Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần dược Phú Thọ (Trang 74 - 76)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.5.Phân tích khả năng thanh toán

* Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của công ty phản ánh nguồn vốn lưu động để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán khi các khoản nợ đã đến hạn thể hiện qua bảng 3.18 sau:

Có thể thấy rằng trong 2 năm trở lại đây khả năng thanh toán của công ty rất tốt, đủ khả năng chủ động để huy động để đáp ứng ngay lập tức nhu cầu thanh toán khi cần thiết. Các chủ nợ có thể yên tâm và chắc chắn rằng công ty hoàn toàn có khả năng chi trả các khoản nợ khi chúng đáo hạn.

Ngoài hai tỷ số trên, để đo lường khả năng thanh toán người ta còn dùng chỉ tiêu vốn luân chuyển – là phần chênh lệch giữa TSLĐ và nợ ngắn hạn của công ty. trong 3 năm vốn luân chuyển của công ty là dương tức tà công ty đều có khả năng thanh toán các khoản nợ trong thời điểm này là rất tốt.

Bảng 3.18: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty qua các năm

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 CL 12-11 CL 13-12 TSLĐ (triệu đồng) 46.787 58.620 62.381 11.733 3.761 Hàng tồn kho (triệu đồng) 9.126 13.248 13.724 4.122 476 Nợ ngắn hạn (triệu đồng) 33.276 45.036 49.543 11.760 4.507

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tỷ số thanh toán nhanh KN (lần) 1,131 1,007 0,982 -0,124 -0,025 Vốn luân chuyển (triệu đồng) 13.511 13.584 12.838 73 -176

Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty cổ phần Dược Phú Thọ

* Khả năng thanh toán lãi vay

Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm của doanh nghiệp.

Bảng 3.19: Khả năng thanh toán lãi vay của công ty qua các năm

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 CL

12-11

CL 13-12

LNTT và lãi vay (triệu đồng) 4.077 3.423 4.240 -654 817

Lãi vay (triệu đồng) 740 828 1.514 88 686

Khả năng thanh toán lãi vay 5.50 4.13 2.80 -1.37 -1.33

Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty cổ phần Dược Phú Thọ

Khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp luôn ở mức trung bình, sang năm 2013 do năm đó lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty cao 4.240 triệu đồng nhưng do nhu cầu vốn kinh doanh nên lãi vay cũng tăng cao làm cho tỷ số khả năng thanh toán giảm xuống chỉ còn 2.80 lần. Nhưng các tổ chức tín dụng hoàn toàn yên tâm về khả năng chi trả các khoản lãi vay khi đến hạn của công ty.

* Khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu

Khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt, khả năng thu hồi nợ của công ty và được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.20: Khả năng chuyển đổi thành tiền các khoản phải thu

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 CL 12-11

CL 13-12

Doanh thu thuần (triệu đồng) 103.888 123.874 130.504 19.986 6.630 Các khoản phải thu (triệu đồng) 23.006 28.534 34.390 5.528 5.856

Hệ số vòng quay các khoản

phải thu H (vòng) 4,51 4,34 3,79 -0,17 -0,55 Kỳ thu tiền bình quân N (ngày) 80,82 84,1 96,18 3,28 12,08

Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty cổ phần Dược Phú Thọ

Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của công ty khá nhanh và biến động qua mỗi năm. Năm 2012, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu giảm 0,17 vòng so với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2011, mỗi vòng tăng gần 4 ngày. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần không nhanh bằng các khoản phải thu. Doanh thu 2012 tăng 3,28 lần so với 2011 nhưng các khoản phải thu cũng tăng , điều này chứng tỏ công tác quản lý các khoản phải thu chưa tốt, thờì gian thu hồi nợ ngày càng dài hơn, tăng thời gian chuyền đổi của các khoản phải thu thành tiền mặt, tăng việc bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn.

Sang năm 2013, tình hình chưa được cải thiện thời gian thu hồi vốn đã tăng lên 12,08 ngày so với năm 2012 vòng quay các khoản phải thu đã giảm xuống 0,55 vòng. Công ty vẫn bị khách hàng chiếm dụng vốn, công ty cần chu trọng hơn tới công tác quản lý các khoản phải thu .

Tuy nhiên so với đặc điểm ngành nghề kinh doanh thì công ty có tốc độ quay vòng vốn ở mức độ trung bình, thời gian thu hồi nợ còn kéo dài có khi lên tới 3 tháng. Công ty cần chú ý hơn trong công tác quản lý để giảm thời gian thu hồi nợ, nâng cao tốc độ quay vòng vốn.

*Khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho

Bảng 3.21: Khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 CL 12- 11 CL 13-12 Giá vốn hàng bán (triệu đồng) 87.759 104.594 110.416 16.835 5.822 Hàng tồn kho (triệu đồng) 9.126 13.248 13.724 4.122 476 Hệ số vòng quay hàng tồn kho (vòng) 9,61 7,89 8,05 -1,72 0,16 Số ngày bình quân của một

vòng quay kho hàng (ngày) 37,96 46,23 45,36 8,27 -0,87

Nguồn: Phòngkế toán tài chính – Công ty cổ phần Dược Phú Thọ

Khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho của công ty thấp nhưng đang có chiều hướng có lợi. Năm 2013, số vòng quay hàng tồn kho đã lên tới 8,05 vòng tăng 0,16 vòng so với 2012 làm thời gian bình quân một vòng cũng giảm đi 0,87 ngày đạt mức 45,36 ngày một vòng quay kho hàng. Nguyên nhân là do hàng tồn kho của công ty năm 2013 đã thay đổi không đáng kể so với 2012 trong khi giá vốn hàng bán lại tăng . Công ty đang có kế hoạch dự trữ hàng tồn kho ở mức hợp lý, đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời mà vẫn đảm bảo hiệu quả quay vòng vốn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần dược Phú Thọ (Trang 74 - 76)