5. Kết cấu của luận văn
4.3.3. Đối với Công ty Cổ phần Dược Phú Thọ
- Tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm của Công ty báo cáo Bộ y tế phê duyệt.
- Tổ chức, triển khai thực hiện toàn diện các kế hoạch để đảm bảo hoàn thành kế hoạch SXKD, đầu tư 5 năm đã đề ra; Kịp thời đề xuất điều chỉnh chiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lược và kế hoạch 5 năm của Công ty cho phù hợp với tình hình thực tế trong nước và quốc tế.
- Hàng năm, tổ chức đánh giá tình hình SXKD của năm trước và xây dựng kế hoạch năm sau để trình Bộ y tế phê duyệt, làm cơ sở triển khai thực hiện.
- Phê duyệt hoặc thông qua kế hoạch SXKD 5 năm, hàng năm của các đơn vị trực thuộc phù hợp với kế hoạch SXKD của Công ty đã được phê duyệt.
- Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của các đơn vị trực thuộc.
- Đối với các dự án lớn của Công ty, sự hỗ trợ về vốn và kinh nghiệm của các công ty ban là hết sức cần thiết, giúp Công ty lựa chọn và thực hiện đầu tư mang lại hiệu quả cao.
- Công ty cần nắm bắt thông tin kịp thời ở trong ngành, các nước trong khu vực và thế giới nhằm phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh có hiệu quả và công cuộc hiện đại hoá ngành dược phẩm.
- Ngoài ra, yếu tố con người có thể coi là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thành công của mỗi đơn vị thành viên và của toàn Công ty. Vì vậy, Công ty cần có chương trình, kế hoạch cụ thể đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, phẩm chất và tâm huyết với nghề để xây dựng, phát triển tổng công ty vững mạnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay thì các doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ. Vấn đề đặt ra không chỉ là sự tồn tại mà còn phải phát triển, phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt. Vốn kinh doanh là một trong các yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng vốn luôn giữ một vai trò quan trọng trong công tác quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Là một Công ty chủ yếu kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực dược phẩm, Công ty cổ phần Dược Phú Thọ đã có những phát triển vượt bậc cả về chất lượng lẫn quy mô.góp phần tăng tích luỹ cho các cổ đông và cải thiện, nâng cao đời sống cho người lao động. Tin rằng trong thời gian tới, với khả năng của công ty. công ty cổ phần Dược Phú Thọ sẽ đạt nhiều kết quả khả quan hơn nữa.
Qua nghiên cứu lý luận và phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Dược Phú Thọ qua các năm 2011-2013, luận văn đã hoàn thành những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Thứ hai: Đánh giá thực trạng sử dụng vốn của công ty cổ phần Dược Phú Thọ qua các năm 2011-2013, từ đó rút ra hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Dược Phú Thọ
Tuy đã được đề cập và nghiên cứu khá nhiều nhưng nội dung về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn là vấn đề rộng và phức tạp. Chính vì vậy mặc dù đã có nhiều cố gắng song với khả năng và trình độ có hạn, bài viết không tránh khỏi những hạn chế. Kính mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, bạn bè, các nhà quản lý để bài viết được hoàn thiện hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Bình (2007), Quản trị tài chính ngắn hạn, Nxb Thống kê, Hà Nội. 2. GS.TS Ngô Thế Chi (2008), Giáo trình kế toán tài chính, Nhà xuất bản Tài
chính, Hà Nội.
3. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài Chính.
4. Bộ Tài Chính (2006), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội. 5. Bộ Tài Chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp, Quyển 1, NXB Tài chính. 6. Nguyễn Văn Công, (2005), Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm
tra, phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính.
7. Công ty cổ phần Dược Phú Thọ (năm 2011, năm 2012, năm 2013), Báo cáo tài chính. 8. Nguyễn Ái Đoàn, (2004), "Chi phí sử dụng vốn và khả năng ứng dụng trong đổi
mới quản lý tài chính với DNNN", Tạp chí tài chính, số 5 và 7.
9. PGS.TS Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội.
10. Josette Peyrard (2005), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tổng hợp, Hồ Chí Minh.
11. TS Trần Đăng Khâm (2007), Thị trường chứng khoán – Phân tích cơ bản, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
12. PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm và TS.Bạch Đức Hiền (2007), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.
13. TS Nguyễn Thanh Liêm (2007), Quản trị tài chính, Nxb Thống kê, Hà Nội. 14. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2007), Phân tích kinh doanh, Nxb Tài chính, Hà Nội. 15. GS.TS Nguyễn Quang Quynh, PGS. TS Ngô Trí Tuệ (2011), Giáo trình kiểm
toán tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
16. TS Nguyễn Thị Minh Tâm (2008), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà nôi.