Kinh nghiệm rút ra có thể áp dụng cho KBNN huyện Đại Từ trong

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 126)

5. Bố cục của luận văn

1.3.3. Kinh nghiệm rút ra có thể áp dụng cho KBNN huyện Đại Từ trong

quản lý thu NSNN

Với những thực tiễn hoạt động của công tác thu NSNN tại một số quốc gia cũng như tại hai địa phương trong nước cùng cấp hành chính với huyện Đại Từ là huyện Tứ Kỳ và huyện Thường Tín, có thể thấy rằng, việc thực hiện công tác quản lý thu NSNN trên mỗi địa phương, địa bàn còn tồn tại những vấn đề khó khăn, xuất phát từ nhiều yếu tố về con người, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế. Do đó, việc xây dựng chính sách thu NSNN cũng phải thực sự có được sự linh hoạt, người thực hiện công tác này cũng phải có sự ứng biến nhanh nhẹn với tình hình phát sinh hàng ngày trong công việc, ngoài ra vai trò của cơ quan quản lý hoạt động thu ngân sách phải được thể hiện cụ thể, rõ ràng thông qua các hoạt động xây dựng cơ chế, quy định thực hiện việc thu NS. Từ những bài học quản lý trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm phục vụ hoạt động thu ngân sách có thể áp dụng cho KBNN huyện Đại Từ đó là.

- Kho bạc nhà nước huyện cần phải có sự chủ động trong việc đề ra những chỉ tiêu về mức thu hàng năm của huyện, thông qua những số liệu từ các năm, và số liệu dự báo về sự phát triển kinh tế của địa phương trong những năm tiếp theo. Qua đó đề ra những kế hoạch, con số cụ thể trong hoạt động thu NSNN, từ đó có sự phân bổ hợp lý tới từng địa phương để thực hiện tốt nhất kế hoạch này.

- Kho bạc nhà nước với vai trò quản lý hoạt động thu, cần phải đưa ra những đóng góp hợp lý trong công tác xây dựng chính sách, quy định cho lãnh đạo của huyện, giúp lãnh đạo đưa ra được những cơ chế phù hợp với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thực tế địa phương, thực tế của kho bạc, để giúp cho hoạt động thu ngân sách tăng thêm sự hiệu quả.

- Kho bạc nhà nước huyện cũng có thể đưa ra các kiến nghị với chính quyền huyện trong việc đầu tư về con người, thiết bị phục vụ hoạt động thu ngân sách tại địa phương. Do huyện Đại Từ là một huyện lớn, với diện tích trải dài trên nhiều khu vực có cả đồi núi, do đó công tác thu của cán bộ gặp không ít khó khăn, bởi vậy cần được sự hỗ trợ tốt hơn về trang thiết bị cho công việc.

- Cần tư vấn cho lãnh đạo huyện xây dựng cơ chế phân cấp quản lý, phân cấp nhiệm vụ một cách hiệu quả, không chồng chéo, không có sự thiếu minh bạch, làm tăng khó khăn cho công tác quản lý thu NSNN của huyện nhà. Đồng thời hoàn thiện quy định về phân cấp nguồn thu cho các chính quyền cấp xã, thị trấn.

Trên đây là một vài bài học rút ra từ thực tế các công tác quản lý NSNN của các địa phương, đây mới chỉ là những bài học dưới dạng tổng quát, do đó, để có thể áp dụng được hiệu quả những bài học này, cần phải thực hiện công việc phân tích thực trạng công tác quản lý thu NSNN hiện nay tại huyện Đại Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể hơn cho KBNN huyện trong công tác quản lý này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài cần làm rõ câu hỏi nghiên cứu như sau:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu NSNN qua Kho bạc nhà nước bao gồm những vấn đề cơ bản nào?

- Trong các năm từ năm 2011 - 2013 thực trạng công tác quản lý thu NSNN qua KBNN huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên diễn biến ra sao? Những ưu, nhược, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân hạn chế như thế nào?

- Để hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN tại KBNN huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên cần những giải pháp nào?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Tác giả sẽ tiến hành chọn điểm nghiên cứu tại kho bạc Nhà nước huyện Đại từ tỉnh Thái Nguyên. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện công tác thu ngân sách qua kho bạc của huyện Đại Từ.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Để tiến hành nghiên cứu, tác giả thu thập thông tin bao gồm: thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.

* Thu thập thông tin thứ cấp:

Thu thập thông tin thứ cấp bao gồm các loại văn bản mang tính Pháp luật, Thông tư, các Nghị quyết báo cáo của cơ quan, tổ chức... đã được công bố; các loại tài liệu, các báo cáo của cơ quan, KBNN cấp tỉnh và huyện trong các năm.

Thu thập thông tin từ các loại sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học, các loại tài liệu liên quan đến công trình nghiên cứu, các tài liệu đăng tải trên webside và internet...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tác giả tiến hành thu thập thu thông tin sơ cấp: Chọn mẫu phỏng vấn với hai đối tượng, đối tượng thứ nhất là cán bộ làm công tác thu ngân sách, cán bộ của kho bạc nhà nước huyện; đối tượng thứ hai là người nộp NSNN gồm các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nộp các khoản phải nộp theo quy định.

Sử dụng công thức của Sloven,s [19, page 13] như sau:

n = N/ (1+N*e2) Trong đó: + n: Lượng mẫu chọn. + e: Độ chính xác (0,05) + N: Tổng thể mẫu Bảng 2.1. Dung lƣợng mẫu phỏng vấn STT Danh mục Tổng thể Mẫu Tỷ lệ (%) 1

Cán bộ thu NSNN (Thuế, Hải quan) và cán bộ công chức cơ quan kho bạc nhà nước

83 57 49,56

2 Người nộp NSNN (Doanh

nghiệp, tổ chức, cá nhân…) 85 58 50,44

Tổng số 168 115 100

Nguồn: Tính toán của tác giả

Sau khi tính toán thì số mẫu cần phải phỏng vấn là 115 mẫu như bảng trên Các phiếu phỏng vấn được xây dựng sẵn có nội dung phỏng vấn cụ thể, với thang đo thái độ đơn giản, loại thang đo nhiều lựa chọn, nhiều trả lời (Multiple-choice-multiple-response scale-checklist), đồng thời tính toán theo tỷ lệ %.

Nội dung phỏng vấn: Phiếu điều tra được xây dựng có đầy đủ các thông tin chủ yếu, trong đó thông tin chính là phần đánh giá thực trạng quản lý thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

NSNN ở huyện Đại Từ, được đánh giá theo các mức độ, đồng thời ý kiến tham gia nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn.

+ Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là một phương pháp thăm dò ý kiến của các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo, quản lý các phòng ban trực tiếp của Kho bạc và Trưởng, phó phòng của cơ quan liên quan như: Thuế, Hải quan. Những người này có kinh nghiệm, am hiểu về công tác thu NSNN, quản lý thu NSNN. Trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý thu NSNN, các chuyên gia này cho ý kiến về vấn đề vấn đề thu NSNN trên địa bàn thông qua một số câu hỏi định sẵn trong mẫu phiếu phỏng vấn, được phỏng vấn trực tiếp hoặc thông qua việc gửi bản hỏi qua Email, FAX… với các câu hỏi đã được soạn sẵn theo nội dung nghiên cứu về quản lý thu NSNN qua kho bạc nhà nước. Từ đó giúp cho việc đánh giá, nhận xét và xác định được các giải pháp đưa ra một cách chính xác và hoàn thiện hơn.

2.1.2. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu

Sau khi các tài liệu, số liệu đã thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê các thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin với mục tiêu nghiên cứu. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy vi tính và tổng hợp số liệu đó.

2.1.3. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích thông tin là phần quan trọng của quá trình nghiên cứu khoa học, với nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của các hiện tượng trên cơ sở số liệu đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi đặt ra đối với việc quản lý nhà nước và vai trò của nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Từ đó, phải xác định cụ thể được mức độ của các hiện tư`ợng, xu hướng và tính chất cũng như mức độ quan hệ, có thể rút ra kết luận khoa học về bản chất hoặc tính quy luật. Luận văn sử dụng một số phương pháp phân tích như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.1.3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là đối chiếu các hiện tượng kinh tế, xã hội được thể hiện định lượng có nội dung và tính chất tương tự nhau: Số lần, số phần trăm. So sánh cũng được sử dụng ở các dạng như: So sánh giữa thực hiện với kế hoạch, so sánh các giai đoạn khác nhau, so sánh các đối tượng tương tự nhau, so sánh các yếu tố hiện tượng khác biệt….

Thông qua phương pháp này cho phép ta rút ra các kết luận kết quả thực hiện công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện.

2.1.3.2. Phương pháp phân tích theo dãy số thời gian

Sử dụng phương pháp phân tích theo dãy số thời gian với khoảng cách theo thời kỳ trong dãy số 1 năm, 2 năm, 3 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về kết quả thực hiện công tác quản lý thu NSNN của huyện.

- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i ) với công thức:

i = Yi - Y1; i = 1,2,3,...

Trong đó: Yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i

Y1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

- Tốc độ phát triển có hai loại: tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc.

Công thức tính tốc độ phát triển liên hoàn (ti) phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó:

ti = Yi Yi -1 ; i=2,3,4..n

Trong đó: Yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i

Yi - 1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó

- Tốc độ phát triển định gốc (Ti) dùng phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng trong khoảng thời gian tương đối dài:

Công thức tính như sau:

T = Yi Y1 ; i=2,3,..n

Trong đó: Yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Tốc độ phát triển bình quân (¯t) được dùng để phản ánh mức độ tốc độ phát triển liên hoàn.

- Tốc độ tăng giảm định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

Thống kê các số liệu liên quan đến quản lý thu NSNN của huyện, dùng các chỉ số về so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối để đánh giá sự diễn biến và có dự báo xu hướng về các vụ việc vi phạm trên thị trường hàng hóa giữa các năm.

2.1.3.3. Phương pháp bảng biểu, đồ thị

- Bảng số liệu thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu được tổng hợp một cách lôgic, hệ thống nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng để trình bày các kết quả nghiên cứu đã thu thập được và thuận lợi phân tích cho việc phân tích so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều chiều, nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các bảng số liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các loại bảng đơn giản, bảng phân tổ và bảng tổng hợp.

- Phương pháp đồ thị là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong luận văn có sự kết hợp các con số với hình vẽ kết hợp màu sắc để trình bày mang tính sinh động các đặc trung về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng. Nhờ vậy, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp cho việc lĩnh hội thông tin dễ dàng, nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh về độ chính xác của thông tin thông kê. Tác giả đã sử dụng loại đồ thị hình cột, hình elip, mạng để biểu đạt nội dung để thấy rõ sự tồn tại, hạn chế cần những giải pháp phù hợp cho việc hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách qua KBNN trên địa bàn huyện.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu quy mô nguồn thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Quy mô nguồn thu từ kinh tế quốc doanh.

- Quy mô nguồn thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. - Tổng thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh. - Tổng chênh lệch thu, chi Ngân hàng Nhà nước.

- Tổng thu thuế sử dụng đất nông nghiệp. - Tổng thu thuế thu nhập cá nhân.

- Tổng thu lệ phí trước bạ.

- Tổng thu thuế bảo vệ môi trường.

- Tổng thu phí, lệ phí: Học phí, viện phí, phí chợ, phí GTVT, Phí thăm quan danh lam thắng cảnh, phí vệ sinh…

- Các khoản thu về đất và khoáng sản.

- Thu tại xã: Thu hoa lợi từ quỹ đất công ích, thu tiền cho thuê quầy bán hàng, thu hồi khoản chi năm trước, thu phạt, tịch thu và thu khác tại xã.

- Thu khác ngân sách.

- Thu các khoản huy động, đóng góp.

- Thu từ tài sản, thu nhập từ vốn góp của Nhà nước, thu hồi vốn của Nhà nước và thu từ quỹ dự trữ tài chính.

- Các khoản tạm thu NSNN.

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thu NS tại KBNN

- Chỉ tiêu về quy mô giá trị

- Số lượng các nguồn thu khác nhau - Tỷ lệ về số lượng các nguồn thu

- Tỷ lệ so sánh giữa các nguồn thu các năm

- Tỷ lệ các đối tượng phải nộp Ngân sách thực hiện các quy trình, thủ tục. - Số lượng các hình thức tuyên truyền, hướng dẫn các quy định thu, nộp đến với các đối tượng.

- Số lượng các cuộc thanh kiểm tra thường xuyên và đột xuất về việc thu NS đối với các đối tượng phải nộp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH QUA KBNN HUYỆN ĐẠI TỪ

3.1. Tổng quan về Kho bạc Nhà nƣớc huyện Đại Từ

3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ

3.1.1.1. Chức năng

Kho bạc Nhà nước huyện Đại Từ là cơ quan trực thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Nguyên, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định pháp luật.

Kho bạc Nhà nước huyện có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán.

3.1.1.2. Nhiệm vụ

Kho bạc Nhà nước huyện Đại Từ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: - Tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách. Kho bạc Nhà nước huyện có quyền trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)