5. Bố cục của luận văn
3.1.2. Cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực của KBNN Huyện Đại Từ
KBNN huyện Đại từ chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ KBNN tỉnh Thái Nguyên và Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đại Từ, là một trong 680 KBNN trong cả nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nƣớc huyện Đại Từ
Nguồn: KBNN huyện Đại Từ
Ngay từ khi thành lập, KBNN huyện Đại Từ có 21 cán bộ, công chức (CBCC) trong đó số cán bộ nữ có 09 người, chiếm 43%, đảng viên có 09 người, chiếm 43%. Đến năm 2013 có 23 CBCC trong đó số cán bộ nữ có 15 người, chiếm 62,5%, đảng viên có 13 người, chiếm 56,5%.
Ban giám đốc có 02 người trong đó có 01 giám đốc và 01 phó giám đốc. Ban giám đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý chung các hoạt động thu - chi của KBNN huyện, đôn đốc công việc giữa các bộ phận và có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch được giao lên KBNN cấp trên.
Bộ phận Kho quỹ gồm 3 người, 1 thủ kho và hai thành viên. Bộ phận kho quỹ của KBNN huyện Đại Từ thực hiện các chức năng chủ yếu sau:
- Tham mưu, giúp Giám đốc KBNN huyện trong việc: Dự thảo các văn bản hướng dẫn; hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ quản lý tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt, tài sản quý và quản lý an toàn kho quỹ đối với KBNN huyện trực thuộc theo chế độ quy định; Bảo quản an toàn tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt và tài sản quý, các tài sản tạm thu, tạm giữ, tạm gửi và tịch thu theo quyết định của cấp có thẩm quyền tại KBNN huyện; Phối hợp với cơ quan công an huyện trong công tác bảo vệ an ninh và an toàn tài sản tại KBNN huyện. Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn kho quỹ tại huyện.
- Trực tiếp giao dịch thu, chi tiền mặt, quản lý kho, quỹ tại KBNN huyện. - Tổ chức thực hiện việc vận chuyển tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt và tài sản quý theo lệnh của cấp có thẩm quyền.
KBNN huyện Đại Từ
Bộ phận kho quỹ Bộ phận kế toán Bộ phận hành chính Ban giám đốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Thống kê, tổng hợp và báo cáo các hoạt động nghiệp vụ kho, quỹ theo chế độ quy định.
- Phối hợp với các phòng liên quan kịp thời làm rõ nguyên nhân các vụ thừa, thiếu, mất tiền, ấn chỉ đặc biệt, tài sản quý trong kho, quỹ tại KBNN huyện.
Bộ phận kế toán có 11 người, trong đó có 01 kế toán trưởng, 01 kế toán tổng hợp, 03 người làm công tác thu NSNN, 06 người làm công tác kiểm soát chi thường xuyên và công tác khác. Trong tổng số 11 người làm công tác kế toán có 01 người tốt nghiệp trung cấp còn lại 10 người đều tốt nghiệp đại học các chuyên ngành phù hợp với công việc. Chức năng chủ yếu của bộ phận kế toán trong KBNN được thể hiện như sau:
- Tham mưu, giúp Giám đốc KBNN huyện trong việc: Dự thảo các văn bản hướng dẫn; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán nhà nước, công tác thanh toán theo quy định đối với các đơn vị trực thuộc; Tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước; Tập trung và hạch toán các khoản thu NSNN tại KBNN huyện cho các cấp ngân sách theo quy định; Kiểm soát chi NSNN đối với các khoản chi thường xuyên của NSNN theo quy định; Tổ chức thực hiện công tác thanh toán tại KBNN huyện.
- Trực tiếp thực hiện công tác phát hành và thanh toán trái phiếu chính phủ.
- Thực hiện kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số liệu về thu, chi NSNN qua KBNN huyện.
- Thực hiện công tác thông tin, điện báo; báo cáo số liệu về thu, chi NSNN phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền. Tổng hợp báo cáo kế toán và báo cáo thống kê thuộc lĩnh vực kế toán theo chế độ quy định.
- Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu định kỳ số dư tài khoản của các đơn vị giao dịch mở tại KBNN huyện, tài khoản tiền gửi của KBNN huyện mở tại ngân hàng.
Bộ phận hành chính có 5 người, trong đó có 02 người làm công tác tổng hợp hành chính và kiểm soát chi XDCB và 03 người làm công tác bảo vệ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2. Thực trạng công tác quản lý thu Ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc huyện Đại Từ
3.2.1. Kết quả công tác lập kế hoạch dự toán thu ngân sách trên địa bàn
Công tác lập kế hoạch dự toán thu NSNN trong 3 năm từ 2011 - 2013 được thể hiện qua bảng số liệu 3.1. Từ bảng số liệu cho ta thấy thu NSNN của huyện biến động không lớn từ 72.455 triệu đồng năm 2011 đến năm 2013 là 72.625 triệu đồng. Trong tổng số 115 phiếu điều tra phỏng vấn, sau khi kiểm soát có 15 phiếu không đảm bảo các nội dung phỏng vấn, 15 phiếu này bị loại. Tác giả chỉ sử dụng 100 phiếu còn lại để đánh giá.
Bảng 3.1. Lập kế hoạch dự toán thu NSNN tại Kho bạc nhà nƣớc huyện Đại Từ từ năm 2011 - 2013
Stt Danh mục
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dự toán (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Dự toán (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Dự toán (Tr.đ) Tỷ lệ (%)
1 Thuế GTGT hàng sản xuất - kinh
doanh trong nước 34.958 48,24 27.139 37,58 26.649 36,69 2 Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất
trong nước 960 1,32 310 0,42 480 0,66 3 Thuế thu nhập doanh nghiệp 332 0,45 499 0,69 340 0,46 4 Thuế tài nguyên 291 0,40 340 0,47 190 0,26 5 Thuế môn bài 139 0,19 136 0,18 147 0,2 6 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 2 0,003 2 0,003 3 0,004 7 Thuế thu nhập cá nhân 1.189 1,64 885 1,22 225 0,3 8 Lệ phí trước bạ 10.180 14,05 6.221 8,61 6.636 9,13 9 Thu phí, lệ phí (học phí, viện phí, phí
giao thông vận tải, vệ sinh, …) 2.214 3,05 2.387 3,3 2.232 3,07 10 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 248 0,34 150 0,2 284 0,39 11 Thu tiền thuê mặt đất, mặt nước 1.207 1,66 1.183 1,63 1.283 1,76 12 Thu tiền sử dụng đất 16.504 22,77 24.678 34,18 28.165 38,78 13 Thu khác 4.501 6,21 8.269 11,45 5.990 8,24
TỔNG 72.455 100 72.200 100 72.624 100
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu báo cáo KBNN hàng năm
Từ số liệu kế hoạch dự toán nguồn thu NSNN của huyện trong 3 năm được thể hiện trong hình mô phỏng như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 72,624 72,455 72,2 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Biểu đồ 3.1. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trong 3 năm (2011 - 2013)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới kế hoạch dự toán thu NSNN của huyện có diễn biến trên, trong đó nguyên nhân chủ yếu là huyện Đại từ vẫn là một huyện miền núi, kinh tế - xã hội chưa thật sự phát triển, thu nhập dân cư còn thấp, số lượng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không nhiều, không có nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động. Kèm theo đó sự khai thác triệt để các nguồn thu còn nhiều hạn chế.
3.2.2. Kết quả công tác quản lý thu NSNN qua KBNN trên địa bàn
Thực hiện Thông tư 128/2008/TT-BTC, Bộ Tài chính triển khai quy trình quản lý thu NSNN theo đề án: hiện đại hóa thu nộp NSNN giữa cơ quan Thuế - KBNN - Hải quan - Tài chính. Đây là một đề án quản lý thu Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước quy định các quy trình, thủ tục thu, nộp tiền thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, hỗ trợ công tác kế toán thu ngân sách; thống nhất dữ liệu số thu về thuế của từng người nộp tiền giữa các cơ quan Thuế - KBNN - Hải quan - Tài chính; hỗ trợ việc theo dõi tình trạng thu, nộp tiền thuế, đảm bảo xác định nợ thuế kịp thời, chính xác. Thực hiện quy trình thu và quản lý các khoản thu Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước là một bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính công theo hướng đổi mới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ và hiện đại hóa. Sau nhiều năm thực hiện, việc phối hợp thu giữa các cơ quan như: Thuế - Hải quan - KBNN- ngân hàng thương mại đã tạo ra nhiều đột phá về cải cách thủ tục thu, nộp NSNN; tạo thuận lợi cho cả 3 phía: KBNN, người nộp thuế và cơ quan Thuế. Bởi các điểm giao dịch của các ngân hàng được bố trí rộng khắp trên địa bàn các quận, huyện và trung tâm thành phố, tạo thuận lợi cho người vi phạm đến nộp phạt. Đây được xem là một bước tiến mới nhằm giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, giảm tải cho cơ quan chức năng.
KBNN huyện Đại Từ là đơn vị KBNN cấp Huyện trực thuộc KBNN tỉnh Thái Nguyên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý thu NSNN trên địa bàn, ngoài việc phấn đấu hoàn thành dự toán thu do UBND đồng cấp đã phê duyệt còn thực hiện việc thu và hạch toán toàn bộ các khoản thu NSNN trên địa bàn cho các cấp Ngân sách do khách hàng nộp tại các điểm thu thuộc KBNN huyện Đại Từ quản lý. Kết quả hoạt động thu NSNN của KBNN huyện Đại Từ từ năm 2011 - 2013, như sau:
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả thực hiện thu NSNN qua KBNN theo hình thức tại huyện Đại Từ từ năm 2011 - 2013
STT DANH MỤC
NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013
Số món (Món) Số tiền (Tr.đ) Số món (Món) Số tiền (Tr.đ) Số món (Món) Số tiền (Tr.đ) I THU BẰNG TIỀN MẶT 168.990 57.922 232.365 61.382 212.687 56.908
1.1 Tại Kho bạc nhà nước 118.293 49.234 151.037 50.947 127.612 39.836 1.2 Tại Ngân hàng thương mại 50.697 8.688 81.328 10.435 85.075 17.072
II THU QUA CHUYỂN KHOẢN 40.770 18.210 120.415 19.082 156.369 23.023
II.1 Tại Kho bạc nhà nước 33.203 14.331 100.445 15.311 123.341 18.451 II.2 Tại Ngân hàng thương mại 7.567 3.879 19.970 3.771 33.028 4.572
III TỔNG CỘNG 209.760 76.132 352.780 80.464 369.056 79.931
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Qua bảng số liệu trên cho thấy:
- Năm 2011, sau 2 năm triển khai thực hiện quy trình thu theo Thông tư 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 và quy trình hiện đại hóa thu nộp NSNN giữa cơ quan Thuế - KBNN - Hải quan - Tài chính trên địa bàn huyện Đại Từ với các số liệu được tổng hợp theo hình thức thu gắn với các kênh thu NSNN được truyền nhận và hạch toán tại KBNN huyện Đại Từ đó là:
+ Về thu bằng tiền mặt tại KBNN bao gồm số thu do khách hàng nộp trực tiếp tại trụ sở KBNN; số thu do KBNN thu tại điểm thu lưu động của KBNN về hạch toán nộp tại trụ sở KBNN; số thu qua cơ quan thu sau đó nộp trực tiếp vào KBNN theo quy định. Số thu theo chỉ tiêu này năm 2011 là 168.990 món với tổng số tiền 57.922triệu đồng.
+ Thu bằng chuyển khoản qua KBNN bao gồm số thu do khách hàng mở tài khoản tại KBNN huyện Đại Từ trích tài khoản để nộp NSNN; số thu do các KBNN thu hộ KBNN huyện Đại Từ chuyển về qua chương trình tác nghiệp nội bộ của Hệ thống KBNN truyền về. Do Đại Từ mang đặc trưng của một huyện miền núi, dân cư và các tổ chức xã hội chưa được tiếp xúc nhiều với việc giao dịch qua Ngân hàng, do đó, số thu bằng chuyển khoản qua tài khoản của KBNN tại NHTM ít hơn rất nhiều so với thu trực tiếp bằng tiền mặt qua KBNN. Số thu bằng chuyển khoản qua KBNN năm 2011 là 40.770 món, chỉ tương đương với ¼ lần so với số món được thu bằng tiền mặt, tổng số tiền tương ứng thu vào NSNN là 18.210 triệu đồng, chỉ bằng ½ so với số tiền mặt thu được qua KBNN trong cùng một năm.
- Năm 2012 tổng thu NSNN qua KBNN có sự tăng lên nhưng không lớn về cả số thu và số món. Số món tiền thu được qua KBNN có tổng cộng 352.780 món, trong đó 232.365 món được thu bằng tiền mặt với 61.382 triệu đồng và 120.415 món thu qua chuyển khoản với 19.082 triệu đồng. Tổng số món tiền thu được năm 2012 đã tăng thêm được hơn 143.020 món và tổng số tiền thu được là tăng 4.025 triệu đồng. Cụ thể như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thu bằng tiền mặt tại năm 2012 tăng so với năm 2011 là 3.460 triệu đồng. Thu chuyển khoản năm 2012 tăng 872 triệu đồng.
So với thu bằng tiền mặt, số thu bằng chuyển khoản qua KBNN tăng. Nguyên nhân là do, năm 2012 là năm đầu tiên KBNN huyện Đại Từ áp dụng thông tư số 164/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài Chính ban hành để quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống kho bạc Nhà nước. Theo đó: Tất cả các đơn vị, tổ chức, cá nhân có tài khoản tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước, khi thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước phải ưu tiên thanh toán bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Chính vì vậy, số món tiền của cả hai hình thức năm 2012 đều tăng lên so với năm 2011, trong đó hình thức chuyển khoản đã được ưu tiên hơn, đồng thời qua đó cũng thể hiện sự hiện đại hóa dần lên trong công tác thu Ngân sách nhà nước qua KBNN huyện Đại Từ.
- Năm 2013 số thu NSNN trên địa bàn đạt 79.931 triệu đồng, giảm 253 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân của vấn đề này là do năm 2013 là năm kinh tế trong nước có nhiều sự biến động mạnh và ảnh hưởng khủng hoảng của nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cho lợi nhuận giảm, dẫn tới các khoản thu của NSNN giảm theo, cụ thể là các khoản thuế và phí các loại. Tuy nhiên, số tiền và số món thu qua chuyển khoản vẫn có sự tăng lên đối ngược với việc giảm đi đáng kể của các món tiền thu bằng tiền mặt. Cụ thể so với năm 2012 là: năm 2013 có 156.369 món tiền được thực hiện thông qua việc chuyển khoản với tổng số tiền là 23.023 triệu đồng, tăng thêm 3.941 triệu đồng. Mặt khác, số tiền mặt thu được chỉ có 56.908 triệu đồng, giảm đi 4.474 triệu đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Biểu đồ 3.2. Kết quả thu NSNN qua hình thức chuyển khoản qua KBNN huyện Đại Từ từ năm 2011 - 2013
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo hàng năm KBNN huyện
Tóm lại, trong 3 năm 2011- 2013, việc thu NSNN qua KBNN huyện Đại Từ đạt được một số kết quả sau:
- Tổng thu NSNN có sự tăng lên, thể hiện sự nỗ lực trong công tác thực hiện thu NSNN tại KBNN huyện Đại Từ và trong việc thực hiện đề án hiện đại hóa thu nộp NSNN giữa cơ quan Thuế - KBNN - Hải quan - Tài chính do Bộ Tài Chính đề xuất.
- Sự giảm đi của tỷ trọng số thu bằng tiền mặt, và tăng lên của số thu bằng hình thức chuyển khoản trong tổng thu NSNN qua các năm thể hiện sự nghiêm túc trong việc thực hiện và vận dụng các quy định, chính sách của cấp trên trong công tác thu NSNN tại cơ sở.
3.2.3. Kết quả công tác quản lý thu NSNN qua KBNN trên địa bàn theo hàng năm hàng năm
Căn cứ vào dự toán thu NSNN được UBND tỉnh giao, UBND huyện và KBNN huyện được giao nhiệm vụ thu triển khai giao nhiệm vụ thu NSNN