Hạch toán kế toán báo cáo, quyết toán thu NSNN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 126)

5. Bố cục của luận văn

1.1.14.Hạch toán kế toán báo cáo, quyết toán thu NSNN

* Hạch toán thu NSNN:

- KBNN tổ chức hạch toán kế toán thu NSNN theo chế độ kế toán do Bộ Tài chính quy định. Việc hạch toán kế toán phải đảm bảo đúng niên độ ngân sách và mục lục NSNN. Các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của ngân sách năm trước nhưng nộp trong thời gian chỉnh lý quyết toán thì hạch toán vào niên độ năm trước. Nếu nộp sau thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách năm trước, thì phải được hạch toán vào thu ngân sách năm sau;

- Trường hợp các khoản thu ngân sách bằng chuyển khoản qua ngân hàng thiếu yếu tố để hạch toán thu NSNN, thì KBNN hạch toán vào tài khoản tạm thu; đồng thời, thông báo cho các đối tượng liên quan (ngân hàng, cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ quan thu, người nộp thuế…) để kiểm tra, đối chiếu và bổ sung thông tin để chuyển nộp ngân sách theo đúng quy định;

- Đối với các khoản thu ngoài cân đối NSNN, KBNN hạch toán tạm thu chưa đưa vào cân đối NSNN;

- Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ, KBNN hạch toán vào tài khoản tạm thu, tạm giữ. Khi xử lý các khoản trên tài khoản tạm thu, tạm giữ, KBNN căn cứ vào quyết định hành chính hoặc văn bản, chứng từ hợp pháp, hợp lệ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan quyết định việc tạm thu, tạm giữ, cơ quan được giao quản lý khoản tạm giữ,…). Đến cuối ngày 31/12, các khoản tạm thu, tạm giữ chưa có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được chuyển số dư sang năm sau tiếp tục theo dõi xử lý;

- Đối với các cơ quan, đơn vị có phát sinh khoản thu NSNN được giữ lại để chi theo chế độ quy định, định kỳ phải lập báo cáo chi tiết các khoản thực thu, thực chi gửi cơ quan tài chính. Căn cứ lệnh ghi thu ngân sách, lệnh chi tiền do cơ quan tài chính chuyển đến, KBNN thực hiện hạch toán thu, hạch toán chi NSNN;

*Báo cáo, quyết toán thu NSNN:

Việc báo cáo định kỳ tình hình thu NSNN, báo cáo kế toán, quyết toán thu NSNN của ngân sách các cấp được lập theo đúng mẫu biểu, mục lục NSNN và thời hạn quy định của Bộ Tài chính.

1.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thu Ngân sách Nhà Nƣớc qua KBNN

1.2.1. Các yếu tố khách quan

Thứ nhất, cơ sở pháp lý

Bản chất của quản lý ngân sách nhà nước là quản lý các khoản thu dựa vào các cơ sở pháp lý theo quay định của nhà nước. Do đó, luật pháp là nền tảng cho công tác quản lý thu ngân sách được thực hiện một cách an toàn và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ bền vững. Để hoạt động quản lý các khoản thu đạt được hiệu quả cao nhất thì luật pháp phải căn cứ với thực tiễn và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thu thuế.

Thứ hai, tăng trưởng phát triển kinh tế và môi trường xã hội

Tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý các khoản thu thuế. Đối với quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP thấp, kinh tế chậm phát triển thì khả năng đóng thuế của các doanh nghiệp hạn chế và có thể còn tìm cách trốn thuế, nợ thuế. Nếu kinh tế tăng trưởng và phát triển mạnh, nền kinh tế ổn định kéo theo sự phát triển của các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp phát triển thì sẽ chủ động hơn trong việc đóng thuế giúp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế.

Thứ ba, chính sách của chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước

Hoạt động quản lý thu thuế gắn liền với các chính sách của chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước. Công tác quản lý các khoản thu thông qua hệ thống luật pháp, các chính sách. Một sự thay đổi về chính sách sẽ có những tác động nhất định đến công tác quản lý các khoản thu ngân sách. Chính sách quản lý và điều hành của cơ quan nhà nước có tác động rất lớn tới các hoạt động của hệ thống thuế trong đó có công tác quản lý thu thuế đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế thị trường hiện nay, công tác quản lý các khoản thu thuế còn nhiều bất cấp. Vì vậy chính sách quản lý điều hành của nhà nước cần phải được ổn định và đồng bộ thì mới tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý các khoản thu.

1.2.2. Các yếu tố chủ quan

1.2.2.1. Yếu tố nguồn nhân lực

- Trong Quản lý thu NSNN qua KBNN, đội ngũ làm công tác kế toán KBNN đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quản lý an toàn tiền và tài sản của Nhà nước, kịp thời cung cấp các thông tin về tài chính, ngân sách cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương phục vụ cho việc quản lý, điều hành hiệu quả ngân sách các cấp. Theo báo cáo của Vụ Kế toán Nhà nước - KBNN, tính đến tháng 10-2011, tổng số cán bộ làm kế toán là 5.003 người, chiếm gần 40% tổng số CBCC của hệ thống KBNN. Theo đánh giá của Vụ Kế toán Nhà nước, đội ngũ cán bộ kế toán nghiệp vụ thuộc hệ thống KBNN có trình độ chuyên môn tốt; Mặc dù vậy, trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, công tác kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước nói chung còn chưa được tổ chức đồng bộ, nhất quán về phạm vi, nội dung và phương pháp nên số liệu thu, chi NSNN giữa KBNN, cơ quan tài chính, cơ quan thu và các đơn vị dự toán chưa có sự thống nhất, gây khó khăn cho việc tổng hợp và phân tích số liệu phục vụ công tác quản lý và điều hành NSNN. Đặc biệt, theo lộ trình thực hiện mô hình Tổng KTNN thì đội ngũ kế toán cần tăng cường cả về chất và lượng

1.2.2.2. Yếu tố công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là cụ không thể thiếu trong phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước, nâng cao hiệu quả làm việc, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước.

Việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ không chỉ là hiện đại hóa công nghệ quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc mà còn đem lại những lợi ích đáng kể - những giá trị gia tăng vô hình - cho các khách hàng của KBNN.

Hệ thống CNTT KBNN đã được triển khai rộng khắp trên toàn hệ thống từ trung ương tới 63 KBNN tỉnh, thành phố và gần 700 KBNN quận, huyện. 100% các đơn vị KBNN đã có mạng cục bộ đáp ứng tốt yêu cầu kết nối phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của KBNN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý thu NSNN ở một số Quốc gia

1.3.1.1. Quản lý thu NSNN tại Cộng hòa Liên Bang Đức

Cộng hòa Liên Bang Đức là một quốc gia lập hiến, có tính dân chủ và xã hội. Theo hiến pháp, liên bang có ba cấp hành chính: liên bang, tiểu bang (16 tiểu bang) và cấp xã (khoảng 16.000 xã). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiến pháp CHLB Đức quy định: quyền lực Nhà nước nằm ở liên bang và các tiểu bang, mổi cấp có chức năng riêng của nó. Các xã có quyền giải quyết các nhiệm vụ của mình dưới sự lãnh đạo của chính phủ bang. Mỗi tiểu bang đều có hiến pháp riêng, có chính phủ, quốc hội và bộ máy hành chính riêng. Về nguyên tắc mỗi cấp hành chính làm việc độc lập và thực hiện các nhiệm vụ do hiến pháp quy định. Liên bang và các tiểu bang đều gánh chịu các chi phí phục vụ cho các nhiệm vụ của mỗi cấp. Liên bang, các tiểu bang, và các xã đều có ngân sách độc lập. Các ngân sách này phải đáp ứng các nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế, chính phủ liên bang không có quyền can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền của cấp dưới và cũng không có quyền can thiệp vào chính sách của các bang.

Xuất phát từ việc có ba cấp ngân sách thực hiện các nhiệm vụ riêng của mình nên các khoản thu của công dân nhằm tài trợ cho việc giải quyết các nhiệm vụ công cộng được phân chia vào các quỹ khác nhau. Nguồn thu quan trọng nhất là nguồn thu từ thuế. Việc phân phối số thuế thu được áp dụng theo ba hệ thống phân phối như sau:

- Các loại thuế dành riêng cho mỗi cấp ngân sách. Ví dụ do liên bang hoặc tiểu bang.

- Tất cả các khoản thu thuế đều tập trung vào một quỹ rồi chia cho từng cấp: liên bang, tiểu bang, xã.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cấp ngân sách xã chịu trách nhiệm tài trợ cho các nhiệm vụ công cộng ở địa phương như hệ thống cung ứng và cung cấp dịch vụ(nước, năng lượng điện, giải quyết chất thải, bảo dưỡng đường xá...)và quản lý các tài sản khác ở địa phương. Ngân sách xã cùng ngân sách tiểu bang thực hiện các nhiệm vụ về giáo dục,văn hóa được tiểu bang và liên bang ủy nhiệm giải quyết một số khoản trợ cấp xã hội.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, ngân sách các xã được thu các loại thuế môn bài, thuế đất (phải trích một phần để nộp lên bang và các tiểu bang). Ngoài ra cấp xã còn thu các loại thuế khác qui mô không lớn như: thuế nước giải khát, mở dịch vụ ăn uống, giải trí,... đáng lưu ý là hiến pháp cho phép các xã, các tiểu bang được tự quy định các khoản thu ngoài khoản thu của liên bang quy định. Tuy nhiên, điều này không gây tình trạng tùy tiện trong việc quy định và tổ chức thu của các địa phương. Bởi vì,, việc quy định các khoản thu phải tuân theo các nguyên tắc do pháp luật quy định. Mặt khác, nhà chức trách địa phương cũng phải cân nhắc kỹ càng, nếu quy định quá nhiều thứ thuế, các doanh nghiệp sẽ chuyển vốn đầu tư sang địa phương khác để kinh doanh, dân chúng không tín nhiệm bộ máy hành chính của địa phương nữa.

Ngoài các khoản thu cấp xã được hưởng và được trợ cấp từ liên bang và tiểu bang, phần thiếu hụt sau khi cân đối thu - chi, thì ngân sách xã được phép vay các Ngân hàng thương mại ở tại địa phương để bù vào khoản mất cân đối đó và được cân đối trả nợ vào niên độ ngân sách năm sau.

Qua đó, có thể thấy rằng, hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cộng hòa Liên Bang Đức được phân bổ chủ động cho các cấp chính quyền địa phương, tại mỗi cấp, đều đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động thu, chi ngân sách theo những yêu cầu sử dụng tại từng cấp chính quyền. Bên cạnh việc quản lý thu ngân sách tại địa phương, có những khoản ngân sách được thu tập trung sau đó mới phân bổ cho các địa phương thì chủ yếu công tác thu ngân sách được chính quyền Liên bang thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hoạt động thu ngân sách theo địa phương được thực hiện dưới sự quản lý trực tiếp của chính quyền địa phương. Chính quyền mỗi địa phương tự có quyền đưa ra các khoản thu từ các loại thuế ngoài những loại thuế quy định chung, nhưng vẫn không vượt qua các quy định, giới hạn do đó hoạt động thu ngân sách tại địa phương vẫn đảm bảo được tính ổn định.

1.3.1.2 Quản lý thu NSNN tại Công hòa Pháp

- Tổ chức hành chính: Nước Cộng hòa Pháp là một nước thống nhất, có 26 vùng, 100 tỉnh và 35.600 xã. Trong từng cấp hành chính nói trên đều có cơ quan quyền lực do dân bầu và cơ quan hành chính Nhà nước.

Cơ quan quyền lực cao nhất của Quốc gia là Quốc hội (Hạ viện), ở các cấp địa phương là hội đồng nhân dân, các cơ quan này do dân bầu và là cấp có thẩm quyền quyết định ngân sách. Quốc hội quyết định phân bổ ngân sách trung ương, hội đồng nhân dân quyết định phân bổ ngân sách trong từng đơn vị hành chính địa phương.

Cơ quan hành chính của Quốc gia là Chính phủ, ở các cấp chính quyền địa phương là UBND (Tòa thịchính). Về mặt ngân sách, cơ quan hành chính các cấp có nhiệm vụ xây dựng dự toán và tổ chức thực hiện ngân sách đã được Quốc hội (Hội đồng nhân dân) quyết định.

- Hệ thống ngân sách của Pháp bao gồm: + Ngân sách Trung ương.

+ Ngân sách vùng. + Ngân sách tỉnh. + Ngân sách xã.

Do quy mô xã và ngân sách xã của Cộng hòa Pháp rất khác nhau, có xã chỉ vài trăm dân, có xã lên tới hàng triệu dân. Vì vậy, gần đây ở Pháp đã bước đầu hình thành một tổ chức mới là liên xã. Liên xã được hình thành để giải quyết một số nhiệm vụ của các xã vừa và nhỏ mà những nhiệm vụ này thường vượt quá khả năng của từng xã như giải quyết nước thải, môi trường,... Để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ khuyến khích thành lập các liên xã, Chính phủ Trung ương thường khuyến khích thông qua việc bổ sung trợ cấp cho liên xã. Ngoài nguồn bổ sung từ ngân sách trung ương như trên, liên xã còn có nguồn thu từ đóng góp của các thành viên.

Ngân sách các cấp của Cộng hòa Pháp độc lập với nhau, không có quan hệ thứ hệ thứ bậc, trên dưới mà ch ỉcó quan hệ bổ sung từ Ngân sách Trung ương cho Ngân sách cấp dưới. Việc phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cho các cấp được thực hiện theo nguyên tắc những nguồn thu lớn (thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng), những nhiệm vụ chi trọng yếu (quốc phòng, an ninh,...) thuộc nhiệm vụ Ngân sách Trung ương. Những nguồn thu nhỏ hơn (thuế nhà ở, thuế đất,...) và những nhiệm vụ chi gắn với dân (giáo dục, vệ sinh môi trường...) được phân giao cho các cấp địa phương.

Để đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ trên, nhìn chung từng cấp Ngân sách đều có các khoản thu từ thuế và thu tiền vay để đầu tư. Ngoài ra Ngân sách các cấp chính quyền địa phương còn được bổ sung từ Ngân sách Trung ương.

- Ngân sách Trung ương.

Các khoản thuế (hưởng 100%) gồm: Thuế giá trị gia tăng, Thuế doanh nghiệp, Thuế thu nhập (thu nhập cá nhân và thu nhập công ty). Vay để đầu tư. Hoạt động thu ngân sách của Trung ương được triển khai qua các thuế đóng trên các địa bàn.

- Ngân sách các cấp chính quyền địa phương.

Thu từ thuế (chiếm khoảng 60% tổng thu Ngân sách địa phương) gồm: Thuế nhà ở, Thuế đất đai (gồm thuế đất xây dựng và thuế đất không xây dựng), Thuế nghề nghiệp (đánh vào giá trị tài sản hữu hình và quỹ lương).

Thu trợ cấp từ Ngân sách Trung ương (chiếm khoảng 30% tổng thu Ngân sách địa phương) do các cấp chính quyền địa phương độc lập với nhau nên mỗi cấp đều được nhận trợ cấp trực tiếp từ Ngân sách Trung ương. Bao gồm một số loại trợ cấp sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Trợ cấp cân đối: Khoản trợ cấp này được xác định theo nhiều tiêu thức, trong đó tiêu thức cơ bản nhất là dân số, mức độgiàu nghèo của địa phương... Về nguyên tắc này được xác định theo từng năm, nhưng vừa qua các địa phương đã thảo luận với Chính phủ ổn định mức bổ sung trong 3 năm nhưng Chính phủ phải giữ ổn định tỷ lệ lạm phát.

+ Trợ cấp đầu tư bao gồm:

Trợ cấp hỗ trợ mua thiết bị đầu tư: Khi các địa phương thực hiện xây dựng các công trình, dự án thuộc đối tượng đầu tư của Ngân sách sẽ được Trung ương xem xét, hỗ trợ.

Trợ cấp bằng việc thoái thu một phần thuế giá trị gia tăng để địa phương có nguồn đầu tư.

+ Trợ cấp để bù đắp thiếu hụt nguồn thu của địa phương khi thực hiện chính sách miễn thuế cho một số đối tượng trong chính sách thuế Trung ương quy định (ví dụ: theo quy định người nghèo được miễn thuế nhà ở, do thực

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 126)