Kết quả xây dựng mô hình tại một số tỉnh vùng Đông Bắc

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của một số tổ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng đông bắc (Trang 107 - 190)

L ời cảm ơn

3.4. Kết quả xây dựng mô hình tại một số tỉnh vùng Đông Bắc

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trưởng phát triển và khả năng chống chịu của các THL chúng tôi đã chọn được 1 THL ưu tú là IL3 x IL6 đặt tên là NL36. Giống NL36 đã gửi đến Trung tâm Khảo, Kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm Cây trồng và Phân bón Quốc gia. Đồng thời để kiểm chứng lại những kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành xây dựng mô hình thâm canh trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đạt được, với mật độ trồng là 7,1 vạn cây/ha, khoảng cách hàng 50 x 28 cm cho giống ngô lai NL36 và 2 giống đối chứng là LVN99, CP999; vụ Thu năm 2010 gieo ngày 4/8 - 15/8, vụ Xuân năm 2011 gieo ngày 16/2 - 20/2 tại một số tỉnh vùng Đông Bắc. Lượng phân bón áp dụng theo quy phạm khảo nghiệm 10TCN 341 - 2006, cụ thể 150 N + 90 P2O5 + 90 K2O/ha.

Mô hình được xây dựng tại 3 địa điểm là xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên; thôn Hồ Tiêu, thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; xã Nông Thịnh, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Kết quả thu được từ các mô hình được trình bày ở bảng 3.23, 3.24, 3.25.

Tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, vụ Thu 2010 mô hình gieo trồng với diện tích 0,5 ha trên đất dốc. Kết quả cho thấy NL36 sinh trưởng phát triển tốt, thời gian sinh trưởng tương đương LVN99 và CP999; chiều cao cây, chiều cao đóng bắp thấp hơn 2 đối chứng do đó có khả năng chống đổ tốt, đây là một đặc tính quý được người dân địa phương đánh giá cao; một số yếu tố cấu thành năng suất cao hơn đối chứng; năng suất đạt 78,89 tạ/ha, trong khi đó giống LVN99 chỉ đạt 69,12 tạ/ha, giống CP999 đạt 71,22 tạ/ha. Vụ Xuân 2011, chúng tôi tiếp tục xây dựng mô hình sản xuất giống ngô lai NL36 với diện tích 0,5 ha. Kết quả cho thấy thời gian sinh trưởng của NL36 là 116 ngày tương đương với LVN999 và ngắn hơn CP999 là 2 ngày; năng suất của NL36 đạt 80,85 tạ/ha, năng suất của LVN99 đạt 70,84 tạ/ha và năng suất của CP999 là 73,14 tạ/ha.

Bng 3.23. Đặc đim hình thái, các yếu t cu thành năng sut và năng sut ca ging NL36 ti huyn Võ Nhai, tnh Thái Nguyên

Ch tiêu V Thu 2010 V Xuân 2011 NL36 LVN99 CP999 NL36 LVN99 CP999

Thời gian sinh trưởng (ngày) 98 98 99 116 116 118 Chiều cao cây (cm) 185,9 197,3 210,8 186,5 200,5 213,0 Chiều cao đóng bắp (cm) 87,6 95,1 104,2 88,9 103,5 110,6 Số lá trên cây (lá) 19,3 18,7 18,0 19,4 18,6 18,5 Chiều dài bắp (cm) 14,3 14,4 16,6 14,4 15,6 16,8 Đường kính bắp (cm) 4,8 4,1 4,2 4,9 4,2 4,3 Số hàng hạt/bắp 14,7 14,0 13,6 14,8 14,0 14,0 Số hạt/hàng 31,8 31,9 32,8 32,0 32,2 33,5 Khối lượng 1000 hạt (g) 320,5 295,5 300,5 321,3 300,6 322,2 Năng suất (tạ/ha) 78,89 69,12 71,22 80,85 70,84 73,14

Tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, vụ Thu 2010 diện tích gieo trồng cho giống LVN36 và 2 giống đối chứng là 1 ha trên đất bãi và đất đồi cho kết quả tương tự ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, thời gian sinh trưởng tương đương với LVN99 và CP999; chiều cao cây và chiều cao đóng bắp thấp hơn giống LVN99 và CP999; một số yếu tố cấu thành năng suất nhưđường kính bắp, số hàng hạt/bắp, khối lượng 1000 hạt cao hơn đối chứng; năng suất của giống NL36 đạt 80,89 tạ/ha cao hơn giống LVN99 (72,85 tạ/ha) và CP999 (72,64 tạ/ha). Vụ Xuân 2011, mô hình xây dựng với diện tích là 1 ha. Kết quả cho thấy giống NL36 và giống LVN99 có thời gian sinh trưởng là 115 ngày, giống CP999 là 117 ngày; năng suất của giống NL36 đạt 82,63 tạ/ha cao hơn hai giống đối chứng (LVN99 là 73,43 tạ/ha; CP999 là 74,56 tạ/ha).

Bng 3.24. Đặc đim hình thái, các yếu t cu thành năng sut và năng sut ca ging lai NL36 ti huyn Sơn Dương, tnh Tuyên Quang

Ch tiêu V Thu 2010 V Xuân 2011 NL36 LVN99 CP999 NL36 LVN99 CP999

Thời gian sinh trưởng (ngày) 98 98 99 115 115 117 Chiều cao cây (cm) 184,5 189,8 204,0 188,4 197,2 218,5 Chiều cao đóng bắp (cm) 91,5 94,5 100,1 93,9 98,7 107,4 Số lá trên cây (lá) 19,7 17,9 18,6 19,9 18,1 18,5 Chiều dài bắp (cm) 14,3 14,4 16,2 14,5 15,1 16,6 Đường kính bắp (cm) 4,8 4,0 4,1 4,7 4,1 4,3 Số hàng hạt/bắp 14,8 13,7 13,5 14,7 13,7 13,8 Số hạt/hàng 31,6 31,7 32,1 31,9 32,0 32,3 Khối lượng 1000 hạt (g) 321,1 296,2 315,1 322,7 297,5 318,3 Năng suất (tạ/ha) 80,89 72,85 72,64 82,63 73,43 74,56

Tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, vụ Thu 2010 được trồng thử nghiệm 0,5 ha trên đất dốc bạc màu. Kết quảđược trình bày qua bảng 3.25: Giống ngô NL36 sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ hạt nẩy mầm cao, độ đồng đều cao, có thời gian sinh trưởng trung bình là 99 ngày tương đương với 2 giống đối chứng; chiều cao cây, chiều cao đóng bắp thấp hơn giống LVN99 và CP999, năng suất trung bình đạt 81,75 tạ/ha, năng suất của giống LVN99 là 73,86 tạ/ha và giống CP999 đạt 74,10 tạ/ha. Vụ Xuân 2011, giống NL36 có thời gian sinh trưởng là 117 ngày tương đương với LVN99 và ngắn hơn CP999 là 2 ngày; đặc điểm hình thái và các yếu tố cấu thành năng suất cũng tương tự như vụ Thu; năng suất của giống NL36 là 85,55 tạ/ha, giống LVN99 đạt 74,40 tạ/ha, giống CP999 đạt 75,12 tạ/ha.

Bng 3.25. Đặc đim hình thái, các yếu t cu thành năng sut và năng sut ca ging lai NL36 ti huyn Ch Mi, tnh Bc Kn

Ch tiêu V Thu 2010 V Xuân 2011 NL36 LVN99 CP999 NL36 LVN99 CP999

Thời gian sinh trưởng (ngày) 99 99 99 117 117 119 Chiều cao cây (cm) 188,9 194,8 223,2 194,1 205,7 219,4 Chiều cao đóng bắp (cm) 92,8 95,0 111,3 94,3 96,7 108,9 Số lá trên cây (lá) 19,0 18,2 18,0 19,5 18,6 18,8 Chiều dài bắp (cm) 14,4 15,3 16,3 14,5 15,5 16,4 Đường kính bắp (cm) 4,9 4,3 4,0 4,8 4,4 4,1 Số hàng hạt/bắp 14,7 13,8 13,6 14,8 13,5 13,7 Số hạt/hàng 31,5 32,5 32,3 31,9 32,1 32,7 Khối lượng 1000 hạt (g) 323,8 299,1 297,9 324,6 301,3 317,2 Năng suất (tạ/ha) 81,75 73,86 74,10 85,55 74,40 75,12

* Ý kiến đánh giá mô hình ca nông dân ti các địa bàn

Qua thời gian xây dựng mô hình trình diễn sản xuất ngô tại 3 địa điểm Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn, chúng tôi nhận được ý kiến phản hồi từ các hộ nông dân trực tiếp tham gia xây dựng mô hình, những hộ lân cận và đông

đảo bà con nông dân khi tham gia Hội nghịđầu bờ. Nhìn chung, các hộđều có nhận định đánh giá rất cao về mô hình sử dụng giống mới và biện pháp kỹ thuật mới (áp dụng thời vụ, mật độ khoảng cách tối thích đã được xác định từ thí nghiệm 1 và 2). Giống NL36 sinh trưởng phát triển tốt, có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung bình sớm, khả năng chống chịu với một số loại sâu bệnh hại ngô chính khá, cho năng suất cao hơn hẳn giống đang trồng phổ biến tại địa phương. Rất nhiều hộ nông dân trong vùng đã tự tham khảo giống mới và biện pháp kỹ thuật canh tác mới của chúng tôi để thử nghiệm vào vụ sau trên ruộng của họ.

Kết quả thực tế thu được từ các mô hình về năng suất cũng như hiệu quả kinh tế đã chứng minh được ưu điểm của giống mới và kỹ thuật mới. Giống NL36 sử dụng trong sản xuất tại các mô hình có ưu điểm hơn hẳn một số giống cũ mà người dân đang sử dụng như: Năng suất cao hơn, chống chịu với sâu bệnh tốt hơn, tỷ lệđổ gãy ít, dạng hạt bán đá ít bị mọt nên tiện lợi cho cách bảo quản truyền thống của bà con, màu sắc hạt đẹp phù hợp với thị hiếu của người dân địa phương. Theo Bà Nông Thị Điền, Bế Thị Dưỡng và Ông Giàng A Cậu ở xã Nông Thịnh, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn; Ông Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Văn Sản ở thôn Hồ Tiêu, thị trấn Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang trực tiếp tham gia xây dựng mô hình cho biết việc sử dụng giống NL36 kết hợp với kỹ thuật mới đã thực sự gây ấn tượng và thuyết phục được người nông dân địa phương. Bà Nông ThịĐiền còn cho biết thêm

“ging NL36 có ht màu vàng cam, dng bán đá nên được người mua ưa chung hơn do đó d bán hơn”.

Từ những kết quả trên bước đầu chúng tôi có thể khẳng định việc xây dựng mô hình trình diễn sản xuất ngô trong vụ Thu 2010 và vụ Xuân 2011 ở một số tỉnh vùng Đông Bắc đã thu được những thành công đáng kể. Tất cả các địa phương trồng thử đều đánh giá cao giống NL36 và khẳng định giống NL36 kết hợp với kỹ thuật mới rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương và cho năng suất cao. Cũng từ kết quả các mô hình đó đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình. Ý kiến của người dân địa phương mong muốn trồng tiếp giống NL36 theo biện pháp kỹ thuật mới và nhân rộng diện tích ở các vụ tiếp theo.

1.1. Tổ hợp lai IL3 x IL6 có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái vùng Đông Bắc; thời gian sinh trưởng trung bình (97 - 110 ngày); khả năng chống chịu khá với một số sâu bệnh hại ngô chính; khả năng chống đổ gãy tốt; năng suất thực thu trong vụ Xuân tại Thái Nguyên và Phú Thọ năm 2009 tương ứng là 76,81 và 78,35 tạ/ha, vụ Thu năm 2008 - 2009 đạt 73,34 - 77,15 tạ/ha, cao hơn 2 đối chứng LVN4 và LVN99 ởđộ tin cậy 95%. THL triển vọng IL3 x IL6 được đặt tên là NL36 đã gửi đi khảo nghiệm tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm Cây trồng và Phân bón Quốc gia.

Trên cơ sở các kết quả đạt được, đã xác định được hai dòng ngô thuần IL3 và IL6 có khả năng kết hợp chung và phương sai khả năng kết hợp riêng về tính trạng năng suất cao, đây là vật liệu ưu tú cho công tác tạo giống ngô lai cho vùng Đông Bắc.

1.2. Giống ngô lai NL36 trồng với mật độ 7,1 vạn cây/ha và khoảng cách 50 cm x 28 cm là hợp lý và cho năng suất cao (trong vụ Xuân và vụ Thu đều đạt trên 80 tạ/ha tại 3 địa điểm thí nghiệm).

1.3. Thời vụ gieo trồng giống ngô lai NL36 trong vụ Xuân thích hợp nhất từ 3/2 đến 24/2 dương lịch (năng suất thực thu đạt từ 65,51 - 78,52 tạ/ha). Vụ Thu, thích hợp nhất từ 3/8 đến 17/8 dương lịch (năng suất dao động từ 68,77 - 74,20 tạ/ha).

1.4. Kết quả xây dựng mô hình cho thấy giống ngô lai NL36 có thời gian sinh trưởng trung bình (98 - 116 ngày), khả năng chống chịu sâu bệnh khá và chống đổ gãy tốt, năng suất đạt 80,16 - 81,04 tạ/ha cao hơn 2 giống đối chứng (LVN99 và CP999).

2. Đề ngh

Qua kết quả nghiên cứu khả năng thích ứng và biện pháp kỹ thuật thâm canh giống ngô lai NL36 tại một số tỉnh vùng Đông Bắc chúng tôi có một sốđề nghị sau:

2.1. Tiếp tục khảo nghiệm giống NL36 ở một số vùng, vụ để đánh giá khả năng thích ứng, hoàn thiện quy trình thâm canh và xây dựng mô hình trình diễn ở nhiều địa điểm khác nhau đồng thời cho khảo nghiệm VCU của hệ thống khảo

nghiệm giống Quốc gia để có điều kiện công nhận giống mới cho giống ngô lai NL36 phục vụ cho sản xuất ngô vùng Đông Bắc.

2.2. Có thể áp dụng kết quả nghiên cứu về mật độ và thời vụ cho một số giống ngô cùng nhóm thời gian sinh trưởng để tăng năng suất ngô trong sản xuất.

2.3. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy dòng IL3 và IL6 có khả năng kết hợp chung, phương sai khả năng kết hợp riêng cao và có một sốđặc điểm nông sinh học quý cần được duy trì, khai thác sử dụng vào chương trình chọn tạo giống ngô lai ở các vụ tiếp theo.

DANH MC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC CÔNG B

1. Dương Thị Nguyên (2011), “Kết quảđánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai mới năm 2008 - 2009 tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa hc & Công ngh Nông nghip Vit Nam, số 4 (25), tr. 132 - 137.

2. Dương Thị Nguyên, Giáp Thị Thanh (2011), “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng tổ hợp ngô lai IL3 x IL6 trong vụ Xuân và vụ Thu năm 2010 tại một số tỉnh vùng Đông Bắc”, Tp chí Khoa hc & Công ngh Nông nghip Vit Nam, số 4 (25), tr. 138 - 142.

TÀI LIU THAM KHO Tài liu tiếng Vit

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2006), Quy phạm kho nghim ging ngô 10 TCN 341 - 2006.

2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2010), Quyết định số 773 và 774 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT, ngày 27/3/2010, Hà Nội.

3. Cục Trồng trọt (2006), B Nông nghip & PTNT- Hướng dn qui trình thâm canh mt s cây trng, Nxb Nông nghiệp.

4. Kiều Xuân Đàm, Ngô Hữu Tình (2002), Ảnh hưởng ca mt độ cây ti các

đặc đim hình thái, sinh lý và năng sut ca ging ngô lai lá đứng LVN24. Kết quả Nghiên cứu Khoa học quyển IX, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, tr. 101 - 105.

5. Trương Đích (1980), “Sự di truyền khả năng tổ hợp của các giống ngô lai trong quá trình tự thụ phấn”, Tuyển tp các công trình nghiên cu khoa hc và k thut nông nghip, Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc, tr. 55 - 58.

6. Đặng Ngọc Hạ (2007), Nghiên cứu chn to ging ngô lai ba, lai kép t mt s

dòng thun trong chương trình chn to ging ngô Vit Nam, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

7. Lê Văn Hải (2011), Nghiên cứu đặc đim nông sinh hc ca các t hp lai trin vng và mt s bin pháp k thut phc v sn xut ngô vùng Đông Nam B,

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. 8. Phan Xuân Hào và Nguyễn Văn Cương (1997), "Xác định khả năng kết hợp của một số dòng ngô thuần bằng phương pháp lai đỉnh", Tạp chí Nông nghip Công nghip thc phm, tháng 12, tr. 507 - 508.

9. Phan Xuân Hào (2007), "Vấn đề mật độ và khoảng cách trồng ngô", Tạp chí Nông nghip và phát trin nông thôn, (12), tr. 39 - 41.

10. Đỗ Tuấn Khiêm (1996), Nghiên cứu k thut trng ngô Xuân trên đất rung b hóa mt vụ ở mt s tnh min núi Đông Bc Vit Nam, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

11. Trần Đình Long, Hoàng Văn Phần và Trần Văn Diễn (1990), Đánh giá KNKH của một số giống lúa bằng phương pháp lai diallel”, Tạp chí Di truyn hc ng dng, số 1.

12. Nguyễn Thị Lưu (1997), “Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến năng suất và tính nhiều bắp ở một số cặp ngô lai ngắn ngày”, Tạp chí Nông nghip Công nghip thc phm, tr. 3.

13. Nguyễn Thị Lưu (1999), Nghiên cứu chn to ging ngô lai nhiu bp, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

14. Trần Hữu Miện (1987), Cây ngô cao sản Hà Ni, Nxb Hà Nội.

15. Nguyễn Mộng (1968), Kinh nghiệm thâm canh tăng năng sut ngô min núi, Nxb

Nông thôn.

16. Lưu Trọng Nguyên (1965), Đặc đim phân loi cây ngô, Trong mt s kết qu nghiên cu v cây ngô, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

17. Dương Thị Nguyên, Luân Thị Đẹp, Mai Xuân Triệu (2011), “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách gieo trồng tổ hợp ngô lai IL3 x IL6 trong vụ Xuân và vụ Thu năm 2010 tại một số tỉnh vùng Đông Bắc”, Tạp chí KH & CN -

Đại hc Thái Nguyên, số 9/(1), tr. 105 - 109.

18. Dương Thị Nguyên, Giáp Thị Thanh (2011), “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng tổ hợp ngô lai IL3 x IL6 trong vụ Xuân và vụ Thu năm 2010 tại

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của một số tổ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng đông bắc (Trang 107 - 190)