Nhận xét công tác quản lý thu NSNN qua KBNN tại huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 102)

5. Bố cục của luận văn

3.2.5. Nhận xét công tác quản lý thu NSNN qua KBNN tại huyện Đại Từ

3.2.5.1. Kết quả đạt được

Công tác quản lý thu Ngân sách nhà nước tại KBNN huyện Đại Từ trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ:

Thứ nhất, đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch thu ngân sách, thực hiện

thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu NSNN, không để thất thoát, nợ đọng, hay khiếu nại liên quan đến các hoạt động thu NSNN trên địa bàn. Bên cạnh đó, công tác thu NSNN của KBNN huyện Đại Từ luôn thực hiện đúng theo các quy định, thông tư và chính sách pháp luật của Nhà nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tích cực áp dụng các mô hình tiên tiến nhằm cải thiện quy trình và thủ tục thu NSNN, giúp quy trình thu và công tác thu trở nên nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm hơn.

Thứ hai, trong công tác lập kế hoạch thu, KBNN huyện Đại Từ đã thực

hiện tốt các nhiệm vụ xác định nội dung thu và tổng số tiền phải thu; đề đạt

mục tiêu và lên kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện thu NSNN trên địa bàn. Công tác lập kế hoạch thu là công tác đầu tiên và rất cần thiết, ảnh hưởng lớn đến kết quả thu NSNN; nếu tổng số thu NSNN được xác định cao hơn hoặc thấp hơn mức thực tế cần thu sẽ không chỉ khiến việc thu NSNN trở nên áp lực, khó khăn trong quá trình thực hiện mà còn ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trong giai đoạn 2011 -2013, công tác lập kế hoạch thu NSNN của KBNN huyện Đại Từ được đánh giá khá tốt, mục tiêu thu được xác định rõ ràng, KBNN và các cơ quan liên quan tổ chức họp và thảo luận, trao đổi ý kiến, thuận lợi và khó khăn trong quá trình thu nhằm đưa ra kế hoạch thu một cách chính xác và đúng hoàn cảnh. Nhờ đó mà công tác thu NSNN của KBNN huyện luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Thứ ba, trong công tác tổ chức thu NSNN của KBNN huyện Đại Từ đã

chủ động phối hợp với các cơ quan thu, cơ quan tài chính, cơ quan hải quan

nhằm triển khai kế hoạch thu một cách triệt để; các nguồn thu được tập trung

nhanh chóng và kịp thời; NSNN được phân chia cho NS các cấp; đối chiếu và

truyền nhận dữ liệu về số đã nộp, số còn nợ từ đó đưa ra các biện pháp kịp thời để đôn đốc các khoản thu. Mặt khác, các điểm thu NSNN trên địa bàn luôn được tổ chức một cách chặt chẽ và có hệ thống, đảm bảo thuận tiện và dễ dàng cho các đối tượng nộp đến nơi nộp thuế, phí một cách dễ dàng. Thái độ phục vụ của các cán bộ thực hiện công tác thu được các cấp quản lý quan tâm giám sát, nhắc nhở khi có sai sót hoặc thái độ chưa đúng với người dân; nhờ vậy trong thời gian qua, thái độ phục vụ của các cán bộ công chức thực hiện công tác thu NSNN tại KBNN huyện Đại Từ luôn nhận được sự hài lòng của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ người nộp thuế, phí. Ngoài ra, công tác dân vận cũng được thực hiện khá tốt, KBNN huyện phối hợp với các cơ quan thu tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho người dân, đặc biệt là đối tượng là người dân tộc thiểu số, biết về ý nghĩa của việc nộp thuế và vai trò của NSNN đối với sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của đất nước. Nhờ thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên mà tổng thu NSNN qua KBNN huyện Đại Từ đã có chuyển biến tích cực qua các năm.

Thứ tư, đối với công tác kiểm tra, điều chỉnh hoạt động thu: Kế hoạch thu NSNN được KBNN và các cơ quan lãnh đạo đưa ra dựa trên cơ sở kiểm tra, điều chỉnh thường xuyên sao cho sát với thực tế thực hiện. Các cuộc họp trao đổi ý kiến, đánh giá nhìn nhận các kết quả đã thực hiện được đối với công tác thu NSNN được tổ chức định kỳ nhằm rà soát lại những mặt đã thực hiện được, những mặt chưa thực hiện được, tìm hiểu các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh và đôn đốc công tác thu. Bên cạnh đó, trong những điều kiện bắt buộc, có thể phải điều chỉnh cả kế hoạch thu nhằm thực hiện công tác thu có hiệu quả hơn và để thực hiện mục tiêu lớn hơn là tạo điều kiện để phát triển kinh tế của huyện.

3.2.5.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân * Hạn chế, tồn tại

Bên cạnh các kết quả đạt được, từ năm 2011 - 2013, công tác quản lý thu NSNN qua KBNN huyện Đại Từ cũng còn tồn tại một số hạn chế, tồn tại như sau:

Một là, công tác lên kế hoạch thu chưa thực sự sát với thực tế nên trong quá trình thực hiện thường phải mất nhiều công sức và thời gian để chỉnh sửa và bổ sung. Bên cạnh đó, công tác lập kế hoạch cũng chưa đánh giá hết các yếu tố ảnh hưởng và tác động trong quá trình thực hiện. Công tác dự báo khi lập kế hoạch thu NSNN còn hạn chế dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện, xử lý các tình huống bị chậm và thiếu linh hoạt. Kế hoạch thực hiện cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ các năm bị cứng nhắc, dập khuôn, các tình huống đưa ra là các tình huống đã xảy ra, không có nhiều tình huống giả thiết mới.

Hai là, công tác thực hiện thu cũng còn tồn tại ở một số các điểm như: Việc hạch toán và điều tiết các khoản thu NSNN theo tỷ lệ phần trăm cho các cấp ngân sách được hưởng là một công việc khá phức tạp với rất nhiều nội dung cần theo dõi và các quy trình xử lý, từ việc hạch toán trên TCS đến việc giao diện sang TABMIS để chương trình này ghi nhận số thu vào cho NSNN theo % các cấp NS được hưởng. Tuy nhiên, việc khai báo để thực hiện công việc này vào TABMIS lại thuộc thẩm quyền của KBNN cấp trên, do vậy KBNN cơ sở thiếu tính chủ động trong công việc của mình, truyền nhận thông tin bị lỗi và hay xảy ra sự cố, cơ sở dữ liệu dùng chung đôi khi còn thiếu và sai sót. Thêm vào đó, tại một số nơi trên địa bàn, việc thực hiện kế hoạch thu không thực sự tuân thủ theo kế hoạch thu đã được đưa ra, dẫn đến thu không đúng các nội dung gây khó khăn cho công tác quản lý. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa các cơ quan thu chưa được nhịp nhàng và linh hoạt làm cho thông tin luân chuyển giữa các cơ quan này bị chậm, giải quyết các tình huống phát sinh chưa kịp thời.

Thứ ba, quy trình kiểm tra và điều chỉnh việc thực hiện thu còn phức tạp, các nội dung phải điều chỉnh được phát hiện chậm. Công tác triển khai các cuộc tiếp xúc giữa các cơ quan liên quan chưa linh hoạt, việc tổ chức và sắp xếp các cuộc họp mất thời gian nên việc đưa ra các giải pháp chậm, không ứng phó kịp thời được với các tình huống xảy ra. Việc đưa ra các kiến nghị và đề xuất cho giải pháp mới còn hạn chế, áp dụng một cách máy móc các quy định chung vào tình hình thực tế tại địa phương.

* Nguyên nhân

Có ba nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề tồn tại và hạn chế trong công tác thu NSNN của KBNN huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ nhất, trình độ cán bộ quản lý và cán bộ thu còn hạn chế, đội ngũ KTV trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm soát thu NSNN còn có những cá nhân hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu am hiểu về kiến thức quản lý thu NSNN nên trong quá trình thực hiện công việc, xử lý các quy trình nghiệp vụ thường để xảy ra sai sót phải điều chỉnh; trìnhđộ về công nghệ thông tin còn thấp chưa đáp ứngđược yêu cầu trong sử dụng, khai thác các khần mềm ứng dụng trong công tác Kế toán KBNN, thao tác chậm dẫn đến xử lý chứng từ nộp tiền vào NSNN chưa kịp thời.

Thứ hai, quy định về tỷ lệ phân chia phần trăm có quá nhiều chỉ tiêu, các chương trình quản lý thu và hạch toán NSNN chưa đồng bộ, các thiết bị thông tin và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác hạch toán thu tại KBNN còn nhiều hạn chế và ít được đổi mới. Công tác hạch toán NSNN thực hiện qua nhiều cấp mà không thực hiện trực tiếp tại cơ sở dẫn đến sự thiếu chính xác trong quá trình truyền đạt thông tin đồng thời việc xử lý các sự cố trong quá trình thu trở nên không linh hoạt.

Thứ ba, sự phối hợp giữa các cơ quan thu chưa được nhịp nhàng và linh hoạt. Các cơ quan thu chỉ thực hiện thu NSNN theo thẩm quyền được giao mà ít có sự trao đổi thông tin, phối hợp kiểm tra, đối chiếu số thu NSNN nên đôi khi xảy ra các trường hợp chồng chéo, các số thu không kịp thời và chính xác. Khi phát hiện ra các sai sót trong quá trình thu, quy trình giải quyết vấn đề giữa các bên liên quan chưa được phối hợp chặt chẽ, quy trình không thống nhất dẫn đễn giải quyết vấn đề chậm. Việc cập nhật các thông tin thu vào hệ thống thông tin chung chưa được quan tâm đúng mức, các thông tin bị thiếu và không đồng nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)