Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 64)

5. Bố cục của luận văn

2.1.3.Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích thông tin là phần quan trọng của quá trình nghiên cứu khoa học, với nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của các hiện tượng trên cơ sở số liệu đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi đặt ra đối với việc quản lý nhà nước và vai trò của nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Từ đó, phải xác định cụ thể được mức độ của các hiện tư`ợng, xu hướng và tính chất cũng như mức độ quan hệ, có thể rút ra kết luận khoa học về bản chất hoặc tính quy luật. Luận văn sử dụng một số phương pháp phân tích như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.1.3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là đối chiếu các hiện tượng kinh tế, xã hội được thể hiện định lượng có nội dung và tính chất tương tự nhau: Số lần, số phần trăm. So sánh cũng được sử dụng ở các dạng như: So sánh giữa thực hiện với kế hoạch, so sánh các giai đoạn khác nhau, so sánh các đối tượng tương tự nhau, so sánh các yếu tố hiện tượng khác biệt….

Thông qua phương pháp này cho phép ta rút ra các kết luận kết quả thực hiện công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện.

2.1.3.2. Phương pháp phân tích theo dãy số thời gian

Sử dụng phương pháp phân tích theo dãy số thời gian với khoảng cách theo thời kỳ trong dãy số 1 năm, 2 năm, 3 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về kết quả thực hiện công tác quản lý thu NSNN của huyện.

- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i ) với công thức:

i = Yi - Y1; i = 1,2,3,...

Trong đó: Yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i

Y1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

- Tốc độ phát triển có hai loại: tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc.

Công thức tính tốc độ phát triển liên hoàn (ti) phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó:

ti = Yi Yi -1 ; i=2,3,4..n

Trong đó: Yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i

Yi - 1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó

- Tốc độ phát triển định gốc (Ti) dùng phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng trong khoảng thời gian tương đối dài:

Công thức tính như sau:

T = Yi Y1 ; i=2,3,..n

Trong đó: Yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Tốc độ phát triển bình quân (¯t) được dùng để phản ánh mức độ tốc độ phát triển liên hoàn.

- Tốc độ tăng giảm định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

Thống kê các số liệu liên quan đến quản lý thu NSNN của huyện, dùng các chỉ số về so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối để đánh giá sự diễn biến và có dự báo xu hướng về các vụ việc vi phạm trên thị trường hàng hóa giữa các năm.

2.1.3.3. Phương pháp bảng biểu, đồ thị

- Bảng số liệu thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu được tổng hợp một cách lôgic, hệ thống nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng để trình bày các kết quả nghiên cứu đã thu thập được và thuận lợi phân tích cho việc phân tích so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều chiều, nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các bảng số liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các loại bảng đơn giản, bảng phân tổ và bảng tổng hợp.

- Phương pháp đồ thị là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong luận văn có sự kết hợp các con số với hình vẽ kết hợp màu sắc để trình bày mang tính sinh động các đặc trung về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng. Nhờ vậy, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp cho việc lĩnh hội thông tin dễ dàng, nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh về độ chính xác của thông tin thông kê. Tác giả đã sử dụng loại đồ thị hình cột, hình elip, mạng để biểu đạt nội dung để thấy rõ sự tồn tại, hạn chế cần những giải pháp phù hợp cho việc hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách qua KBNN trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 64)