Năng suất thực thu của các THL luân giao

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của một số tổ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng đông bắc (Trang 77 - 79)

L ời cảm ơn

3.1.5.6.Năng suất thực thu của các THL luân giao

- V Xuân 2009: Các THL tại Thái Nguyên có năng suất thực thu trung bình biến động từ 60,26 - 76,81 tạ/ha. Trong thí nghiệm, THL số 2, 7, 8 (IL2 x IL5, IL3 x IL6, IL3 x IL8) có năng suất thực thu tương đương đối chứng 1 (LVN4: 75,14 tạ/ha), cao hơn đối chứng 2 (LVN99: 66,27 tạ/ha) tương ứng là 110,3%, 115,9%, 111,9%. Các THL khác đều cho năng suất thực thu tương đương hoặc thấp hơn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Kết quả tại Phú Thọ cho thấy năng suất thực thu biến động từ 61,75 - 78,35 tạ/ha, THL số 7 (IL3 x IL6) có năng suất đạt 78,35 tạ/ha cao hơn đối chứng 1 (LVN4: 72,64 tạ/ha) và đối chứng 2 (LVN99: 67,78 tạ/ha) tương ứng là 107,9% và 115,6%. THL số 3, 4, 11, 13, 14 có năng suất thực thu thấp hơn 2 đối chứng; THL số 2, 8 (IL2 x IL5, IL3 x IL8) tương đương đối chứng 1, cao hơn đối chứng 2; các THL còn lại tương đương với 2 đối chứng.

- V Thu 2008: Các THL có năng suất thực thu dao động từ 50,08 - 75,55 tạ/ha (Thái Nguyên) và từ 51,58 - 77,15 tạ/ha (Phú Thọ). Các THL số 1, 5, 6, 7, 9 (IL2 x IL3, IL2 x IL11, IL3 x IL5, IL3 x IL6, IL3 x IL11) cho năng suất thực thu cao hơn so với hai đối chứng ở mức độ tin cậy 95% tại 2 địa điểm thí nghiệm, trong đó THL IL3 x IL6 cho năng suất thực thu cao nhất tại cả Thái Nguyên và Phú Thọ tương ứng là 75,55 - 77,15 tạ/ha bằng 118,6 - 118,3% so với đối chứng 1 (LVN4:

63,71 - 65,20 tạ/ha) và bằng 116,6 - 116,4% so với đối chứng 2 (LVN99: 64,77 - 66,28 tạ/ha), các THL khác đều tương đương hoặc thấp hơn hai đối chứng.

- V Thu 2009: Nhìn chung năng suất thực thu của các THL tại Thái Nguyên và Phú Thọ thấp hơn so với vụ Thu 2008. Mức dao động về năng suất thực thu của các THL là 50,48 - 73,34 tạ/ha (Thái Nguyên); 51,45 - 74,80 tạ/ha (Phú Thọ). THL IL3 x IL6 có năng suất thực thu cao nhất (73,34 - 74,80 tạ/ha), cao hơn so với 2 đối chứng và các THL khác ở độ tin cậy 95% tại 2 điểm thí nghiệm. Các THL còn lại đều cho năng suất thực thu tương đương hoặc thấp hơn 2 đối chứng.

* Tóm lại: Qua kết quả nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của 15 THL luân giao tạo ra từ 6 dòng tự phối theo phương pháp 4 của B. Griffing, ở 3 vụ Thu 2008, Xuân 2009 và Thu 2009 tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Nhìn chung các THL trong thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm chín trung bình sớm, tương đương LVN4 và LVN99; thời gian từ tung phấn đến phun râu của các THL ngắn, chênh lệch từ 1 đến 2 ngày.

- Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá của các THL phù hợp với điều kiện sinh thái vùng Đông Bắc Việt Nam.

- Khả năng chống chịu với một số sâu bệnh hại chính khá, khả năng chống đổ rễ và gãy thân từ khá đến tốt.

- Phần lớn các THL có năng suất thực thu đạt khá, đặc biệt THL IL3 x IL6 tại Thái Nguyên cho năng suất tương đương so với đối chứng LVN4 ở vụ Xuân và cao hơn ở mức tin cậy 95% trong 2 vụ Thu 2008 - 2009; vượt trội so với đối chứng LVN99 ở mức chắc chắn 95% trong cả 3 vụ thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu tại Phú Thọ cho thấy THL IL3 x IL6 vượt trội 2 đối chứng ở mức tin cậy 95% trong cả 3 vụ thí nghiệm.

Từ kết quả thí nghiệm trên chúng tôi chọn ra được THL ưu tú là IL3 x IL6 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm chín trung bình sớm (vụ Xuân là 109 - 110 ngày, vụ Thu là 97 - 98 ngày); khả năng chống chịu sâu bệnh và đổ gãy từ khá đến tốt; năng suất thực thu tương đương hoặc cao hơn LVN4, cao hơn LVN99.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của một số tổ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng đông bắc (Trang 77 - 79)