho học sinh.

- Có kế hoạch phát triển lâu dài các công trình TDTT đáp ứng yêu cầu đổi mới môn học, yêu cầu phục vụ hoạt động tập luyện ngoại khóa của học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.4.3. Chức năng quản lý giáo dục thể chất ở trường THPT

Với tƣ cách là một nội dung quản lý thuộc quản lý hoạt động giáo dục trong trƣờng học, quản lý giáo dục thể chất thực hiện các chức năng cơ bản sau đây:

- Chức năng kế hoạch hoá: Chức năng này nhằm đƣa mọi hoạt động giáo dục thể chất của nhà trƣờng vào công tác kế hoạch với mục tiêu cụ thể, biện pháp rõ ràng, xác định cụ thể các điều kiện để thực hiện mục tiêu mà hoạt động giáo dục thể chất đã để ra.

- Chức năng tổ chức: Chức năng này yêu cầu chủ thể quản lý hình thành và phát triển tổ chức tƣơng xứng với nhiệm vụ, mục tiêu dài hạn hoặc ngắn hạn của công tác quản lý giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trƣờng THPT. Thực hiện chức năng tổ chức, đòi hỏi hiệu trƣởng phải thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục thể chất của nhà trƣờng, bố trí nhân sự thực hiện hoạt động dạy học thể chất và tổ chức hoạt động GDTC, thiết lập các mối quan hệ chỉ đạo phối hợp nhằm huy động nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ GDTC.

- Chức năng chỉ đạo: Chức năng này đòi hỏi chủ thể quản lý có trách nhiệm chỉ dẫn, động viên, giám sát, thúc đẩy, điều chỉnh và phối hợp các lực lƣợng trong nhà trƣờng tích cực, hăng hái, chủ động làm việc theo sự phân công và kế hoạch đã định của đơn vị. Thực hiện chức năng chỉ đạo hiệu trƣởng cần phải thực hiện các nội dung công tác sau đây:

+ Chỉ đạo thực hiện nội dung chƣơng trình GDTC qua hoạt động dạy học và hoạt động GDTC.

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn nâng cao năng lực cho giáo viên giảng dạy môn Thể dục.

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện nề nếp dạy học, sinh hoạt chuyên môn. + Chỉ đạo quản lý sân tập, các thiết bị dụng cụ giáo dục thể chất. + Chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới phƣơng pháp giáo dục thể chất. + Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục thể chất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chức năng kiểm tra: Chủ thể quản lý cần kiểm tra, xem xét thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (Trang 31 - 129)