Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần dược Phú Thọ (Trang 45 - 107)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

2.3.1.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Phản ánh 01 đồng TSCĐ bình quân mà DN sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao.

Hiệu suất sử dụng

TSCĐ =

Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ bq

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hệ số hao mòn TSCĐ: Phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong DN so với thời điểm đầu tư ban đầu. Hệ số này càng lớn chứng tỏ mức độ hao mòn càng cao và ngược lại.

Hệ số hao mòn

TSCĐ =

Số tiền khấu hao lũy kế

Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá

- Hệ số trang bị TSCĐ cho 1 công nhân sản xuất trực tiếp: Phản ánh giá trị TSCĐ bình quân trang bị cho một công nhân trực tiếp sản xuất. Hệ số càng lớn phản ánh mức độ trang bị TSCĐ cho sản xuất của DN càng cao.

Hệ số trang bị

TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ bq

Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất

- Tỷ suất đầu tư TSCĐ: phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Nói cách khác là trong 01 đồng giá trị tài sản của DN có bao nhiêu đồng được đầu tư vào TSCĐ. Tỷ suất càng lớn chứng tỏ DN đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ.

Tỷ suất đầu tư TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ Tổng tài sản

- Kết cấu TSCĐ: phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, từng loại TSCĐ trong tổng giá trị TSCĐ của DN ở thời điểm đánh giá. Chỉ tiêu này giúp cho DN đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở DN.

Kết cấu TSCĐ = Nguyên giá nhóm, loại TSCĐ Nguyên giá TSCĐ

- Tỷ suất LN TSCĐ: phản ánh 1 đồng TSCĐ bình quân mà DN sử dụng trong kỳ góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận

Sau thuế TSCĐ =

Lợi nhuận sau thuế Tài sản cố định bình quân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hệ số vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này phản ánh số lần hàng hoá tồn kho luân chuyển trong kỳ.

Hàng tồn kho thường chiếm tỷ tọng lớn trong tài sản lưu động, vì vậy cần giới hạn mức dự trữ của hàng tồn kho ở mức tối ưu, mặt khác phải tăng được vòng quay của chúng.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

Thời hạn hàng tồn kho bình quân: cho biết số ngày hàng tồn kho chuyển thành doanh thu (số ngày hàng tồn kho nằm trong kho là bao nhiêu ngày). Thời hạn hàng tồn kho càng ngắn chứng tỏ việc tiêu thụ sản phẩm của DN càng đạt hiệu quả cao và ngược lại.

Thời hạn hàng tồn

kho bình quân =

Hàng tồn kho bq x Số ngày trong kỳ Giá vốn hàng bán

- Hệ số vòng quay nguyên vật liệu: cho biết số vòng quay của nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.

Hệ số vòng quay nguyên vật liệu =

Nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ Trị giá nguyên vật liệu dự trữ bq

Thời hạn dự trữ nguyên vật liệu bình quân: cho biết thời gian dự trữ nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của DN.

Thời hạn dự trữ

nguyên vật liệu bq =

Trị giá nguyên vật liệu dự trữ bq x Số ngày trong kỳ Nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ

- Hệ số vòng quay thành phẩm: cho biết số vòng quay của thành phẩm chuyển thành doanh thu.

Hệ số vòng quay thành phẩm =

Giá vốn hàng bán Thành phẩm dự trữ bq

Thời hạn dự trữ thành phẩm bình quân: cho biết thời gian thành phẩm chuyển thành doanh thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thời hạn dự trữ nguyên vật liệu bq = Thành phẩm dự trữ bq x Số ngày trong kỳ Giá vốn hàng bán - Hệ số thu hồi nợ:

Hệ số thu hồi nợ = Doanh thu bán chịu Phải thu của khách hàng bq - Thời gian bán chịu cho khách hàng bình quân:

Thời gian bán chịu cho khách hàng bình quân =

Phải thu của khách hàng bq x Số ngày trong kỳ Doanh thu bán chịu

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế tài sản ngắn hạn: phản ánh 1 đồng tài sản ngắn hạn bình quân mà DN sử dụng trong kỳ góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế tài sản ngắn hạn =

Lợi nhuận sau thuế Tài sản ngắn hạn bình quân

2.3.1.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

* Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn: Cho biết 01 đồng vốn bình quân mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế trong kỳ.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn =

Lợi nhuận sau thuế Vốn bq

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: Cho biết 01 đồng vốn chủ sở hữu bình quân mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế trong kỳ.

Tỷ suất lợi nhuận

vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bq

- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu thuần: Cho biết 01 đồng doanh thu thuần trong kỳ có chứa bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế trong kỳ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tỷ suất lợi nhuận

doanh thu =

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

- Tỷ suất lợi nhuận giá thành: Cho biết 01 đồng giá thành trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế trong kỳ.

Tỷ suất lợi nhuận giá

thành =

Lợi nhuận sau thuế Giá thành

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Cho biết vòng quay toàn bộ tài sản trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Hiệu suất sử dụng

tổng TS =

Doanh thu thuần Tổng tài sản

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn luôn phát sinh việc thu chi và thanh toán. Một doanh nghiệp rất có thể bị lâm vào tình trạng phá sản nếu không trả được nợ trong ngắn hạn. Vì vậy, khả năng thanh toán của doanh nghiệp không chỉ là vấn đề quan trọng đối với các chủ nợ mà còn được chính các DN và cổ đông quan tâm.

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản nợ của DN. Chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ tổng giá trị tài sản của DN đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ hiện tại của DN.

Hệ số khả năng thanh

toán tổng quát = Tổng nợ phải thanh toán Tổng giá trị tài sản

- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn, cho biết khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn là cao hay thấp. Nếu chỉ số này lớn hơn hoặc bằng 1 thì tài sản ngắn hạn đủ đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =

Tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiền trong DN. Nếu chỉ số này lớn hơn hoặc bằng 1 thì khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn là tốt và ngược lại.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Vốn bằng tiền và tài sản tương đương tiền Nợ ngắn hạn

Thông thường, nếu tỷ số lơn hơn 1 thì tình hình thanh toán của công ty khả quan và ngược lại nếu tỷ số nhỏ hơn 1 thì công ty gặp khó khăn trong thanh toán. Hệ số này càng cao thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng lớn. Tuy nhiên, nếu tỷ số này cao quá sẽ gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá nhiều vào tiền và chứng khoán ngắn hạn có thể dẫn đến tình trạng đọng vốn, làm giảm vòng quay của tiền, hiệu qủa sử dụng vốn thấp hơn.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời: phản ánh khả năng thanh toán ngay lập tức các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán. Nếu tỷ lệ này quá cao thì vốn bằng tiền của DN dự trữ qúa nhiều, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Hệ số khả năng

thanh toán tức thời =

Vốn bằng tiền + TS tương đương tiền Nợ đến hạn

- Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn: Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn cuả DN bằng giá trị còn lại của tài sản cố định.

Hệ số khả năng thanh

toán nợ dài hạn =

Giá trị còn lại của TSCD hình thành bằng vốn vay hoặc nợ dài hạn

Nợ đến hạn

- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (hoặc số tiền có thể trả lãi): Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản vay trong kỳ cuả doanh nghiệp bằng lợi nhuận do sử dụng tiền vay. Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản.

Hệ số khả năng thanh

toán lãi vay =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay phải trả

- Số vòng thu hồi nợ: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu. Chỉ tiêu này cũng cho biết khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Số vòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thu hồi nợ càng lớn thì thời hạn thu hồi nợ càng ngắn, chứng tỏ việc thu hồi nợ của DN càng có hiệu quả.

Số vòng thu hồi nợ = Doanh thu thuần

Các khoản phải thu bình quân

- Thời hạn thu hồi nợ bình quân: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày của một vòng thu hồi nợ. Thời hạn thu hồi nợ càng ngắn thì việc thu hồi nợ của DN càng có hiệu quả.

Thời hạn thu hồi nợ

bình quân =

360 ngày Số vòng thu hồi nợ

- Hệ số các khoản phải thu: Chỉ tiêu này cho biết mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.

Hệ số các khoản

phải thu =

Các khoản phải thu Tổng tài sản

- Hệ số các khoản phải trả: Chỉ tiêu này cho biết mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.

Hệ số các khoản

phải trả =

Các khoản phải trả Tổng tài sản

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí

- Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần: Cho biết trong 01 đồng doanh thu thuần thu được DN phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.

Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần =

Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần

- Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần: Cho biết để thu được 01 đồng doanh thu thuần thì DN phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Tỷ suất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chi phí bán hàng trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ DN càng tiết kiệm chi phí bán hàng và hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả.

Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần =

Chi phí bán hàng Doanh thu thuần

- Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần: Cho biết để thu được 01 đồng doanh thu thuần thì DN phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý. Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ DN càng tiết kiệm chi phí quản lý và hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả.

Tỷ suất chi phí quản lý trên

doanh thu thuần =

Chi phí quản lý Doanh thu thuần

* Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động

- Vòng quay của tiền. Khả năng quay vòng của tiền đầu tư sẽ thể hiện doanh nghiệp đó đã sử dụng tiền và tài sản tương đương tiền hiệu quả hay chưa.

Vòng quay của tiền = Doanh thu thuần

Tiền và tài sản tương đương tiền bq

Chỉ tiêu vòng quay của tiền càng lớn, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tiền của doanh nghiệp trong kỳ phân tích càng cao.

- Hiệu suất sử dụng tài sản

Hiệu suất sử dụng

tài sản =

Doanh thu thuần Tổng tài sản bq

Chỉ tiêu này cho biết: đầu tư 1 đơn vị vào tài sản doanh nghiệp có sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp được sử dụng càng hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC PHÚ THỌ 3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dƣợc Phú Thọ 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên công ty:CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC PHÚ THỌ.

Tên giao dịch quốc tế: FUSHICO: PHU THO PHARMACEUTICAL JOINT STOCK COMPANY.

Tên viết tắt: FUSCO

Trụ sở chính: Số 2201 Đại lộ Hùng Vương - phường Gia Cẩm - Thành Phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ

Mã số thuế:2600303391

Hình thức công ty: Là Doanh nghiệp

thành lập từ công ty nhà nước chuyển sang hình thức công ty cổ phần (10-2003) hạch toán kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

Ngành nghề kinh doanh:

- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại Dược phẩm, Dược liệu, hoá chất, hoá Dược, nguyên phụ liệu làm thuốc, vật tư thiết bị y tế, hoá mỹ phẩm, thực phẩm dạng thuốc.

- Đào tạo và đào tạo lại nghề Dược và một số ngành nghề khác có liên quan tới nghề Dược.

- Tư vấn, chăm sóc và dịch vụ bảo vệ sức khoẻ nhân dân. - Sản xuất, kinh doanh nguyên liệu làm thuốc

Lịch sử ra đời và phát triển:

Công ty Cổ phần Dược Phú Thọ tiền thân là Quốc doanh Dược Phú Thọ thành lập năm 1960. Sự hình thành và phát triển của Công ty gắn liền với sự hình thành và phát triển ngành y tế Phú Thọ cũng như ngành y tế nước nhà. Trải qua rất nhiều lần chia tách, sát nhập, đổi tên, cùng với những biến cố thăng trầm theo thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gian. Tháng 10-2003, Công ty Dược vật tư Y tế Phú Thọ chuyển sang Công ty cổ phần Dược Phú Thọ (FUSHICO) có vốn sở hữu là 80%, nhà nước nắm giữ 20%.

Suốt chặng đường xây dựng và phát triển, Công ty luôn phấn đấu để từng bước đưa Công ty ổn định và phồn vinh.

Mặc dù trong bước đi gặp nhiều khó khăn trở ngại như: cơ chế quan liêu bao cấp, tư tưởng thủ cựu bảo thủ của không ít nhà quản lý và cả nội bộ doanh nghiệp nhưng Công ty đã có những bước đột phá để vượt qua sự kìm hãm, thử thách để củng cố, tập trung trí và lực đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ.

Trong sản xuất: với năng lực dồi dào, Công ty đã cho ra đời nhiều sản phẩm chuyên khoa, nhiều biệt dược mới có tác dụng đặc trị hữu hiệu. Được đảm bảo chất lượng cao nhất, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000 và Xí nghiệp đạt GMP ASEAN.

Trong kinh doanh: hình thành các kênh phân phối phong phú với gần 500 điểm bán hàng, có đội ngũ trình dược và mậu dịch viên kinh nghiệm, linh hoạt, cung ứng đầy đủ và kịp thời cho nhân dân kể cả vùng sâu, vùng xa, giữ vai trò chủ đạo đáp ứng nhu cầu thuốc cho dịch bệnh, thiên tai thảm hoạ của nhân dân trong tỉnh.

Qua suốt chặng đường dài, Công ty bền bỉ kiên trì phấn đấu từ chỗ có 21

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần dược Phú Thọ (Trang 45 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)