Kinh nghiệm của Công ty cổ phần Dược phẩm TW II

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần dược Phú Thọ (Trang 35 - 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.2.Kinh nghiệm của Công ty cổ phần Dược phẩm TW II

* Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân quỹ

Để cho ngân quỹ được sử dụng hiệu quả hơn, Công ty đã thực hiện một số biện pháp sau:

Phòng kế toán - tài chính lập kế hoạch thu chi để xác định nhu cầu chi tiêu và nguồn thu tiền tương ứng. Khi lập kế hoạch nên có sự tham gia của các bộ phận,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phòng, ban có liên quan để tăng độ chính xác và khách quan. Kế hoạch thu chi nên chi tiết cho từng ngày, tuần, tháng, quý và năm; càng chi tiết thì lượng tiền mặt được xác định có độ chính xác càng cao, phục vụ càng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

Đưa ra quy định quản lý ngân quỹ thống nhất cho toàn Công ty. Công ty đã xây dựng hệ thống thông tin liên lạc trực tuyến trong toàn Công ty để nắm bắt kịp thời thông tin về ngân quỹ.

* Nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản phải thu

Công ty cổ phần dược phẩm TW II đã xem xét việc bán chịu các sản phẩm sản xuất ra của mình và có chính sách bán hàng linh động hơn. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản phải thu, Công ty đã :

Thực hiện phân tích và cho điểm tín dụng đối với từng khách hàng, từ đó đưa ra chính sách bán hàng phù hợp như: thời hạn nợ, mức dư nợ, chính sách giá để nhằm rút ngắn tối đa tuổi nợ của các khoản phải thu;

Tổ chức quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, phân công trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp trong việc ra quyết định bán chịu, đồng thời có chế độ báo cáo, giám sát để tránh rủi ro trong quá trình theo dõi và quản lý thu hồi nợ.

Xây dựng hạn mức bán chịu tối ưu cho toàn Công ty và cho từng đối tượng khách hàng. Đưa ra chính sách kiểm soát nợ để nắm bắt kịp thời các thông tin về khách nợ, chính sách thu hồi nợ, phạt tiền, trường hợp xấu nhất là nhờ cơ quan chức năng giải quyết nếu khách hàng cố tình không trả nợ.

Công ty xây dựng chính sách chiết khấu thương mại thích hợp để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm nhằm thu hồi vốn nhanh và góp phần làm tăng doanh thu, sản lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Công ty sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi nợ để theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ kịp thời, đồng thời xác định số dư các khoản phải thu theo đối tượng khách hàng để xem xét khách hàng đó có số dư nợ vượt quá mức quy định thì tiến hành thu hồi ngay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thường xuyên cử cán bộ độc lập với kế toán công nợ xác minh, đối chiếu công nợ nhằm cảnh giác trường hợp cán bộ thu nợ thông đồng với khách hàng để kéo dài thời gian trả nợ hoặc chiếm dụng các khoản nợ đã thu tiền rồi.

Trong trường hợp phát sinh nợ quá hạn xảy ra, Công ty đã áp dụng các biện pháp mềm dẻo yêu cầu khách hàng trả nợ như: cử cán bộ trực tiếp làm việc, điện thoại, fax hay gửi thư yêu cầu trả nợ với nội dung tế nhị và thân thiện.

Khi có các khoản nợ khó đòi, Công ty đã áp dụng một số biện pháp sau:

o Ngừng ngay việc bán háng, chủ động cử cán bộ thu nợ đến làm việc trực tiếp hoặc gửi thu yêu cầu trả nợ, yêu cầu khách hàng xác nhận thời hạn thanh toán và số tiền có thể thanh toán từng lần làm cơ sở pháp lý về sau.

o Khi các biện pháp trên được áp dụng nhiều lần mà khách hàng vẫn không thanh toán thì Công ty gửi đơn nhờ cơ quan có thẩm quyền can thiệp căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng.

* Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho

Để quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu, Công ty đã quản lý thông qua định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức tồn kho nguyên vật liệu và công tác mua sắm nguyên vật liệu.

Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vât liệu, bán thành phẩm Xác định mức tồn kho nguyên vật liệu, bán thành phẩm

Công tác mua sắm nguyên vật liệu Kiểm kê, phân loại nguyên vật liệu Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

* Nâng cao công tác quản lý TSCĐ

Quản lý TSCĐ là một việc hết sức quan trọng. Trước hết, hàng năm Công ty tiến hành công tác kiểm kê TSCĐ, phân loại TSCĐ theo tiêu chí TSCĐ đang sử dụng, không cần dùng, chờ thanh lý, nhượng bán, đang cho thuê, cho mượn, TSCĐ đi thuê, đi mượn. Cách phân loại này là hết sức cần thiết để Công ty theo dõi được tình trạng tài sản một cách thường xuyên, có hệ thống từ đó Công ty có thể đưa ra các quyết định phù hợp cho từng loại tài sản. Các quyết định đó có thể là quyết định thanh lý, nhượng bán những TSCĐ có hiệu quả sử dụng thấp, không cần dùng để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tránh ứ đọng vốn, đó có thể là quyết định sửa chữa để tiếp tục đưa phương tiện, máy móc thiết bị vào sử dụng hay là quyết định đầu tư mới TSCĐ.

Đối với quản lý cụ thể tài sản, Công ty đã mở sổ theo dõi tổng hợp và chi tiết cho từng TSCĐ, theo dõi nguyên giá, giá trị còn lại của TSCĐ, theo dõi những biến động tăng, giảm giá trị tài sản theo đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, việc theo dõi này đã kết hợp với việc kiểm kê thực tế, phân loại đánh giá TSCĐ hàng năm sẽ đảm bảo công tác quản lý tài sản được toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.

* Lập kế hoạch đầu tư, mua sắm tài sản phù hợp với thực trạng và cơ cấu tài sản của công ty

Hoạt động trong các năm qua của công ty cho thấy công ty liên tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh dược ,Vì vậy hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đã trở thành hoạt động quan trọng của công ty. Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSDH, trước khi quyết định mua sắm, đầu tư mua máy móc thiết bị (như máy dập viên, máy ép, tủ bảo quản, xe chuyên chở…) công ty đã phân tích, đánh giá đúng thực trạng, số lượng, chất lượng, mức đồng bộ và nhu cầu cũng như tính cân đối của cơ cấu tài sản. Trên cơ sở kết hợp của kết quả phân tích và dự bảo khả năng vốn của công ty, công ty đã tiến hành xây dựng chiến lược đầu tư tài sản dài hạn. Khi đầu tư mua sắm đã xem xét tới thời gian đưa TSCĐ vào khai thác càng nhanh càng tốt.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần dược Phú Thọ (Trang 35 - 38)