5. Bố cục của luận văn
1.2.1. Các yếu tố khách quan
Thứ nhất, cơ sở pháp lý
Bản chất của quản lý ngân sách nhà nước là quản lý các khoản thu dựa vào các cơ sở pháp lý theo quay định của nhà nước. Do đó, luật pháp là nền tảng cho công tác quản lý thu ngân sách được thực hiện một cách an toàn và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ bền vững. Để hoạt động quản lý các khoản thu đạt được hiệu quả cao nhất thì luật pháp phải căn cứ với thực tiễn và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thu thuế.
Thứ hai, tăng trưởng phát triển kinh tế và môi trường xã hội
Tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý các khoản thu thuế. Đối với quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP thấp, kinh tế chậm phát triển thì khả năng đóng thuế của các doanh nghiệp hạn chế và có thể còn tìm cách trốn thuế, nợ thuế. Nếu kinh tế tăng trưởng và phát triển mạnh, nền kinh tế ổn định kéo theo sự phát triển của các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp phát triển thì sẽ chủ động hơn trong việc đóng thuế giúp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế.
Thứ ba, chính sách của chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước
Hoạt động quản lý thu thuế gắn liền với các chính sách của chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước. Công tác quản lý các khoản thu thông qua hệ thống luật pháp, các chính sách. Một sự thay đổi về chính sách sẽ có những tác động nhất định đến công tác quản lý các khoản thu ngân sách. Chính sách quản lý và điều hành của cơ quan nhà nước có tác động rất lớn tới các hoạt động của hệ thống thuế trong đó có công tác quản lý thu thuế đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế thị trường hiện nay, công tác quản lý các khoản thu thuế còn nhiều bất cấp. Vì vậy chính sách quản lý điều hành của nhà nước cần phải được ổn định và đồng bộ thì mới tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý các khoản thu.