Khả năng chống chịu của giống NL36

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của một số tổ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng đông bắc (Trang 86 - 89)

L ời cảm ơn

3.2.3. Khả năng chống chịu của giống NL36

Thay đổi mật độ gieo trồng sẽ dẫn đến thay đổi tiểu khí hậu trong ruộng ngô và sẽảnh hưởng đến mức độ nhiễm một số loài sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của cây ngô. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại ngô chính và khả năng chống đổ gãy của giống NL36 tại tại một số tỉnh vùng Đông Bắc được trình bày ở bảng 3.15.

- Sâu đục thân: Mật độ cao dẫn đến CSDTL đạt cao và đã tạo điều kiện thuận cho sâu đục thân phát sinh phát triển và gây hại. Kết quả theo dõi cho thấy tỷ lệ cây bị hại tăng dần theo chiều tăng của mật độ và cao nhất ở mật độ 8 vạn cây/ha, cũng qua theo dõi cho thấy tỷ lệ sâu đục thân không có sự sai khác giữa các công thức trong cùng mật độ. Mật độ 5; 6; 7,1 vạn cây/ha, tỷ lệ sâu đục thân dao động

từ 5,6 - 10,2% (vụ Xuân) và từ 6,5 - 8,8% (vụ Thu) được đánh giá ở thang điểm 1, tương đương với đối chứng. Mật độ 8 vạn cây/ha, tỷ lệ cây bị hại trong cả 2 vụ dao động từ 16,1 - 18,3% được đánh giá ở thang điểm 2, cao hơn so với các mật độ khác và đối chứng. Sự rậm rạp của bộ lá ở mật độ trồng dày có thể là nguyên nhân làm tỷ lệ cây bị sâu hại cao do sâu đục thân thích đẻ trứng ở những nơi rậm rạp. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đỗ Tuấn Khiêm (1996), Nguyễn Thị Lưu (1997) [10], [12].

- Bnh khô vn: Theo dõi tỷ lệ cây nhiễm bệnh khô vằn ở các mật độ trồng trong vụ Xuân và vụ Thu cho thấy mật độ 5; 6; 7,1 vạn cây/ha có tỷ lệ bệnh dao động từ 2,4 - 2,9% (vụ Xuân) và từ 1,5 - 1,9% (vụ Thu) tương đương với đối chứng. Khi tăng mật độ lên 8 vạn cây/ha, tỷ lệ bệnh lên tới 5,6 - 5,7% (vụ Xuân) và 3,4 - 3,6% (vụ Thu), nặng hơn so với đối chứng và các mật độ khác. Cũng qua theo dõi cho thấy tỷ lệ bệnh ít có sự biến động giữa các công thức trong cùng mật độ. Mật độ trồng dày tạo quần thể rậm rạp, thiếu ánh sáng, ẩm độ trong ruộng ngô tăng cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh khô vằn phát triển và gây hại nặng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đỗ Tuấn Khiêm (1996) [10].

- Bệnh đốm lá: Gây hại phổ biến trên tất cả các công thức thí nghiệm, tỷ lệ nhiễm bệnh không có sự sai khác giữa các công thức trong cùng một vụ. Vụ Xuân tỷ lệ lá bị nhiễm nhẹ (dao động từ 20,5 - 24%), được đánh giá ở điểm 2. Vụ Thu, các công thức bị nhiễm bệnh rất nhẹ (< 10% số lá bị nhiễm bệnh) được đánh giá ởđiểm 1. Như vậy mức độ nhiễm bệnh đốm lá phụ thuộc chặt chẽ vào giống ít bị biến động khi thay đổi mật độ và khoảng cách trồng.

- Bnh g st: Khác với bệnh khô vằn và bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt không xuất hiện trên các công thức thí nghiệm trong vụ Xuân mà chỉ xuất hiện vào cuối vụ Thu khi ngô bước vào thời kỳ chín sữa, lúc này thời tiết khô hanh, ẩm độ không khí thấp rất thuận lợi cho bệnh phát sinh phát triển và gây hại. Tuy nhiên các công thức thí nghiệm đều bị nhiễm bệnh rất nhẹ và được đánh giá ởđiểm 1.

Bng 3.15. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh và đổ gãy của giống NL36 với mật độ khoảng cách khác nhau năm 2010 tại một số tỉnh vùng Đông Bắc

Công thức Khoảng cách (cm) Mật độ (vạn cây /ha) Sâu đục thân (điểm 1 - 5) Bệnh khô vằn (%) Bệnh đốm lá (điểm 1 - 5) Bệnh gỉ sắt (điểm 1 - 5) Đổ rễ (%) Gãy thân (điểm 1 - 5) Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu

1 50 x 40 5,0 1 1 2,5 1,6 2 1 0 1 3,2 1,9 1 1 2 60 x 33 1 1 2,8 1,5 2 1 0 1 3,1 1,9 1 1 3 70 x 28 1 1 2,6 1,6 2 1 0 1 3,5 1,8 1 1 4 50 x 33 6,0 1 1 2,8 1,6 2 1 0 1 3,2 1,9 1 1 5 60 x 28 1 1 2,4 1,5 2 1 0 1 3,5 1,8 1 1 6 70 x 24 1 1 2,9 1,6 2 1 0 1 3,7 2,0 1 1 7 50 x 28 7,1 1 1 2,4 1,9 2 1 0 1 6,0 1,8 1 1 8 60 x 24 1 1 2,6 1,8 2 1 0 1 5,8 2,0 1 1 9 70 x 20 1 1 2,9 1,9 2 1 0 1 6,1 1,9 1 1 10 50 x 25 8,0 2 2 5,6 3,4 2 1 0 1 7,3 3,8 1 1 11 60 x 21 2 2 5,6 3,6 2 1 0 1 7,8 4,1 1 1 12 70 x 18 2 2 5,7 3,4 2 1 0 1 7,3 3,9 1 1 13 70 x 25(đ/c) 5,7 1 1 2,8 1,6 2 1 0 1 3,6 1,9 1 1

(Trung bình 3 tnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bc Kn)

- T lệđổ r, gãy thân: Liên quan đến chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và điều kiện ngoại cảnh. Vụ Xuân, các công thức thí nghiệm có tỷ lệđổ rễ dao động từ 6,9 - 10,7%, trong đó mật độ trồng dày (8 vạn cây/ha) thân cây nhỏ, yếu hơn và dễ bịđổ, tỷ lệđổ rễ nhiều nhất (10,4 - 10,7%); các công thức ở mật độ 5 - 6 vạn cây/ha có tỷ lệđổ rễ ít nhất và tương đương với đối chứng. Vụ Thu năm 2010, tỷ lệ cây bịđổ rễ của các công thức thấp hơn so với vụ Xuân, biến động từ 1,8 - 4,1%, ở mật độ 8 vạn cây/ha các công thức trồng ở khoảng cách hàng khác nhau đều có số cây bịđổ rễ nhiều hơn so với các công thức ở mật độ 5 vạn, 6 vạn và 7,1 vạn cây/ha. Như vậy, việc tăng mật độ là nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệđổ rễở các công thức trồng dày. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏđến năng suất hạt khi thu hoạch. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lưu (1997) [12]. Trong vụ Xuân và vụ Thu năm 2010, giống ngô lai NL36 trồng ở các mật độ và khoảng cách hàng khác nhau đều có khả năng chống gãy thân tốt (tỷ lệ gãy thân < 5%) được đánh giá ở thang điểm 1.

Qua kết quả nghiên cứu về khả năng chống chịu với một số loại sâu bệnh hại ngô chính và khả năng chống đổ của giống ngô NL36 trồng trong vụ Xuân và vụ Thu 2010 tại một số tỉnh vùng Đông Bắc cho thấy ngô bị sâu đục thân, bệnh khô vằn, tỷ lệ cây bị đổ rễ có xu hướng tăng khi tăng mật độ gieo trồng. Ngô trồng ở mật độ 8 vạn cây/ha tỷ lệ cây bị hại do sâu đục thân, bệnh khô vằn nặng nhất và tỷ lệ cây bịđổ rễđạt cao nhất. Tỷ lệ nhiễm bệnh đốm lá và bệnh gỉ sắt ít bị biến động khi thay đổi mật độ khoảng cách trồng.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của một số tổ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng đông bắc (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)