5. Bố cục của luận văn
4.2.3. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa KBNN và cơ quan thu
- Cơ sở đề xuất giải pháp
Theo kết quả phân tích ở chương 3, tồn tại được rút ra là: Trong công tác tổ chức thu NSNN, trường hợp phát hiện chứng từ thu NSNN chưa chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ xác (về người nộp thuế, mục lục NSNN...), KBNN thực hiện tạm thu ngân sách (theo mục tạm thu chưa đưa vào cân đối ngân sách), đồng thời, thông báo cho cơ quan thu để xử lý; khi có xác nhận của cơ quan thu, KBNN chuyển từ mục tạm thu vào thu NSNN. Công tác này hiện nay đang có những bất cập: đó là việc xử lý các khoản tạm thu chưa đưa vào cân đối NS còn chậm, việc liên hệ để thực hiện điều chỉnh khoản thu vào NS giữa KBNN - cơ quan thu - người nộp thuế chưa kịp thời, mất thời gian và nhiều thủ tục phiền hà cho người nộp tiền.
- Mục đích
Việc đưa ra đề xuất này nhằm khắc phụcđược tình trạng: trong quá trình kiểm tra đối chiếu số liệu giữa cơ quan thu và KBNN có nhiều nội dung sai sót về mục lục NSNN, kỳ thuế, tên và mã số cơ quan thu,… phải điều chỉnh; trong quá trình giao dịch của KBNN với khách hàng có những trường hợp chưa chính xác (về người nộp thuế, mục lục NSNN...), KBNN phải thực hiện tạm thu ngân sách (theo mục tạm thu chưa đưa vào cân đối ngân sách), đồng thời, thông báo cho cơ quan thu để xử lý. Như vậy sẽ giảm được triệt để các chứng từ điều chỉnh phát sinh không đáng có trong quá trình tổ chức thu NSNN; giảmđược phiền hà cho khách hàng khi phải đi lại để đối chiếu số liệu và thực hiện điều chỉnh khoản tiền đã nộp vào NSNN bị sai; việc đối chiếu, kiểm tra số liệu và phối hợp trong công tác quản lý thu NSNN qua KBNN giữaa các cơ quan thu - cơ quan tài chính - KBNN chính xác, thuận lợi góp phần tập trung nhanh, kịp thời mọi khoản thu vào NSNN.
- Nội dung của đề xuất
Thứ nhất, về phía cơ quan thu:
+ Cần thường xuyên rà soát các thông tin về người nộp thuế truyền nhận cho KBNN với hồ sơ quản lý thuế để cập nhật các thông tin thay đổi kịp thời giúp cho KBNN khi đối chiếu dữ liệu để hạch toán vào chương trình được chính xác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Kiểm tra các nội dung liên quan đến người nộp tiền, đối chiếu với các quy định liên quan đến chính sách chế độ thu nộp, các vấn đề liên quan đến mục lục ngân sách về chương ngân sách, nội dung kinh tế.
+ Khi có yêu cầu tra soát từ phía khách hàng hoặc KBNN để phục vụ cho việc nộp tiền chính xác vào NSNN cần phải cung cấp và trả lời kịp thời để KBNN và người nộp tiền xác định ngay được các thông tin khoản nộp, tránh phải đưa vào mục tạm thu sau đó mới điều chỉnh nộp vào theo các nội dung kinh tế quy định.
+ Thiết lập đường dây điện thoại trao đổi thông tin kết nối giữa cơ quan thu - cơ quan tài chính - KBNN, giao nhiệm vụ cho những người có đủ trình độ, khả năng để trả lời và trao đổi các nội dung cần giải đáp.
Thứ hai, về phía cơ quan KBNN đồng cấp với cơ quan thu:
+ Khi nhận chứng từ hoặc bảng kê nộp thuế theo mẫu từ phía người nộp tiền cần kiểm tra chi tiết tất cả các thông tin được lập, đối chiếu với dữ liệu từ cơ quan thu đã cung cấp qua hệ thống trao đổi thông tin thu nộp NSNN đảm bảo khớp đúng mới hạch toán vào chương trình để tập hợp. Trường hợp nếu phát hiện có thông tin chưa chính xác, phải trao đổi lại với người nộp tiền để bổ sung thông tin, nếu cần thiết thông qua đường điện thoại đề nghị cơ quan thu kiểm tra và cung cấp lại thông tin trước khi hạch toán.
+ Thường xuyên cập nhật các thông tin dữ liệu về đối tượng nôp, số tiền phải nộp, mục lục ngân sách,… để phục vụ đối chiếu khi thu tiền từ người nộp tiền đến giao dịch.
- Cách thực hiện, quy trình
+ Hàng ngày, cơ quan thu và KBNN có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, đối chiếu số thu nộp NSNN đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời;
+ Trong quá trình kiểm tra, đối chiếu số thu, nộp NSNN, nếu cơ quan thu phát hiện sai sót, hoặc điều chỉnh các khoản thu, nộp ngân sách khi phát hiện khoản nộp không đúng thứ tự theo quy định, không đúng mã tên, mã số cơ quan thu, thì cơ quan thu lập 3 liên Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN (mẫu C1-07/NS kèm theo) gửi KBNN nơi đã thu NSNN để điều chỉnh. Cơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ quan thu không ghi vào phần xác nhận của cơ quan thu trên giấy đề nghị điều chỉnh;
+ Trường hợp phát hiện chứng từ thu NSNN chưa chính xác (về người nộp thuế, mục lục NSNN...), KBNN thực hiện tạm thu ngân sách (theo mục tạm thu chưa đưa vào cân đối ngân sách), đồng thời, thông báo cho cơ quan thu để xử lý; khi có xác nhận của cơ quan thu, KBNN chuyển từ mục tạm thu vào thu NSNN
+ Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện sai sót về mục lục NSNN, kỳ thuế, tên và mã số cơ quan thu,… thì người nộp thuế phải lập và gửi giấy đề nghị điều chỉnh thu nộp NSNN kèm theo chứng từ nộp tiền (bản sao và bản gốc) cho cơ quan thu. Cơ quan thu thực hiện kiểm tra, xác nhận thông tin điều chỉnh trên giấy đề nghị điều chỉnh và gửi KBNN nơi thu NSNN để thực hiện điều chỉnh;
+ KBNN kiểm tra, đối chiếu các khoản đã thu với giấy đề nghị điều chỉnh, nếu khớp đúng và phù hợp thì thực hiện điều chỉnh và ký, đóng dấu vào phần chấp nhận điều chỉnh của KBNN trên giấy đề nghị điều chỉnh thu nộp NSNN. Nếu không phù hợp, KBNN gửi lại giấy đề nghị điều chỉnh cho cơ quan thu để xử lý.
- Điều kiện thực hiện
Để thực hiện đề xuất trên một cách có hiệu quả, cần có nhiều hơn nữa các thông tư hướng dẫn quy định vai trò, chức năng của các cơ quan cũng như hướng dẫn thực hiện việc phối hợp giữa các cơ quan này đối với công tác thu NSNN trên địa bản của một địa phương cụ thể.
- Dự báo khả thi
Mức độ khả thi được dự báo của giải pháp này là 50%. Độ khả thi này thấp hơn so với hai để xuất trên là do giải pháp này không phải là giải pháp trong nội bộ mà nó là sự đóng góp vai trò của nhiều bên liên quan, trong đó có cả vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ Tài chính, do vậy việc thực hiện sẽ phức tạp hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN
Thu NSNN là một nhiệm vụ quan trọng đối với KBNN nhằm đảm bảo thu đầy đủ các khoản thu trong nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu hiện đại hoá quản lý thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước theo hướng đơn giản về thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian và thủ tục nộp tiền cho các đối tượng nộp thuế. Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin điện tử tiên tiến vào quy trình quản lý thu ngân sách nhà nước với các phương thức thu nộp thuế hiện đại, bảo đảm xử lý dữ liệu thu ngân sách nhà nước theo thời gian thực thu.
Luận văn đã thực hiện được các kết quả sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến quản lý thu NSNN qua KBNN. Trong đó luận văn cũng đã tập trung vào các hình thức quản lý thu NSNN qua KBNN, nội dung quy trình quản lý thu NSNN.
Thứ hai, thông qua quá trình trực tiếp nghiên cứu tại KBNN huyện Đại
Từ, tác giả đã tiến hành các biện pháp nhằm thu thập các thông tin sơ cấp và thứ cấp về công tác quản lý thu NSNN tại KBNN huyện Đại Từ. Qua đó, tác giả đưa ra những đánh giá về thực trạng của công tác quản lý thu NSNN tại KBNN huyện, chỉ ra các kết quả tích cực, các hạn chế yếu kém và các nguyên nhân của các hạn chế đó.
Thứ ba, thông qua thực trạng đã phân tích, tác giả đưa ra các đề xuất
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN tại KBNN huyện Đại Từ theo nội dung và trình tự thực hiện và điều kiện áp dụng rõ ràng. Các đề xuất được đưa ra có mức độ dự báo khả thi khá cao và có thể áp dụng với tình hình thực tiễn tại cơ sở.
Với chiến lược xây dựng Kho bạc Nhà nước hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước trên cơ sở thực hiện tổng kế toán nhà nước; KBNN cần quan tâm tập trung cho công tác quản lý quỹ NSNN trong đó có việc quản lý hoạt động thu NSNN. Công tác quản lý hoạt động thu NSNN là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp tham gia của nhiều tố chức thu như: cơ quan thuế, cơ quan hải quan, ngân hàng thương mại và sự ý thức của người dân đối với nghĩa vụ nộp thuế. Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp trong công tác quản lý hoạt động thu để hoạt động thu NSNN tại KBNN linh hoạt, chính xác và kịp thời là vô cùng cần thiết. Các biện pháp cho hoạt động này tại các cơ sở khác nhau sẽ có thể được áp dụng và vận dụng theo những cách khác nhau nhằm đạt được những mục tiêu riêng. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận văn chỉ là một đóng góp nhỏ cho sự phát triển của khoa học quản lý đầu tư, song do trình độ còn hạn chế, chắc chắn luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả luận văn mong muốn nhận được nhiều sự góp ý kiến của các nhà khoa học để luận văn được tốt hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (1998), số 41/1998/TT-BTC, Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tập trung, quản lý các khoản thu Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
2. Bộ Tài chính (2008), số 128/2008/TT-BTC,Thông tư hướng dẫn thu và
quản lý thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
3. Bộ Tài chính (2011), số 85/2011/TT-BTC, Thông tư hướng dẫn quy trình tổ chức, phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước - Tổng cục Thuế - Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại.
4. Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước (2008), Chiến lược phát triển KBNN
đến năm 2020, Nhà xuất bản tài chính Hà Nội.
5. Bộ Tài chính, Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính (2008), Một số vấn đề
kinh tế - tài chính Việt Nam, Nhà xuất bản tài chính Hà Nội.
6. Quốc Hội, Luật ngân sách nhà nước năm 2002.
7. Kho bạc Nhà nước, Dự án cải cách cải cách quản lý tài chính công(2006),
Hệ thống thông tin quản lý ngân sách Kho bạc (TABMIS) và những vấn
đề có liên quan, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
8. Kho bạc Nhà nước (2007), Quyết định 1116/QĐ-KBNN ngày 24/8/2007 của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành quy chế về việc thực hiện một cửa trong kiểm soát thu NSNN qua KBNN.
9. Kho bạc Nhà nước (2009), Quyết định 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành quy chế về việc thực hiện một cửa trong kiểm soát thu NSNN qua KBNN.
10. Nguyễn Thị Lệ (2013), Luận văn thạc sỹ kinh tế, những yếu tố tác động đến hoạt động quản lý NSNN ở thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.
11. Từ Quang Phương (2007), Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
12. Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước (2010), Quyết định 163/QĐ-KBNN ngày 17/3/2010 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN huyện, Quận, Thị xã, Thành phố trược thuộc tỉnh.
13. Kho bạc Nhà nước (2004), Hệ thống các văn bản về hoạt động Kho Bạc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NSNN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 05 NĂM
(2008 - 2012)
Kính chào các Bạn!
Tôi là học viên Cao học Khóa 8 Trường Đại học Thái Nguyên đang thực hiện Luận văn tốt nghiệp, cần một số thông tin của Bạn về thực trạng cơ chế chính sách và công tác điều hành thu chi NSNN ở huyện Đại Từ trong 05 năm từ 2008 đến 2012. Kính mong các Bạn dành một ít thời gian để trả lời các câu hỏi sau đây. Cũng xin lưu ý với các Bạn là không có câu trả lời nào đúng hay sai cả, mọi thông tin trả lời đều được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho Luận văn tốt nghiệp.
Theo thứ tự từ 1 đến 4, đánh giá mức độ tốt, đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu và không xác định của Bạn đối với câu hỏi (bằng cách khoanh tròn):
1: Tốt
2: Đạt yêu cầu 3: Chưa đạt yêu cầu 4: Không xác định
I. Đánh giá cơ chế chính sách trong hoạt động quản lý NSNN ở huyện Đại Từ
Đánh giá về tính minh bạch 1 2 3 4
Đánh giá về tính công bằng 1 2 3 4
Đánh giá về tính khoa học và hợp lý 1 2 3 4
Đánh giá về sự phù hợp với tình hình thực tế 1 2 3 4
II. Đánh giá công tác điều hành thu chi NSNN trong hoạt động quản lý NSNN ở huyện Đại Từ Đánh giá về tính minh bạch 1 2 3 4 Đánh giá về tính công bằng 1 2 3 4 Đánh giá về tính khoa học và hợp lý 1 2 3 4 Đánh giá về sự phù hợp với tình hình thực tế 1 2 3 4 Trân trọng cảm ơn Bạn!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phụ lục 2: Kết quả điều tra từ 100 cán bộ, công chức thuộc các phòng ban và UBND các phƣờng của huyện Đại Từ
I. Đánh giá cơ chế chính sách trong hoạt động quản lý NSNN ở huyện Đại Từ Số ngƣời đánh giá theo các mức độ 1 2 3 4 Đánh giá về tính minh bạch Đánh giá về tính công bằng Đánh giá về tính khoa học và hợp lý Đánh giá về sự phù hợp với tình hình thực tế
II. Đánh giá công tác điều hành thu chi NSNN trong hoạt động quản lý NSNN ở huyện Đại Từ
Đánh giá về tính minh bạch Đánh giá về tính công bằng
Đánh giá về tính khoa học và hợp lý
Đánh giá về sự phù hợp với tình hình thực tế
Xin cho biết đôi nét về bản thân Bạn (Tổng hợp theo số người tham gia đánh giá và thông tin kèm theo (nếu có))
1. Giới tính (Đánh dấu bên phải) Nam: 35 Nữ: 35 2. Trình độ học vấn (Đánh dấu bên phải)
Cấp 1: Cấp 2: Cấp 3: 20
Trung cấp: 12 Cao đẳng, đại học: 45 Trên đại học: 13
Tuổi đời của Bạn thuộc nhóm nào? (Đánh dấu bên phải)
Dưới 30: 03 Từ 30 đến 44: 40
Từ 45 đến 54: 20 Từ 55 trở lên: 07 3. Bạn thuộc nhóm nào? (Đánh dấu bên phải)