Tăng cường thẩm quyền của KBNN cơ sở trong khai thác chương trình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 114 - 118)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2.Tăng cường thẩm quyền của KBNN cơ sở trong khai thác chương trình

trình ứng dụng

- Cơ sở đề xuất giải pháp

Xuất phát từ kết quả phân tích ở chương 3, tồn tại được rút ra là: Việc hạch toán và điều tiết các khoản thu NSNN theo tỷ lệ phần trăm cho các cấp ngân sách được hưởng là một công việc khá phức tạp với rất nhiều nội dung cần theo dõi và các quy trình xử lý, từ việc hạch toán trên TCS đến việc giao diện sang TABMIS để chương trình này ghi nhận số thu vào cho NSNN theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ % các cấp NS được hưởng. Tuy nhiên việc khai báo để thực hiện công việc này vào TABMIS lại thuộc thẩm quyền của KBNN cấp trên, do vậy KBNN cơ sở thiếu tính chủ động trong công việc của mình.

Mặt khác, trong TABMIS, để thực hiện phân chia một khoản thu theo tỷ lệ % được hưởng cho các cấp ngân sách, cần phải có cơ chế để chương trình tự động làm việc này, đó là:

+ Thứ nhất: TABMIS phải có một bảng mã quy tắc mặc định mã tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thuđược khai báo vào chương trình, việc này đang thuộc thẩm quyền của KBNN cấp tỉnh đảm nhận khai báo vào TABMIS. Ví dụ: theo quy định hiện tại về tỷ lệ % điều tiết các khoản thu NSNN: khoản thu Lệ phí trước bạ nhà, đất phát sinh trên địa bàn thị trấn Hùng Sơn thuộc huyện Đại từ thì NS huyện Đại Từ được hưởng 30%, còn lại 70% được điều tiết cho NS thị trấn Hùng Sơn, để điều tiết tự động được khoản thu này trong TABMIS phải số hóa tỷ lệ này vào bảng mã danh mục mã tỷ lệ phân chia là 05 với tỷ lệ phân chia là 30% cho NS huyện, 70% cho NS thị trấn Hùng Sơn.

+ Thứ hai: TABMIS phải có một danh mục nữa đó là danh mục mã tỷ lệ phân chia, danh mục này cũngđược KBNN cấp tỉnh khai báo vào TABMIS. Ví dụ: khoản thu Lệ phí trước bạ nhà, đất phát sinh trên địa bàn thị trấn Hùng Sơn thuộc huyện Đại Từ nói ở ví dụ trên được mã hóa vào TABMIS với các nội dung cần theo dõi theo quy định trong danh mục mã tỷ lệ phân chia là: 01.2265. 1119976.757.2801.7111.05, với các ký hiệu đã số hóa và được hiểu như sau:

01: là mã quỹ quy định trong TABMIS 2265: là mã KBNN huyện Đại Từ

1119976: là mã địa bàn thị trấn Hùng Sơn 757: là mã chương của MLNS

2801: là mã nội dung kinh tế của MLNS 7111: là tài khoản thu NSNN trong TABMIS

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Như vậy khi khoản thu nói trên phát sinh, KTV của KBNN hạch toán khoản thu đó để TABMIS tự động phân chia khoản thu, TABMIS sẽ căn cứ vào hai bảng mã hóa nói trên để điều tiết theo quy định đã được cài đặt.

Hơn nữa, việc hạch toán chính xác, kịp thời các khoản thu NSNN và điều tiết đúng tỷ lệ % được hưởng các khoản thu cho các cấp NS là nhiệm vụ rất quan trọng của công tác quản lý thu NSNN qua KBNN do vậy đòi hỏi công tác này cần có sự chủ động và linh hoạt của KBNN cấp huyện, thị xã và thành phố.

- Mục đích

Việc đưa ra đề xuất nhằm mục đích đưa ra giải pháp để giúp KBNN cấp huyện, thị xã, thành phố khi có các nội dung cần khai báo bổ sung hoặc thay đổi tỷ lệ phần trăm phân chia khoản thu cho các cấp NS được hưởng vào chương trình TABMIS để chương trình tự động phân chia khoản thu cho các cấp NS được hưởng không phải báo về KBNN cấp tỉnh để khai báo, mà sẽchủ động trong việc khai báo bảng mã tỷ lệ phân chia các khoản thu NSNN và bảng quy tắc mặc định mã tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu NSNN, để phục vụ cho công tác hạch toán chính xác và thực hiện phân chia theo tỷ lệ % được hưởng các khoản thu được hưởng cho các cấp NS và công tác quàn lý thu NSNN qua KBNN được thuận lợi, từ đó góp phần cho KBNN thực hiện được tốt nhiệm vụ thu đúng, thu đủ và tập trung nhanh mọi khoản thu vào cho NSNN.

- Nội dung của đề xuất

Toàn bộ số thu NSNN qua KBNN chủ yếu phát sinh và được xử lý tại KBNN cơ sở, với rất nhiều chứng từ, nhiều nội dung phát sinh hàng ngày liên quan đến tỷ lệ % phân chia các khoản thu cho các cấp NS được hưởng cần phải khai báo, do vậy khi kế toán viên KBNN thực hiện nhận bảng kê nộp thuế hoặc chứng từ do khách hàng chuyển tới, tiến hành nhập số liệu vào chương trình trao đổi thông tin thu nộp NSNN, chương trình này đối chiếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ các thông tin về mã số người nộp tiền, nội dung các khoản nộp, mục lục ngân sách, số tiền phải nộp, kỳ thuế, mã địa bàn hành chính... do cơ quan thu cung cấp qua truyền nhận dữ liệu, từ đó dữ liệu được đẩy sang TABMIS để TABMIS thực hiện phân chia tự động theo các bảng mã đã được cài đặt sẵn.

Theo quy định hiện tại của KBNN thì: KBNN cấp huyện, thị xã và thành phố trực thuộc KBNN tỉnh không được khai báo bảng mã tỷ lệ phân chia các khoản thu NSNN và bảng quy tắc mặc định mã tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu trong TABMIS.

Với mong muốn khi chương trình TABMIS có phản hồi về việc những nội dung được TCS đẩy sang chưa được khai báo, hoặc khai báo không đúng thì Kế toán trưởng KBNN huyện, thị xã, thành phố có thể căn cứ vào các quy định hiện hành về tỷ lệ % điều tiết các khoản thu NSNN cho các cấp NS được hưởng có thể khai báo ngay những nội dung sai, hoặc thiếu trong TABMIS mà không cần báo về KHNN cấp trên để khai báo những nội dung đó.

Tăng cường thẩm quyền cho KBNN cơ sở trong khai thác sử dụng ứng dụng đang áp dụng đó là tăng cường cho Kế toán trưởng KBNN cơ sở thuộc huyện, thị xã, thành phố được thay đổi hoặc thêm các nội dung thuộc các bảng mã tỷ lệ phân chia và quy tắc mặc định mã tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu NSNN trong TABMIS và TCS

- Cách thực hiện, quy trình

Để tăng cường thẩm quyền của KBNN cơ sở trong khai thác chương trình ứng dụng cần phải thực hiện những nội dung sau:

Một là : trên TCS cần phải có bảng mã tỷ lệ phân chia các khoản thu

NSNN và bảng quy tắc mặc định mã tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu, để khi chứng từ được kế toán viên thu thao tác nhập vào chương trình này thi chương trình cũng đã xác định được ngay các thông tin được nhập vào đã có trong bảng mã tỷ lệ phân chia các khoản thu NSNN và bảng quy tắc mặc định mã tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu hay chưa, nếu đã có chương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trình ghi nhận chứng từ để sẵn sàng cho việc giao diện sang TABMIS, nếu chưa có hoặc sai thì TCS vẫn ghi nhận chứng từ đó nhưng ở tình trang chưa sẵn sàng để giao diện sang TABMIS đồng thời có phản hồi để kế toán viên thu NSNN biết và báo cho Kế toán trưởng đơn vị biết để khai báo những nội dung còn sai hoặc thiếu vào TCS và TABMIS.

Hai là: trên TABMIS cần phân quyền cho Kế toán trưởng đơn vị

KBNN cấp huyện, thị xã, thành phốcó quyền được khai báo thêm, hoặc chỉnh sửa bảng mã tỷ lệ phân chia các khoản thu NSNN và bảng quy tắc mặc định mã tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu theo quy định.

Ba là: KBNN cần phải chỉnh sửa lại quy trình thực hiện khai báo cài

đặt bảng mã tỷ lệ phân chia các khoản thu NSNN và bảng quy tắc mặc định mã tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu NSNN trên TABMIS. Cần thiết kế bổ sung chức năng nhận biết bảng mã tỷ lệ phân chia các khoản thu NSNN và bảng quy tắc mặc định mã tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu NSNN trên TCS.

- Điều kiện thực hiện

Để thực hiện giải pháp trên đòi hỏi cán bộ thực hiện công tác hạch toán của KBNN huyện cần phải có sự hiều biết về các phần mềm hạch toán nói chung và TABMIS nói riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dự báo khả thi

Mức độ khả thi được dự báo cho giải pháp này là 70% xuất phát từ lý do : cán bộ thực hiện công tác quản lý ngân sách và hạch toán thu NSNN của KBNN huyện Đại Từ có trình độ trung bình khá, và đã được đào tạo để áp dụng phần mềm TABMIS trong công tác hạch toán tại cơ sở. Thêm nữa, việc áp dụng giải pháp này kết hợp với giải pháp 1 sẽ cho mức độ khả thi cao hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 114 - 118)