Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến đặc điểm hình thái của

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của một số tổ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng đông bắc (Trang 97 - 100)

L ời cảm ơn

3.3.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến đặc điểm hình thái của

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của của thời vụ gieo trồng đến đặc điểm hình thái của giống NL36 được trình bày tại bảng 3.19.

Bng 3.19. nh hưởng ca thi v gieo trng đến đặc đim hình thái ca ging ngô lai NL36 trong v Xuân và v Thu năm 2010 ti mt s tnh Đông Bc

VThi vChiu cao cây (cm) Chiu cao đóng bp (cm) S (lá) CSDTL (m2 lá/m2đất) Xuân 2010 1 (3/2) 174,2b 84,9c 18,6b 3,56b 2 (10/2) 174,2b 85,3c 18,6b 3,55b 3 (17/2) 180,1ab 87,7bc 19,5a 3,73a 4 (24/2) 182,2ab 90,8b 19,6a 3,74a 5 (3/3) 185,9a 100,4a 19,6a 3,76a 6 (10/3) 185,9a 100,6a 19,7a 3,75a CV% 2,73 2,91 2,1 2,41 LSD(0,05) 8,97 4,86 0,74 0,16 Thu 2010 1 (3/8) 188,7a 95,9a 19,6a 3,85a 2 (10/8) 186,7a 93,0a 19,5a 3,80a 3 (17/8) 180,7b 87,8b 18,9b 3,50b 4 (24/8) 181,4b 88,0b 18,6b 3,49b 5 (31/8) 180,8b 86,7b 18,4b 3,40c CV% 1,30 2,10 1,44 1,30 LSD(0,05) 4,50 3,56 0,52 0,09

(Trung bình 3 tnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bc Kn)

- Chiu cao cây và chiu cao đóng bp: Trong vụ Xuân, chiều cao cây (CCC) và chiều cao đóng bắp (CCĐB) có sự khác nhau có ý nghĩa ở mức tin cậy 95% giữa các thời vụ gieo trồng. Thời vụ 1 và thời vụ 2 CCC chỉ đạt 174,2 cm, CCĐB tương ứng là 84,9 và 85,3 cm. Vụ Xuân càng gieo muộn CCC và CCĐB càng tăng cao. CCC và CCĐB của giống NL36 tăng dần ở các thời vụ 3, thời vụ 4 và đạt cao nhất vào thời vụ 5 và thời vụ 6 (CCC là 185,9 cm và CCĐB là 100 cm).

Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ không khí tăng dần ở các thời vụ 3, 4, 5 có thể là nguyên nhân làm cho CCC và CCĐB tăng. Ngược lại, vụ Thu nếu càng gieo muộn CCC và chiều cao đóng bắp CĐB giảm có ý nghĩa ở mức 95%. CCC trong thời vụ 1 (gieo ngày 3/8) đạt 188,7 cm thì tại các thời vụ 3, 4, 5 (gieo từ 17/8 đến 31/8) chỉ dao động trong khoảng 180,7 - 181,4 cm, CCĐB đạt 95,9 cm và giảm dần tới thời vụ 5 (gieo ngày 31/8) chỉ còn 86,7 cm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Tuấn Khiêm (1996), Abded và cs (2001) [10], [45].

- S lá/cây: Trong vụ Xuân, số lá/cây biến động từ 18,6 - 19,7 lá, qua xử lý thống kê cho thấy sự sai khác về số lá có ý nghĩa chắc chắn ở mức độ tin cậy 95% ở thời vụ 1 và 2 so với các thời vụ khác, thời vụ gieo sớm (thời vụ 1 và 2) đã làm giảm số lá/cây. Vụ Thu, số lá/cây biến động từ 18,4 - 19,6 lá, giống NL36 gieo ngày 3/8 và 10/8 (thời vụ 1 và 2) có số lá/cây nhiều hơn có ý nghĩa so với các thời vụ gieo khác.

- Chỉ s din tích lá (CSDTL): Vụ Xuân, thời vụ gieo sớm (thời vụ 1 và 2) có CSDTL đạt 3,56 - 3,55 m2 lá/m2 đất thấp hơn so với các thời vụ trồng sau (thời vụ 3, 4, 5 và 6) và đạt tương ứng là 3,73; 3,74; 3,76 và 3,75 m2 lá/m2 đất ở mức tin cậy 95%. Vụ Thu, CSDTL của giống NL36 biến động từ 3,40 - 3,85 m2 lá/m2 đất. Cũng qua nghiên cứu cho thấy CSDTL có mối tương quan chặt với thời vụ gieo. Thời vụ gieo sớm (thời vụ 1, 2) có số lá/cây nhiều và chỉ số diện tích lá đạt cao, các thời vụ gieo sau chỉ số diện tích lá giảm.

Như vậy, ở thời vụ 1 và 2 thời gian sinh trưởng từ cây con đến thời kỳ ngô 9 - 10 lá nằm trọn vẹn trong tháng 2 và tháng 3 là những tháng mùa khô của vùng Đông Bắc. Tại Thái Nguyên lượng mưa trong tháng 2 và tháng 3 chỉđạt tương ứng là là 5,8 và 49,7 mm tại Tuyên Quang là 2,7 và 9,1 mm và tại Bắc Kạn 1,7 và 14,9 mm. Khô hạn trong giai đoạn này đã làm cho sự phát triển của thân, lá cũng như CSDTL của giống ngô lai NL36 đạt thấp. Từ thời vụ 3 trở đi các giai đoạn sinh trưởng trên của cây đã lùi dần sang tháng 4 và tháng 5 và lúc này mùa mưa cũng đã bắt đầu tại vùng Đông Bắc. Lượng mưa tại Thái Nguyên trong tháng 4 và tháng 5

tương ứng là 119,6 - 206,5 mm, Tuyên Quang là 288,5 - 293,7 mm và Bắc Kạn 88,8 - 88,2 mm. Cây được cung cấp đủ nước, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, CSDTL của ngô tăng dần từ thời vụ 3 và đạt mức tối đa tại thời vụ 5 và 6. Kết quả này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Trần Hữu Miện (1987) [14] trong giai đoạn cây con nếu thiếu nước cũng làm giảm kích thước của cây so với điều kiện đủ nước. Trong vụ Thu, nếu gieo muộn mặc dù ngô vẫn gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ và ẩm độ ở thời kỳ nẩy mầm nhưng lại gặp phải điều kiện bất thuận như hạn ở các thời kỳ sau dẫn đến một số chỉ số vềđặc điểm hình thái giảm.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của một số tổ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng đông bắc (Trang 97 - 100)