Đánh giá chung thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Dược

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần dược Phú Thọ (Trang 83 - 107)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.8. Đánh giá chung thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Dược

3.2.8. Đánh giá chung thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Dược Phú Thọ Phú Thọ

* Những điểm mạnh

Là một công ty mới cổ phần hoá với số vốn ban đầu không nhiều nhưng được tập thể lãnh đạo giỏi, CBCNV đoàn kết Công ty Cổ phần Dược Phú Thọ đã từng bước nỗ lực vượt khó, tạo cho mình một lượng vốn tương đối lớn với một cơ cấu vốn có sức mạnh. Thị trường dược phẩm ở nước ta đang rất sôi động và cạnh tranh khốc liệt với rất nhiều công ty tham gia giành giật thị trường nhưng công ty hoàn toàn có thể đầu tư mở rộng qui mô hoạt động của mình.

Về tình hình cơ cấu nguồn vốn:

Công ty đã tận dụng mọi tiềm năng bên trong và bên ngoài có thể huy động được nhằm tăng vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn và chủ yếu bổ sung từ lợi nhuận để lại qua các năm. Tỷ số nợ của công ty được duy trì ở mức hợp lý thể hiện sự cố gắng nỗ lực của công ty trong việc chiếm dụng vốn và huy động vốn.

Để có đủ vốn cho hoạt động kinh doanh, công ty đã vay vốn từ các cá nhân có vốn nhàn rỗi thông qua huy động phát hành cổ phiếu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bằng các mối quan hệ cá nhân, công ty đã tạo được nguồn vốn rất lớn, bao gồm cả vay ngắn hạn và vay dài hạn. Khi mới thành lập, lượng vốn còn ít công ty đã đẩy mạnh khai thác nguồn vốn này. Hiện nay, tiềm lực tài chính đã mạnh lên, công ty đã có sự cân nhắc đến chi phí của các khoản vay.

Ngoài ra cũng như các công ty sản xuất kinh doanh, vốn chiếm dụng của Công ty Cổ phần Dược Phú Thọ là nguồn vốn rất quan trọng. Vốn chiếm dụng chủ yếu là mua hàng trả chậm. Thông thường khi công ty nhập hàng từ nhà cung cấp thì khoảng 1 tháng sau mới thanh toán tiền. Bên cạnh đó khi công ty bán hàng cho khách hàng thì lại bị khách hàng chiếm dụng vốn. Do vậy lượng vốn chiếm dụng thực tế sẽ bằng số chênh lệch giữa vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng. Theo số liệu cuối năm 2011 thì số phải trả người bán là 30.835 triệu đồng, số phải thu của khách hàng là 27.578 triệu đồng. Như vậy lượng vốn chiếm dụng thực tế của công ty và vốn bị chiếm dụng của công ty tương đối ngang bằng. Lượng vốn này rất có ý nghĩa, nó giúp Công ty có thể đầu tư theo chiều sâu với số vốn tự có ít mà không ảnh hưởng đến tình hình tài chính của mình.

Về khả năng thanh toán:

Công ty có khả năng thanh toán tương đối cao. Khả năng chuyển đổi thành tiền của các hàng tồn kho của công ty ở mức độ hợp lý. Mặc dù sự giảm đi của khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu nhưng công ty vẫn có khả năng kiểm soát được chúng.

Về chỉ tiêu sinh lợi

Nếu xét trên khía cạnh lợi nhuận thì trong những năm qua công ty luôn làm ăn có lãi nhưng số lợi nhuận bình quân một đồng vốn đưa lại vẫn ở mức trung bình thấp. Lý do xuất phát từ mục tiêu lâu dài của công ty là muốn đầu tư mở rộng thị trường, khẳng định vị trí của mình trên thị trường nên đã chấp nhận chi phí lớn làm cho lợi nhuận thu được giảm tương đối. Khi đã mở rộng được thị trường phân phối, công ty sẽ duy trì mức doanh thu và giảm chi phí để tăng lợi nhuận. Như vậy về lâu dài thì công ty hoàn toàn có thể nâng cao được hiệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quả sử dụng vốn. Và tất nhiên điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cần phải có những chương trình, giải pháp cụ thể cho những bước tiếp theo.

Về hiệu quả sử dụng vốn:

Hệ thống TSCĐ của công ty tương đối hoàn chỉnh đáp ứng đuợc cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Công ty khai thác có hiệu quả TSCĐ, đã tận dụng hết công suất máy móc thiết bị, nhà kho mặt bằng, phương tiện vận tải để phục vụ sản xuất kinh doanh. Hàng năm công ty khấu hao TSCĐ ở mức cao 300-400 triệu đồng.

Tầm quan trọng của cổ phần hóa DNNN:

Có thể nhận thấy rằng cổ phần hoá đã bước đầu mang lại những thành công cho doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.

Đối với công ty:

+ Đổi mới phương thức lãnh đạo, tư duy quản lý, công nghệ sản xuất + Minh bạch hóa tài chính, hoạt động kinh doanh, bộ máy tổ chức, mọi hoạt động của công ty được sự giám sát của các cổ đông.

+ Gắn trách nhiệm cá nhân với công việc, gắn lợi ích người lao động với lợi ích DN, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với Nhà nước và xã hội:

+ Tăng hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của nhà nước, tránh lãng phí, giảm tham ô, tham nhũng.

+ Công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả, tăng giá trị nộp ngân sách nhà nước, góp phần làm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống xã hội.

Thực hiện chủ trương cổ phần hóa của nhà nước, tháng 10-2003 công ty đã chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần. Từ một doanh nghiệp kinh doanh chậm chạp và trì trệ, công ty đã dần có những bước đột phá trong cả tư duy quản lý và kết quả kinh doanh. Việc gắn lợi ích người lao động với lợi ích công ty thông qua hình thức góp cổ phần cho công ty trong giai đoạn đầu thành lập góp phần khai thác mọi khả năng và năng lực chuyên môn của người lao động vì nếu công ty làm ăn thua lỗ thì chính bản thân người lao động cũng không có thu nhập và phần vốn góp cổ phần của họ sẽ không sinh lợi. Chỉ sau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

một số năm cổ phần hóa cán cân lợi nhuận của công ty đã ngả về phía chiều dương và đạt 4 tỷ đồng năm 2011, sau khi đã tách hoạt động đào tạo thành Trừơng Cao đẳng dược Phú Thọ riêng biệt nhưng với sự lãnh đạo của Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty vẫn tăng doanh thu và lợi nhuận hàng năm. Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên do vậy cũng không ngừng tăng lên. Lợi tức trên mỗi cổ phiếu cũng đạt mức hơn 3,000 đồng/cổ phiếu vào năm 2013. Với mức lãi cơ bản trên cổ phiếu như vậy hiếm có công ty nào đạt được liên tục trong các năm như vây.Đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện rõ rệt. Đó là những kết quả đáng ghi nhận và chứng tỏ sự đúng đắn của công ty với hình thức cổ phần.

* Những tồn tại và nguyên nhân

Mặc dù công ty đã sử dụng vốn khá hiệu quả nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục.

Các khoản phải thu nội bộ công ty ngày càng có xu thế tăng lên năm 2011 là 2.8 tỷ, năm 2012 là 4.2 tỷ và năm 2013 là 6.3 tỷ. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty cho các chi nhánh của công ty được thanh toán chậm tiền hàng dẫn đến các khoản phải thu nội bộ của công ty còn cao.

Vốn bằng tiền của công ty chiếm tỷ lệ cao như trên là chưa được tốt. Cho thấy lượng tiền mặt còn ứ đọng nhiều, không được sử dụng vào mục đích kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng vốn bằng tiền được kết chuyển từ quỹ đầu tư phát triển được trích lập hàng năm vẫn chưa có kế hoạch sử dụng làm vốn bằng tiền còn ứ đọng.

Tình hình thu tiền của công ty không khả quan do các khoản phải thu chiếm tới 1/5 doanh thu bán hàng. Đây là một con số không nhỏ, đặc biệt cao nhất là năm 2013 lên tới 20,76%. Thực trạng trên chủ yếu là do:

- Phải thu nội bộ chiếm tỷ lệ lớn: chủ yếu là do xuất hàng trong danh mục hàng của công ty sản xuất cho các chi nhánh trực thuộc công ty mà chưa hết chu kỳ kinh doanh chưa hoàn vốn nộp về công ty.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phải thu của khách hàng cao: do đặc thù khách hàng của công ty rất rộng khắp: bệnh viện tỉnh, các phòng khám đa khoa, các trung tâm y tế quận, huyện, xã phường, các quầy thuốc, đại lý thuốc trên toàn tỉnh…hơn nữa công ty lại có nhiều chính sách tín dụng dành cho khách hàng, tối đa là 30 ngày kể từ khi giao hàng. Do vậy, lượng vốn phải thu của khách hàng lớn.

Tỷ số đảm bảo nợ của công ty qua các năm có tăng nhưng vẫn ở mức thấp, cao nhất là năm 2013 đạt 31,3%. Nguyên nhân là do Tổng nợ quá cao trong khi vốn CSH thì không đủ đáp ứng. Tuy nhiên, xét về mặt sâu xa lại cho thấy các khoản nợ nội bộ chiếm phần lớn trong tổng nợ nên nếu chỉ tính đến các khoản vay tín dụng và nợ khách hàng thì công ty hoàn toàn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ.

Số vòng quay VLĐ của công ty giảm qua các năm và ở mức thấp làm cho thời gian quay vòng TSLĐ ngày càng kéo dài chứng tỏ công ty sử dụng VLĐ theo chiều hướng ngày càng kém hiệu quả, làm cho vốn bị ứ đọng, khả năng tạo ra lợi nhuận chậm.

Các hoạt động sử dụng vốn đầu tư cho công tác marketing và thương hiệu hầu như chưa có và chưa mang lại hiệu quả dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường dược phẩm với nhiều công ty dược phẩm lớn nhỏ trên địa bàn. Nguyên nhân là do công ty chưa có chiến lược và có sự qan tâm đúng mức đến tầm quan trọng của các hoạt động tiếp thị.

3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

Hiệu quả sử dụng vốn của công ty chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau.

* Trình độ bộ máy quản lý và ngƣời lao động

Lao động là nhân tố cơ bản tạo nên sản phẩm. Chất lượng lao động cao sẽ cho ra đời những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đảm bảo tiêu chuẩn. Việc kết hợp giữa lao động trí óc và lao động thuần tuý phụ thuộc vào từng ngành nghề. Điều quan trọng là chính sách giữ chân lao động giỏi gắn bó lâu dài với công ty. Sử dụng một lượng vốn lớn được dùng làm quỹ lương, quỹ khen thưởng phúc lợi, dự phòng trợ cấp mất việc làm một cách hợp lý sẽ góp phần tạo động lực cho người lao động yên tâm công tác tại đơn vị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhân tố lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đối với lao động sản xuất nhìn chung nhân tố này ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện qua các điểm như trình độ tay nghề (bậc thợ), kinh nghiệm sản xuất (thâm niên công tác) và thái độ làm việc. Ở Công ty Cổ phần Dược Phú Thọ hiện nay đội ngũ lao động là một điểm mạnh, chứa đựng một tiềm năng vô cùng lớn, nếu phát huy tốt sẽ là điểm hết sức quan trọng tác động đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Số lượng cơ cấu các phòng ban trong Công ty được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.28: Số lƣợng cán bộ các phòng ban trong Công ty

Tên phòng ban Số lƣợng cán bộ công nhân viên

Phòng Tổ chức hành chính 10

Phòng Kế toán tài chính 8

Phòng Kế hoạch nghiệp vụ 6

Phòng Thanh tra 8

Tổng kho 5

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – Công ty cổ phần Dược Phú Thọ

Hiện nay, số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty là 303 người. Trong đó số lượng cán bộ lãnh đạo quản lý của Công ty là 97 người. Trong đó có 39 người có trình độ đại học và trên đại học, 42 người có trình độ trung cấp, 16 sơ cấp. Như vậy, số người có trình độ đại học chiếm 40.2%. Đây là một tỷ lệ tương đối cao, nó thể hiện ở số cán bộ quản lý có trình độ cao. Điều này tạo điều kiện tốt cho Công ty trong việc điều hành và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

* Chi phí vốn và cơ cấu vốn

Sử dụng vốn là để mua sắm máy móc thiết bị và thuê nhân công để sản xuất đầu ra. Máy móc thiết bị hiện đại sẽ cho năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ và doanh nghiệp có khả năng thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên để có được dây chuyền thiết bị hiện đại thì doanh nghiệp phải đầu tư vốn lớn. Do đó doanh nghiệp phải tính toán lựa chọn công nghệ phù hợp với chi phí hợp lý để làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Trong điều kiện cạnh tranh doanh nghiệp cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ để tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Mỗi nguồn vốn mà công ty sử dụng có một mức chi phí khác nhau, vì vậy công ty phải nghiên cứu và lựa chọn đầu tư máy móc thiết bị cho phù hợp.

Hệ thống máy móc và thiết bị của công ty luôn được chú trọng quan tâm và hỗ trợ đầu tư đảm bảo luôn đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề. Trong bối cảnh tiến tới lộ trình phấn đấu đạt các tiêu chuẩn thực hành tốt trong ngành dược GPs, công ty đang hoàn thiện những giai đoạn cuối cùng trong xây dựng chuỗi nhà thuốc GPP (thực hành tốt nhà thuốc) với việc đầu tư hệ thống phương tiện và trang bị kỹ thuật hiện đại (hệ thống thông gió, làm mát, điều hòa không khí, máy hút bụi, thiết bị phòng chống cháy nổ...)

* Đặc điểm thị trƣờng, khách hàng

Thị trường và khách hàng là yếu tố đầu ra của sản phẩm. Làm thế nào để thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp mình, chiếm lĩnh thị phần, tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư một lượng vốn nhất định cho việc khai thác tìm hiểu thị trường, khách hàng, tổ chức các hoạt động tiếp thị cũng như các hoạt động hậu mãi sau bán hàng.

Thị trường của công ty là các đơn vị kinh doanh bán buôn, bán lẻ các loại thuốc và biệt dược trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và Thành phố Hà Nội. Do thị trường thuốc là một thị trường nhạy cảm có tính chất đặc biệt nên các hình thức nhằm khai thác, tìm hiểu cũng như kích cầu thị trường cũng có những đặc điểm khác biệt so với các hàng hóa khác. Chất lượng thuốc ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, tới công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, do vậy không những công ty phải đảm bảo cung ứng đủ thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh trên địa bàn mà còn phải đảm bảo cung ứng thuốc an toàn, chất lượng cao và giá thành hợp lý thực hiện theo chiến lược quốc gia về thuốc do Bộ Y tế ban hành. Hơn nữa, thuốc là hàng hóa không được khuyến mại, các thuốc kê đơn không được quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cho công chúng nên các hình thức đầu tư vốn cho Marketing và tiếp thị cũng mang tính chất khác biệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một doanh nghiệp khi thành lập phải xác định trước cho mình một loại nghành nghề kinh doanh nhất định. Những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Để lựa chọn được loại hình kinh doanh thích hợp đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu phân tích môi trường, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của mình. Với những lĩnh vực kinh doanh rủi ro thấp, lợi nhuận cao, ít có doanh nghiệp có khả năng tham gia

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần dược Phú Thọ (Trang 83 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)