5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Phân tích tình hình vốn và nguồn vốn
* Phân tích tình hình vốn
- Phân tích tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
Bảng 3.7: Chi tiết các khoản mục của TSLĐ và đầu tƣ ngắn hạn
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 CL 12-11 CL 13-12
Tiền 14.209.728 16.170.263 13.564.569 1.960.535 -2.605.694 Hàng tồn kho 9.126.759 13.248.018 13.724.542 4.121.289 476.524
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Các khoản phải thu 23.006.697 28.534.725 34.390.663 5.528.028 5.855.938 TSLĐ khác 444.458 667.072 701.611 222.614 34.539
Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty cổ phần Dược Phú Thọ
+ Vốn lƣu động bằng tiền
Là các khoản tiền mặt và tiền gửi ở ngân hàng của đơn vị. Công ty có lượng tiền luôn được giữ ở mức cao để thanh toán cho các chi phí hoạt động đồng thời cũng nhằm để tranh thủ những cơ hội khi thời cơ đến trong tình hình thị truờng nhiều biến động bất ngờ và khó đoán hiện nay. Công ty có nhu cầu thu, chi hàng ngày là một khối lượng tiền tệ rất lớn được giao dịch để thanh toán cho các nhà cung cấp cũng như thu tiền từ khách hàng của mình. Nhất là công ty lại chủ yếu thực hiện chiến lược là trung gian phân phối dược phẩm thì mức dự trữ tiền của công ty cần thiết phải lớn để không xảy ra tình trạng thiếu hụt tiền hàng.
Tuy nhiên mức dự trữ tiền cao lại là hạn chế với công ty vì như thế đồng tiền sẽ không được quay vòng cũng như phần lợi nhuận tạo ra từ nó chưa được tăng thêm. So với năm 2011, lượng tiền năm 2012 đã tăng hơn 1,9 tỷ. Sang năm 2013, mức dự trữ tiền so với 2012 đã giảm xuống hơn 2,6 tỷ. Về mặt lý thuyết, lượng tiền giảm xuống được đánh giá là khá tốt. Nhưng sự giảm xuống này cũng cần phải xem xét thêm nhiều yếu tố mới có thể đưa ra đánh giá chính xác và hợp lo gic.
+ Các khoản phải thu
Các khoản phải thu phụ thuộc vào: doanh thu bán chịu, giới hạn của lượng vốn có thể bán chịu, thời hạn bán chịu và chính sách thu tiền.
Bảng 3.8: Chi tiết các khoản phải thu
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 CL 12-11 CL 13-12
Doanh thu 103.888 123.874 130.504 19.986 6.630 Các khoản phải thu 23.006 28.534 34.390 5.520 5.856
CKPT/DT (%) 22.,4 23,03 26,35
Chi tiết các khoản phải thu
Phải thu của khách hàng 18.476 22.384 27.578 3.908 5.194
Trả trước cho người bán 300 300 0 0 -300
Phải thu nội bộ ngắn hạn 2.858 4.154 6.353 1.296 2.199 Các khoản phải thu khác 1.671 1.995 458 324 -1.537
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thoạt tiên nhìn vào những con số trên có thể thấy tình hình thu tiền của công ty không khả quan do các khoản phải thu chiếm tới 1/4 doanh thu bán hàng. Đây là một con số không nhỏ, đặc biệt cao nhất là năm 2013 lên tới 23,35%. Thực trạng trên chủ yếu là do
- Phải thu nội bộ chiếm tỷ lệ lớn: chủ yếu là do xuất hàng trong danh mục hàng của công ty sản xuất cho các chi nhánh trực thuộc công ty mà chưa hết chu kỳ kinh doanh chưa hoàn vốn nộp về công ty.
- Phải thu của khách hàng cao: do đặc thù khách hàng của công ty rất rộng khắp: bệnh viện tỉnh, các phòng khám đa khoa, các trung tâm y tế quận, huyện, xã phường, các quầy thuốc, đại lý thuốc trên toàn tỉnh…hơn nữa công ty lại có nhiều chính sách tín dụng dành cho khách hàng, tối đa là 30 ngày kể từ khi giao hàng. Do vậy, lượng vốn phải thu của khách hàng lớn.
+ Hàng tồn kho
Bảng 3.9: Chi tiết hàng tồn kho
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 CL 12-11 CL 13-12
Doanh thu 103.888 123.874 130.504 19.986 6.630
Hàng tồn kho 9.126 13.248 13.724 4.122 476
Hàng tồn kho/DT (%) 8,78 10,69 10,51 Chi tiết hàng tồn kho
NVL tồn kho 32 100 171 68 71
CPSXKD Dở dang 0 4 9 4 5
Thành phẩm tồn kho 68 18 15 -50 -3
Hàng hoá tồn kho 9.026 13.124 13.527 4.098 403
Nguồn: Phòngkế toán tài chính – Công ty cổ phần Dược Phú Thọ
Lượng hàng tồn kho của công ty ở mức độ tương đối hợp lý, có sự tăng lên trong năm 2012. Đặc biệt NVL tồn kho và bán thành phẩm tăng lên do công ty đã có chủ trương thực hiện sản xuất nên đã chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu có chất lượng và kịp thời đáp ứng khi có nhu cầu. Phòng kế hoạch nghiệp vụ đã tính toán nhập lượng NVL trong kho năm 2012 ở mức độ cao trong khi đó các lệnh sản xuất lại không sản xuất nhanh đuúng tiến độ nên làm cho lượng NVL tồn kho hơi cao gây lãng phí cho việc bảo quản. Vì thế lượng NVL tồn kho tính trong năm 2012 chỉ chiếm 100 triệu đồng. Thành phẩm sản xuất ra đến đâu được tiêu thụ và phân phối kịp thời tới đó. Riêng hàng hoá của công ty mang tính thương mại do công ty
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhận làm trung gian phân phối thì phải đảm bảo luôn có hàng trong kho để kịp thời cung ứng cho các đối tượng khách hàng qua các kênh phân phối. Vì thế hàng hoá tồn kho chiếm tỷ lệ cao là hợp lý đảm bảo được uy tín của công ty luôn là đối tác tin cậy góp phần cung ứng đủ thuốc, chính xác và kịp thời khi có nhu cầu.
- Phân tích vốn cố định và đầu tư dài hạn
Bảng 3.10: Kết cấu vốn cố định qua các năm
Đơn vị: triệuđồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 CL 12-11 CL 13-12 TSCĐ 1.761 1.800 2.994 39 1.194
Chi phí trả trước dài hạn 43 43 706 0 663
Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty cổ phần Dược Phú Thọ
Tài sản cố định của công ty biến động qua các năm và chiếm không lớn trong kết cấu vốn cố định. TSCĐ của công ty đều tăng qua các năm do trong năm đó công ty có kế hoạch đầu tư cho tài sản cố định. Công ty phải rất chú trọng đầu tư và trang bị các điều kiện cần thiết nhất cho việc đáp ứng các tiêu chuẩn của luật dược, theo quy định của Bộ y tế. Hệ thống các trang thiết bị phục vụ bảo quản thuốc tại các chi nhánh ,Phòng kế hoạch ,Tổng kho trong năm 2013 làm cho đầu tư cho TSCĐ của công ty tăng 2.994 triệu đồng tăng hơn 1.194 triệu đồng so với năm 2012. Những khoản đầu tư này là cần thiết và đã được công ty lập kế hoạch tương đối kỹ lưỡng.
* Phân tích tình hình nguồn vốn
- Nợ phải trả
Công ty chủ yếu đi vay vốn từ các ngân hàng thương mại trong địa bàn tỉnh. Các khoản đi chiếm dụng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nợ phải trả. Đây là một khoản vốn khá lớn, công ty tranh thủ sử dụng mà không phải tốn chi phí sử dụng vốn. Trong thực tế khả năng tăng của các khoản này không phải là chuyện đơn giản mà có thể nói đây là một dạng biểu hiện uy tín của đơn vị trên thương trường
Bảng 3.11: Chi tiết các khoản nợ phải trả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chỉ tiêu 2011 2012 2013 CL 12-11 CL 13-12 Tổng Nợ phải trả 33.560 45.376 49.937 11.816 4.561 Các khoản vay tín dụng Nợ ngắn hạn 8.438 8.637 8.957 199 320
Các khoản đi chiếm dụng 25.122 36.739 40.980 11.617 4.241
Phải trả người bán 18.152 26.243 30.835 8.091 4.592
Người mua trả tiền trước 0 12 0 12 -12
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 158 591 446 433 -145
Phải trả nội bộ 2.858 4.154 6.359 1.296 2.205
Phải trả phải nộp khác 3.954 5.739 3.340 1.785 -2.399
Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty cổ phần Dược Phú Thọ
Biến động mạnh nhất là các khoản phải trả người bán. Khoản này năm 2013 cao nhất lên tới 30.835 triệu.Khoản này luôn đạt giá trị cao, chiếm đến 3/4 các khoản đi chiếm dụng. Là một công ty lớn chuyên sản xuất và kinh doanh các loại dược mỹ phẩm, công ty có rất nhiều nhà cung cấp, nên không thể thanh toán hết các khoản đầu vào của mình, đòi hỏi công ty có sự so sánh chính sách tín dụng của các nhà cung cấp sao cho mang lại hiệu quả nhất về cho công ty.
Kế đó phải kể là các khoản phải trả phải nộp khác.Khoản này năm 2012 cao nhất lên tới 5.739 triệu.
Khoản mục cũng được để ý đến là phải trả nội và khoản này tăng đều qua các năm. Khoản này nảy sinh là do các chi nhánh, công ty mua bán hàng do doanh số tăng lên hàng năm nên khoản mục này cũng tăng lên.
- Nguồn vốn chủ sở hữu
Bảng 3.12: Chi tiết nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Vốn CSH 15.031.643 14.946.766 16.004.772
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Quỹ đầu tư phát triển 1.810.041 2.874.868 3.644.327
Quỹ khác 2.714.442 1.564.738 1.853.285
Nguồn: Phòng kế toán tài chính - Công ty cổ phần Dược Phú Thọ
Năm 2011 đến năm 2013 Nguồn vốn kinh doanh của công ty là ổn định ,chỉ các quỹ là biến động theo các năm.đặc biệt các quỹ của công ty được tăng dần thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cũng được tăng lên.