Định hướng phát triển của ngành Dược Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần dược Phú Thọ (Trang 91 - 92)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1.Định hướng phát triển của ngành Dược Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị, xã hội, an ninh ổn định. Chính phủ đã có những nổ lực trong việc thể chế hóa hệ thống luật pháp, cải cách hành chính tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước nói chung, các doanh nghiệp trong ngành dược phẩm nói riêng.

Luật Dược được ban hành trên cơ sở thay thế Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân (năm 1989) và Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân (năm 2003). Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực dược. Luật Dược đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với ngành dược; tạo điều kiện pháp lý cho việc phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn.

Ngày 19/04/2007, Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 27/2007/QĐ-BYT về lộ trình triển khai nguyên tắc “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) và “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP) được thực hiện. Theo quyết định này, kể từ ngày 01/07/2008, doanh nghiệp sản xuất không đạt tiêu chuẩn GMP theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GMP WHO) và doanh nghiệp xuất nhập khẩu và kinh doanh dược có hệ thống kho bảo quản không đạt tiêu chuẩn GSP sẽ phải ngừng sản xuất và ngừng xuất nhập khẩu trực tiếp.

Đây sẽ là cuộc thanh lọc các doanh nghiệp trong ngành dược. Tính đến năm 2007, trong số 178 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm chỉ có 31 doanh nghiệp đạt GMP-WHO. Các doanh nghiệp còn lại khi đến thời hạn nếu không đạt được GMP- WHO sẽ phải thu hẹp phạm vi sản xuất và chuyển sang gia công cho các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn

Hiện tại Bộ Y Tế đang xúc tiến triển khai đề án Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến 2020. Đề án đề cập đến những nội dung sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Trong giai đoạn 2007-2015, ngành dược sẽ đầu tư xây dựng một số nhà máy sản xuất nguyên liệu hóa dược vô cơ, nhà máy sản xuất tá dược thông thường và tá dược cao cấp nhằm đáp ứng khoảng 80% nhu cầu tá dược phục vụ sản xuất thuốc.

+ Giai đoạn sau năm 2015 đến năm 2020, tập trung nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng công suất của các nhà máy sản xuất nguyên liệu hóa dược đã được xây dựng; đầu tư xây dựng thêm mới một số nhà máy sản xuất các nguyên liệu kháng sinh thế hệ mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu về nguyên liệu trong nước, nguyên liệu thuốc kháng ung thư, hạ nhiệt, giảm đau, tiểu đường và vitamin, nội tiết, tim mạch,...

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần dược Phú Thọ (Trang 91 - 92)