Kinh nghiệm về quản lý thu NSNN một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 58)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2. Kinh nghiệm về quản lý thu NSNN một số địa phương trong nước

1.3.2.1. Kinh nghiệm của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Huyện Tứ Kỳ là một huyện lớn của Tỉnh Hải Dương về diện tích, dân số, tuy nhiên là có nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế, xã hội do địa bàn chủ yếu đều là vùng đất đồng bằng châu thổ, thích hợp với hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, dưới định hướng đúng đắn trong công tác phát triển kinh tế của huyện những năm qua. Huyện Tứ Kỳ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ để phát triển trở thành một trong những huyện dẫn đầu của tỉnh Hải Dương về sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, chăn nuôi quy mô lớn. Đồng thời, hoạt động thương mại, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và công nghiệp trong huyện cũng được đầu tư. Với những sự phát triển nhanh chóng như vậy, tình hình thu NSNN của huyện cũng được cải thiện tốt trong những năm qua. Công tác quản lý thu NSNN tại huyện cũng được thực hiện tốt, mang lại hiệu quả cao, giúp cho huyện Tứ Kỳ càng có thêm nguồn vốn đầu tư phát triển. Một số điểm mạnh trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước của huyện Tứ Kỳ là.

-Các cơ quan quản lý ngân sách đã triển khai thực hiện tốt các văn bản chính sách, chế độ và pháp luật về tài chính ngân sách kế toán, kiểm toán trên địa bàn huyện. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước và của địa phương về lĩnh vực tài chính ngân sách theo phân cấp. Việc huy động đóng góp của các tổ chức cá nhân thuộc thẩm quyền cấp huyện trình lên các cơ quan có thẩm quyền cao hơn, hướng dẫn các cơ quan nhà nước, đơn vị dự toán nhà nước thuộc cấp huyện, UBND xã, thị trấn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của cơ quan tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chính cấp trên. Đặc biệt đã thực hiện tốt vai trò của mình vè việc hướng dẫn kiểm tra việc quản lý tài chính ngân sách.

-Thực hiện chế độ tài chính, kế toán của chính quyền cấp xã, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, tổ chức hợp tác và cơ quan hành chính sự nghiệp, phối hợp vói các cơ quan thu trong việc quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn các huyện, phối hợp với kho bạc nhà nước thực hiện đầy đủ kịp thời, đúng chế độ tiêu chuẩn cho các đối tượng sử dụng ngân sách kiểm tra và xét duyệt quyết toán và thẩm định quyết toán cho các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp. Công tác thẩm định và quyết toán thu ngân sách huyện (bao gồm quyết tóan thu ngân sách huyện, ngân sách xã). Thực hiện tốt công tác báo cáo tài chính ngân sách theo luật Ngân sách nhà nước và các quy định của cơ quan tài chính cấp trên tổ chức thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư đã hoàn thành trình UBND huyện phê duyệt, đặc biệt là nguồn ngân sách địa phương được phân cấp, quản lý nguồn kinh phí được ủy quyền của cấp trên.

- Các khoản thu Ngân sách nhà nước đều thực hiện qua sổ sách kế toán tương đối rõ tàng sự tham gia của chính quyền đến công tác thu Ngân sách nhà nước đã có những tác động tích cực: Các khoản thu thực hiện thuận lợi hơn, hoàn thành trước thời gian quy định. Tình trạng lạm thu vượt chi trái với quy định được chấn chỉnh, tình trạng nợ sinh hoạt phí, tiền lương không còn tồn tại.

-Huyện luôn hoàn thành dự toán năm trong đó thu phí, lệ phí là các khoản thu thường niên trong 3 năm 2010, 2011, 2012 đóng góp vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách huyện. Các khoản thu có tính chất quyết định đến số thu này là thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thu tiền thuế đất, thu tiền sử dụng đất luôn chiếm từ 80 - 90% tổng thu ngân sách. Việc phân cấp nguồn thu được thực hiện giũa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách địa phương, tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa cấp ngân sách địa phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ và bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới thực hiện đúng ổn định theo nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND.

-Đối với năm ngân sách trong thời kỳ ổn định ngân sách các huyện bổ sung cân đối thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương, thực hiện cơ chế cân đối nguồn thu tiền sử dụng đất trong cân đối ngân sách địa phương phục vụ tốt việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và việc sử dụng một nguồn thu này để thực hiện công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

-Các cơ quan thu ngân sách trên địa bàn huyện đã triển khai tốt trong việc giao nhiệm vụ thu ngân sách cho các đơn vị thuộc cấp chính quyền dưới đảm bảo mức phấn đấu cao hơn tối thiểu 5 % mức dự toán thu ngân sách thủ tướng chính phủ giao. Việc phân bổ và giao dự toán thu ngân sách đã thực hiện trên cơ sở đánh giá kế hoạch thực hiện thu ngân sách năm. Căn cứ các luật thuế, các chế độ thu, mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành từng lĩnh vực. Khả năng phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ cụ thể của các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh yêu cầu thực hiện chống thất thu gian lận thương mại. Thực hiện chính sách miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật.

-Cơ quan quản lý ngân sách huyện đảm bảo thu đúng thu đủ thu kịp thời theo quy định của pháp luật. Tổ chức triển khai thực hiện tốt các luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn của chính phủ của bộ tài chính để nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý thuế. Rà soát tình hình sử dụng đất trên địa bàn, pháp hiện các trường hợp đấu trúng giá đất nhưng chưa nộp tiền sử dụng đất, những tổ chức cá nhân đang sử dụng đất nhưng chưa nộp tiền sử dụng đất, thuế nhà đất.

-Thực hiện việc thu phí lệ phí theo đúng quy định của pháp luật, các địa phương đã triển khai thực hiện tốt chỉ thị số 24/ 2007/CP- TTG ngày 01/11/2007 của thủ tướng chính phủ về tăng cường trấn chỉnh thực hiện theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ quy định của pháp luật về phí, lệ phí chính sách huy động và đóng góp của nhân dân. Thực hiện không thu những khoản thu phí lệ phí không có tên trong danh mục chi tiết phí, lệ phí theo nghị định số 24/2006/NĐ- CP ngày 6/03/2006 sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 57/2002 NĐ - CP ngày 03/06/2002 của chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí lệ phí. Các khoản phí, lệ phí có tên trong danh mục chi tiết phí, lệ phí nhưng chưa có văn bản hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền đã thực hiện không thu. Tăng cường công tác quản lý tài sản công, quản lý sử dụng đất đai từ khâu quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, chuyển nhượng đất đai để quản lý thu ngân sách đầy đủ kịp thời theo đúng quy định nhất là trong những khoản thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, đảm bảo chống thất thoát lãng phí tài sản công.

-Huyện Tứ Kỳ đã có sự chú trọng phát triển khôi phục ngành nghề thủ công truyền thống thương mại dịch vụ thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ kinh tế cho các cán bộ kinh tế, đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp và chuyển giao công nghệ kĩ thuật đến với sản xuất. Cần phải có những biện pháp kịp thời đối với doanh nghiệp làm ăn thua nỗ, nợ đọng kéo dài, chú trọng tăng cường sản xuất nâng cao năng suất lao động, tích lũy sản xuất, đầu tư vào những ngành có tính chất đầu tàu kích thích các ngành sau phát triển như công nghiệp cơ khí, điện tử, lắp ráp phụ tùng xe máy. Khuyến khích các ngành sử dụng nhiều lao động như may mặc, giầy da. Kinh tế hộ gia đình có vai trò quan trọng trong việc tăng thêm các khoản thu cho những người lao động nhàn rỗi chưa có công ăn việc làm, bổ sung một số chi phí cần thiết bình ôn đời sống người dân, tận dụng được những diện tích đất khai hoang những đất chưa sử dụng. Điều này là một định hướng dài hạn và có tầm nhìn trong công tác phát triển nguồn thu NSNN tại địa phương.

Mặc dù đã có sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhà nhân dân trong huyện, nhưng công tác thu ngân sách tại huyện Tứ Kỳ vẫn còn tồn tại những vấn đề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ mang tính vĩ mô xuất phát từ cơ chế quản lý thu của chính quyền huyện, tỉnh. Những hạn chế của hoạt động quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Tứ Kỳ đó là:

- Việc phân cấp nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương, tỷ lệ % phân chia ngưồn thu giữa các cấp ngân sách địa phương còn nhiều điểm chưa hợp lý. Thực hiện cơ chế cân đối thu tiền sử dụng đất trong cân đối ngân sách địa phương phục vụ đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và sử dụng một phần từ nguồn thu phục vụ công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu, hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất còn hạn chế.

- Thời gian phân bổ giao dự toán thu ngân sách còn chồng chéo các cơ quan quản lý thu tuy đã tổ chức triển khai thực hiện ngay từ đầu năm nhưng đôi khi chưa đảm bảo chỉ tiêu thu. Công tác thực hiện luật quản lý thuế, tình hình sử dụng đất thu phí, lệ phí còn chưa sát thực tế.

- Thu nghĩa vụ công ích ngày càng giảm, đặt các khoản thu phí lệ phí còn sai chế độ chưa thực hiện công khai hóa các khoản thu.

1.3.2.2. Kinh nghiệm của huyện Thường Tín, thànhphố Hà Nội

- Trong những năm qua, huyện Thường Tín luôn là một địa phương có thành tích hoàn thành xuất sắc công tác thu ngân sách trên địa bàn huyện, nguồn thu luôn vượt chi, và đảm bảo thặng dư ngân sách. Kết quả đó là do nhiều nguyên nhân, và có thể kể đến một vài nguyên nhân do quá trình điều hành, quản lý hoạt động thu NSNN tại huyện như sau.

- Nhìn chung, huyện đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ của phòng tài chính kế hoạch huyện Thường Tín đã tổ chức lập dự toán, chấp hành quyết toán thu ngân sách, công tác dân vận thực hiện các khoản thu một cách rõ ràng. Các cán bộ phòng tài chính kế hoạch luôn được tập huấn thường xuyên, thực hiện chế độ đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Phòng có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực mà mình phụ trách, cán bộ cấp trên có sự chỉ đạo, hướng dẫn thường xuyên tới các phòng ban thực hiện việc kiểm tra chỉ đạo từng mảng hoạt động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Tình hình thực hiện thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện được thực hiện nghiêm túc, thu đã vượt chi đảm bảo thặng dư ngân sách. Các khoản thu hầu hết đều được thực hiện tăng dần quan các năm nhờ công tác vận động, kiểm tra của cán bộ thuế cũng như việc tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ thuế.

- Các cơ quan quản lý trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt các văn bản mà nhà nước giao về tài chính ngân sách, kế toán, kiểm toán trên địa bàn huyện. Đối với các khoản thu phí, lệ phí phối hợp với kho bạc nhà nước thực hiện chế độ tài chính kế toán của chính quyền cấp xã, cơ quan hành chính sự nghiệp một cách kịp thời, đúng chế độ tiêu chuẩn. Cấp huyện đã xây dựng hệ thống báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn của luật NSNN và các qui định của cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Huyện đã thực hiện việc phân bổ và giao dự toán ngân sách trên cơ sở đánh giá kế hoạch thực hiện thu ngân sách năm, luật thuế, mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành và chế độ thu.

- Nội dung của giai đoạn quyết toán NSNN là phản ánh, đánh giá và kiểm tra lại quá trình lập và chấp hành ngân sách nhà nước. Khi kết thúc năm tài chính cùng với khoá sổ của các tổ chức hoạt động gắn liền với quỹ NSNN đòi hỏi phải lập quyết toán NSNN theo số thực thu, thực chi. Do đó, cuối mỗi năm ngân sách Bộ Tài chính hướng dẫn việc khoá sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng các nội dung ghi trong năm dự toán được duyệt và theo mục lục NSNN. Căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, huyện lập quyết toán thu chi của đơn vị mình rồi gửi lên cấp trên. Số liệu quyết toán phải được đối chiếu và được kho bạc nhà nước nơi giao dịch xác nhận.

- Ban Tài chính xã lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã trình Uỷ ban nhân dân xã xem xét gửi phòng tài chính huyện; Uỷ ban nhân dân xã trình hội đồng nhân dân xã phê duyệt. Sau khi hội đồng nhân dân đã phê duyệt, uỷ ban nhân dân xã báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi phòng tài chính huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Phòng Tài chính huyện thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện; tổng hợp lập báo cáo quyết toán thu, chi NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách huyện trình uỷ ban nhân dân cấp huyện đồng thời trình hội đồng nhân cấp huyện phê duyệt. Sau khi được Hội đồng nhân dân cấp huyện phê duyệt thì trinh báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính.

Tuy nhiên, hiện trạng công tác quản lý thu NSNN tại huyện Thường Tín cũng cho thấy những vấn đề tồn tại sau:

- Huyện vẫn chưa thực hiện tốt được việc phân cấp nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương, tỷ lệ % phân chia nguồn thu các cấp ngân sách trên địa bàn vẫn chưa hợp lí. Vẫn còn tồn tại thu sai, chưa minh bạch công khai hoá các khoản thu đến người dân.

- Thu phí, lệ phí là một khoản thu quan trọng trong hệ thống thu ngân sách nhưng huyện chưa biết vận dụng để biến đó thành một nguồn thu tiềm năng, chiếm ưu thế. Khoản thu này đang có xu hướng giảm xuống rõ rệt nếu Huyện không có biện pháp tích cực

- Huyện thiếu minh bạch trong phân cấp trách nhiệm, nhiệm vụ còn chồng chéo. Việc phân cấp đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều bất cập.

- Đội ngũ cán bộ còn non kém về chuyên môn trình độ ở nhiều lĩnh vực. Chế độ khen thưởng, đãi ngỗ chưa được quan tâm dẫn đến một số cán bộ thoái hoá, dễ bị đồng tiền lôi kéo. Huyện cũng đang phải đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám đang diễn ra và có xu hướng gia tăng.

- Công tác giao đất với những nơi đã có qui hoạch, tổ chức thu và xử lý thu dứt điểm các khoản còn tồn đòng còn chậm chễ. Tiến độ đấu giá các dự án đã được qui hoạch chậm, chưa nắm bắt được kịp thời thực hiện dự án tập trung xây dựng nhà ở để bán, đôn đốc thu nộp kịp thời tiền sử dụng đất. Chính vì vậy, nên công tác thu ngân sách trên địa bàn huyện vẫn chưa phát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)