5. Kết cấu của luận văn
1.1.3. Vai trò của vốn kinh doanh
Xét trên góc độ mỗi doanh nghiệp vốn là điều kiện để duy trì sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm và thu nhập cho người lao động. Vai trò của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được khái quát như sau:
- Vốn là điều kiện tiền đề cần thiết để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nếu không có vốn doanh nghiệp sẽ không thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vốn là yếu tố để doanh nghiệp mua sắm tài sản cố định, thuê mướn nhân công, hình thành nên số vốn lưu động cần thiết.
- Vốn kinh doanh giúp các doanh nghiệp hoạt động liên tục, có hiệu quả. Tương ứng với mỗi quy mô sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có một lượng vốn nhất định. Lượng vốn này thể hiện nhu cầu thường xuyên mà doanh nghiệp cần có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Nếu doanh nghiệp thiếu vốn quá trình sản xuất sẽ bị đình trệ, không đảm bảo được các hợp đồng đã ký đối với các khách hàng… dẫn đến mất thị phần, mất khách hàng, doanh thu, lợi nhuận giảm sút và các mục tiêu khác đã đề ra không thực hiện được.
- Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có tiềm năng và lợi thế riêng. Nhưng dù có lợi thế nào đi chăng nữa nhưng không có vốn, thiếu vốn thì doanh nghiệp cũng chẳng thể sử dụng và phát huy tối đa lợi thế đó để phục vụ cho việc phát triển kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
doanh. Chính vì vậy, vốn kinh doanh có vai trò như một đòn bẩy, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển, là điều kiện để tạo lợi thế cạnh tranh, khẳng định chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường.
- Vốn kinh doanh còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của tài sản, kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính như: hiệu quả sử dụng vốn, hệ số thanh toán, hệ số sinh lời… thông qua đó, các nhà quản trị doanh nghiệp biết được thực trạng của khâu sản xuất, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát hiện được các tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục.