Nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán viên làm công tác thu NSNN qua

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 110 - 114)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1.Nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán viên làm công tác thu NSNN qua

KBNN tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

4.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán viên làm công tác thu NSNN qua KBNN qua KBNN

- Cơ sở đề xuất giải pháp

Theo kết quả phân tích ở chương 3, trong công tác quản lý thu NSNN qua KBNN huyện Đại Từ, tồn tại được rút ra là: đội ngũ KTV trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm soát thu NSNN còn có những cá nhân hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu am hiểu về kiến thức quản lý thu NSNN cũng như các kiến thức về phần mềm tin học phục vụ cho công tác hạch toán kế toán thu NSNN. Trong tất cả các hoạt động, con người luôn là chủ thể trung tâm quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động đó, bởi con người là chủ thể sống, và chỉ có con người mới có khả năng áp dụng nhưng tiên tiến vào công việc của mình để cải thiện nó. Chính vì vậy, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của các cán bộ KBNN là quan trọng và có tính quyết định đến việc triển khai các quy trình, các chính sách của cấp trên vào công tác thu NSNN tại cơ sở và việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào công tác hạch toán thu NSNN. Thiếu yếu tố này, công tác thu NSNN trở nên khó khăn và kém chính xác hơn.

- Mục đích

Xuất phát từ cơ sở nêu trên, mục đích của giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ quản lý cũng như các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác thu NSNN tại KBNN huyện Đại Từ.

- Nội dung của đề xuất

* Về trước mắt:

- Đánh giá lại đội ngũ hiệnđang làm công tác kế toán thu NSNN tại KBNN, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời cho Kế toán viên có trình độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng thêm nhận thức về công tác quản lý thu NSNN.

- Đào tạo về kỹ năng thao tác trên hệ thống thông tin cho đội ngũ kế toán viên, đặc biệt là sử dụng và khai thác TABMIS, TCS và các chương trình ứng dụng khác mà KBNN đang áp dụng. Các trương trình phần mềm ứng dụng, đặc biệt TABMIS và TCS là những chương trình có quy mô lớn, triển khai diện rộng trên toàn quốc, áp dụng những công nghệ hiện đại, có tính phức tạp cao đòi hỏi người sử dụng, khai thác phải có kiến thức về công nghệ, được đào tạo trước và trong khi sử dụng. Thường xuyên tổ chức các buổi học tập, rút kinh nghiệm giữa những kế toán viên có khả năng sử dụng khai thác tốt chương trình với những người còn yếu, thiếu kinh nghiệm và trình độ sử dụng và khai thác chương trình ứng dụng đang sử dụng; thường xuyên cập nhật những thay đổi, những hướng dẫn mới của các phần mềm ứng dụng cho đội ngũ kế toán viên.

* Về lâu dài:

-Đổi mới, hoàn thiện công tác tuyển dụng cán bộ, công chức KTNN để nâng cao chất lượng công chức tuyển dụng theo hướng: trong khâu tuyển dụng phải quan tấm đến điều kiện đủ để xây dựng đội ngũ cán bộ làm việc chuyên nghiệp như khả năng làm việc độc lập, kỹ năng phối hợp nhóm,đào tạo lại sau khi tuyển dụng đối với nghiệp vụ KTNN nói chung và đối với từng lĩnh vực theo sự phân công, bố trí công việc tuyển dụng.

+ Hiện nay, công tác tuyển dụng của Hệ thống KBNN được thực hiện tập trung tại KBNN. Căn cứ vào nhu cầu về nhân sự của các KBNN huyện, thị xã, thành phố, KBNN tỉnh tổng hợp gửi về KBNN để thông báo tuyển dụng bằng các hình thức khác nhau theo yêu cầu công việc, có thể là xét tuyển hoặc thi tuyển.

+ Việc xét tuyển và thi tuyển nhân sự của KBNN chỉ mới cụ thể đến công việc của các tổ theo cơ cấu tổ chức của KBNN cơ sở, chưa chi tiết đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ mảng công việc của từng tổ nghiệp vụ. Ví dụ: trong công tác kế toán KBNN có công việc của kế toán tổng hợp, kế toán thu NS, kế toán chi NS mà khi thi tuyển chưa thông báo cụ thể làm công việc gì của kế toán. Do vậy, để việc tuyển chọn nhân sự có tính chuyên môn hóa cao hơn cần có xây dựng kế hoạch tuyển chọn chi tiếtđến công việc cụ thể mà người đó được phân công khi thực hiện nhiệm vụđược giao.

- Đào tạo nâng cao đối với cán bộ nguồn, cán bộ chủ chốt; hoàn thiện các chế độ đãi ngộ, cơ chế chính sách đối với công chức làm kế toán nghiệp vụ để họ yên tâm công tác, yêu ngành yêu nghề, gắn bó với công việc lâu dài.

+ Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dưới nhiều hình thức như đào tạo tập trung, đào tạo tại chức; bồi dưỡng cập nhật kiến thức kinh tế - tài chính, quản lý thu NSNN; tổng kết đánh giá kinh nghiệm về công tác thu, chi NSNN để nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kinh tế, pháp luật; các đường lối, chủ trương và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hàng năm thường xuyên tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ KBNN cho tất cả cán bộ nghiệp vụ. Đồng thời, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ làm nghiệp vụ nhằm nâng cao kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp, nâng cao phẩm chất của người công chức phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

+ Hàng năm Hệ thống KBNN đều dành kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, do vậy KBNN cơ sở phải có kế hoạchđào tạo, bồi dưỡng cho từng đối tượng, từng loại hình cụ thể gửi về KBNN cấp trên đểđược cấp kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng.

+ Cần xây dựng các tiêu chuẩnđểđánh giá mứcđộ hoàn thành công việc, các thang bảng chấmđiểmđểđánh giá chất lượng của từng vị trí công tác, từ đó thực hiện khen thưởng, động viên kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần đối với những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hoặc có sáng kiến cải tiến lề lối làm việc, quy trình kiểm soát, hạch toán. Mặt khác, xử lý nghiêm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ những cán bộ sai phạm, đặc biệt là những cán bộ cố ý làm sai các quy trình nghiệp vụ, vi phạm các quy định về quản lý kinh tế gây thất thoát vốn NSNN.

- Cách thực hiện, quy trình

Bước 1: Đánh giá lại đội ngũ cán bộ của KBNN.Việcđánh giá lạiđội hiệnđang làm công tác kế toán thu NSNN có thểđược tiến hành bằng nhiều phương pháp như: người tiến hànhđánh giá xem xét trên hồ sơ của từng đối tượng cầnđánh giá về trình độ bằng cấp, thời gian tham gia công tác từ khi được tuyển dung đến giai đoạnđánh giá, đã tham gia công tác thực tế trong mảng công việcđược phân công bao nhiêu lâu, đã tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên ngành nào thuộc phạm vi công việcđang thực hiên. Có thể đánh giá qua công việc thực tế như quan sátđội ngũ kế toán viên xử lý các quy trình làm việc, thao tác trong công việc cụ thể, trong giao tiếp với khách hàng, đặt các câu hỏi kiểm tra để nắm bắt cụ thể trìnhđộ củađội ngũ kế toán viên hiện tại.

Từ việc đánh giá thực tế giúp phân loại những kế toán viên có trìnhđộ hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ để bồi dưỡng kịp thời, trước mắt như: người lãnhđạo quản lý trực tiếp tổ chức các buổi học tập nghiệp vụ để bổ sung các kiến thức còn thiếu, chỉ ra những sai lỗi trong thao tác kỹ thuật, xử lý quy trình công việcđể khắc phục kịp thời; nâng cao nhận thức cho đội ngũ kế toán viên làm công tác thu NSNN nhận thức vềý nghĩa, tầm quan trọng của công việcđang đảm nhận, cácảnh hưởng tới công viêc, tới khách hàng, tới các cơ quan thu và cơ quan liên quan khi làm sai quy trình và hạch toán không đúng. Bước 2: Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ thu NSNN và nghiệp vụ kế toán đối với các kế toán viên tại cơ sở về các hình thức thu, quy trình thực hiện thu NSNN, nâng cao trình độ sử dụng các phần mềm kế toán, tăng cường khả năng ứng dụng tin học trong quản lý thu NSNN cho các cán bộ công nhân viên của KBNN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bước 3: Quan tâm đổi mới công tác tuyển dụng, tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các cán bộ trẻ, có năng lực được tiếp cận với công việc mới. Thực hiện các biện pháp tích cực để thu hút những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế thực hiện công tác thu NSNN và quản lý thu NSNN tại KBNN.

- Điều kiện thực hiện

Để thực hiện các giải pháp được đề xuất cần có sự quan tâm sát xao và tổ chức thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc của các cán bộ quản lý KBNN và các cán bộ quản lý của các cơ quan thu. Công tác tổ chức thi và kiểm tra trình độ nghiệp vụ của các cán bộ chuyên môn cần được thực hiện nghiêm túc và khách quan. Công tác đào tạo và tuyển dụng phải luôn đi đôi với các chế độ khen thưởng, kỷ luật và lợi ích của người lao động. Có như vậy mới tạo được động lực giúp cán bộ công nhân viên của KBNN nỗ lực phấn đấu trong công việc được giao.

- Dự báo khả thi

Mức độ khả thi của giải pháp này được đánh giá khoảng 85%. Bởi đây là giải pháp thiết thực và cần thiết không chỉ đối với KBNN huyện Đại Từ mà có thể áp dụng với các KBNN cùng cấp khác. Con người luôn là yếu tố quyết định trong mọi vấn đề. Do đó, quan tâm đến đào tạo con người không bao giờ là thừa đối với cả các đơn vị đã có đội ngũ cán bộ chuyên môn tốt.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 110 - 114)