Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng phát

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của một số tổ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng đông bắc (Trang 48 - 190)

L ời cảm ơn

2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng phát

2.2.4. Xây dng mô hình trình din cho ging ngô lai NL36 ti vùng Đông Bc

2.3. Phương pháp nghiên cu

2.3.1. Thí nghim 1: Nghiên cu mt sốđặc đim nông sinh hc ca 15 THL to ra bng phương pháp luân giao ti trường Đại hc Nông lâm Thái Nguyên và ra bng phương pháp luân giao ti trường Đại hc Nông lâm Thái Nguyên và huyn Lâm Thao, tnh Phú Th

a/ Vt liu thí nghim: Gồm 15 THL luân giao là IL2 x IL3, IL2 x IL5, IL2 x IL6, IL2 x IL8, IL2 x IL11, IL3 x IL5, IL3 x IL6, IL3 x IL8, IL3 x IL11, IL5 x IL6, IL5 x IL8, IL5 x IL11, IL6 x IL8, IL6 x IL11, IL8 x IL11. Giống ngô LVN4 và LVN99 đang được trồng phổ biến tại địa phương được sử dụng làm đối chứng trong thí nghiệm.

b/ Thi gian và địa đim: Thí nghiệm triển khai liên tục trong 3 vụ tại 2 địa điểm: - Tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên: Vụ Thu năm 2008 gieo ngày 3/8, vụ Xuân năm 2009 gieo ngày 16/2, vụ Thu năm 2009 gieo ngày 5/8.

- Tại xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ: Vụ Thu năm 2008 gieo ngày 6/8, vụ Xuân năm 2009 gieo ngày 18/2, vụ Thu năm 2009 gieo ngày 7/8.

c/ Điu kin thí nghim: Thí nghiệm được tiến hành trên đất cát pha, thành phần cơ giới nhẹ, chuyên trồng màu.

d/ Phương pháp b trí thí nghim:

-Bố trí thí nghiệm lai luân giao theo phương pháp 4 của Griffing, mỗi dòng gieo 10 hàng, hàng dài 5 m với khoảng cách 70 x 25 cm.

-Thí nghiệm đánh giá THL được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích ô là 14 m2, mỗi ô gồm 4 hàng, mỗi hàng dài 5 m với khoảng cách 70 x 25 cm. Mọi chỉ tiêu theo dõi đánh giá được thực hiện ở 2 hàng giữa của ô.

e/ Quy trình k thut

Tiến hành theo Quy phạm khảo nghiệm giống ngô Quốc gia số 10 TCN 341 - 2006. * Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại và sau đó lên luống theo kích thước của ô thí nghiệm.

* Mật độ: 5,7 cây/m2, hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 25 cm. * Phân bón:

- Lượng bón: 150N + 90P2O5 + 90K2O + 500 kg vôi bột/ha. - Phương pháp bón:

+ Bón lót: 100% phân lân (phân lân được bón theo hàng rạch sâu 10 - 15 cm) + Bón thúc: Chia làm 3 lần

Lần 1: 1/3N + 1/2K2O (khi ngô được 3 - 4 lá thật) rạch rãnh sâu 3 - 5 cm theo hàng ngô, cách gốc 5 - 7 cm rồi bón và lấp kín phân kết hợp vun nhẹ.

Lần 2: 1/3N + 1/2K2O (khi ngô được 7 - 9 lá thật) rạch rãnh sâu 5 - 7 cm theo hàng ngô, cách gốc 10 - 12 cm rồi bón và lấp kín phân kết hợp vun cao.

Lần 3: Bón nốt lượng N còn lại (trước trỗ cờ 7 - 10 ngày) cách gốc 13 - 15 cm rồi bón và lấp kín phân kết hợp vun nhẹ.

* Chăm sóc:

- Giai đoạn cây con tiến hành xới xáo, tưới nước duy trì độẩm đất 70 - 80%. - Khi ngô được 3 - 5 lá: Xới vun nhẹ quanh gốc kết hợp bón thúc lần 1, tưới nước (để đất đủẩm 70 - 80%) và tỉa định cây.

- Khi ngô được 7 - 9 lá: Xới xáo diệt cỏ dại kết hợp bón thúc lần 2 tưới nước (đểđất đủẩm 70 - 80%) và vun cao chống đổ.

- Trước trỗ 7 - 10 ngày: Bón nốt lượng phân còn lại kết hợp vun nhẹ và tưới nước (đểđất đủẩm 70 - 80%).

- Tưới nước: Phải giữ cho đất đủ ẩm (khoảng 70 - 80% độẩm tối đa đồng ruộng) ở 3 thời kỳ: Khi ngô 6 - 7 lá, khi ngô xoáy nõn và khi ngô thụ phấn xong - chín sữa.

Chú ý: Cần tưới đồng đều, sau khi tưới hoặc khi mưa phải thoát hết nước đọng trong ruộng.

* Phòng trừ sâu bệnh: Chỉ phun thuốc khi đến ngưỡng phòng trừ theo hướng dẫn chung của ngành Bảo vệ Thực vật.

* Thu hoạch: Khi ngô chín sinh lý (khi chân hạt có vết đen hoặc 75% số cây có lá bi khô) thì thu hoạch, tuy nhiên nếu thời tiết không cho phép có thể thu hoạch muộn hơn.

2.3.2. Thí nghim 2: Nghiên cu nh hưởng ca mt độ khong cách đến sinh trưởng, phát trin và năng sut ca ging ngô lai NL36 ti mt s tnh vùng trưởng, phát trin và năng sut ca ging ngô lai NL36 ti mt s tnh vùng

Đông Bc

a/ Vt liu thí nghim: Tổ hợp lai ưu tú IL3 x IL6 được đặt tên là giống NL36 được sử dụng làm vật liệu trong thí nghiệm.

b/ Thi gian và địa đim: Thí nghiệm triển khai trong vụ Xuân và vụ Thu năm 2010 tại 3 địa điểm:

- Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên: Vụ Xuân gieo ngày 16/2, vụ Thu gieo ngày 8/8.

- Thị trấn Sơn Dương huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang vụ Xuân gieo ngày 17/2, vụ Thu gieo ngày 10/8.

- Xã Nông Thịnh huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn vụ Xuân gieo ngày 19/2, vụ Thu gieo ngày 9/8.

c/ Điu kin thí nghim: Thí nghiệm được tiến hành trên đất cát pha, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng, thường bị khô hạn.

d/ Các mt độ nghiên cu: Thí nghiệm được tiến hành với 13 mật độ khoảng cách và tương ứng với 13 công thức: CT1: 5,0 vạn cây/ha với khoảng cách 50×40 cm CT2: 5,0 vạn cây/ha với khoảng cách 60×33 cm CT3: 5,0 vạn cây/ha với khoảng cách 70×28 cm CT4: 6,0 vạn cây/ha với khoảng cách 50×33 cm CT5: 6,0 vạn cây/ha với khoảng cách 60×28 cm CT6: 6,0 vạn cây/ha với khoảng cách 70×24 cm CT7: 7,1 vạn cây/ha với khoảng cách 50×28 cm CT8: 7,1 vạn cây/ha với khoảng cách 60×24 cm CT9: 7,1 vạn cây/ha với khoảng cách 70×20 cm CT10: 8,0 vạn cây/ha với khoảng cách 50×25 cm

CT11: 8,0 vạn cây/ha với khoảng cách 60×21 cm CT12: 8,0 vạn cây/ha với khoảng cách 70×18 cm

CT13: 5,7 vạn cây/ha với khoảng cách 70 x 25 cm (đối chứng)

e/ Phương pháp b trí thí nghim: Theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh - RCBD với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 8; 9,6 và 11,2 m2 tùy từng công thức, mỗi ô gồm 4 hàng, mỗi hàng dài 4 m với khoảng cách tùy từng mật độ khác nhau. Mọi chỉ tiêu theo dõi đánh giá được thực hiện ở 2 hàng giữa của ô.

d/ Quy trình k thut: Như thí nghiệm 1

2.3.3. Thí nghim 3: Nghiên cu nh hưởng ca thi v trng đến sinh trưởng, phát trin và năng sut ca ging ngô lai NL36 ti mt s tnh vùng Đông Bc

a/ Vt liu thí nghim: Giống NL36 được sử dụng làm vật liệu trong thí nghiệm.

b/ Thi gian và địa đim:

- Thời gian: Vụ Xuân và Thu năm 2010

- V Xuân Thời vụ 1: Gieo ngày 3/2 Thời vụ 2: Gieo ngày 10/ 2 Thời vụ 3: Gieo ngày 17/2 Thời vụ 4: Gieo ngày 24/ 2 Thời vụ 5: Gieo ngày 3/3 Thời vụ 6: Gieo ngày 10/3 - V Thu Thời vụ 1: Gieo ngày 3/8 Thời vụ 2: Gieo ngày 10/8 Thời vụ 3: Gieo ngày 17/8 Thời vụ 4: Gieo ngày 24/8 Thời vụ 5: Gieo ngày 31/8 - Địa điểm: Như thí nghiệm 2 c/ Điu kin thí nghim: Như thí nghiệm 2.

d/ Phương pháp b trí thí nghim, quy trình k thut: Như thí nghiệm 1.

2.3.4. Các ch tiêu nghiên cu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi các thí nghiệm được tiến hành theo Quy phạm khảo nghiệm giống ngô Quốc gia số 10TCN 341 - 2006 (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2006) [1].

* Ch tiêu sinh trưởng

- Ngày mọc: Được tính khi có trên 50% số cây trên ô có bao lá mầm lên khỏi mặt đất (mũi trông).

- Ngày trỗ cờ: Ghi số ngày từ khi gieo hạt đến khi có >70% số cây/ô trỗ cờ (xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ).

- Ngày tung phấn: Ghi số ngày từ khi gieo hạt đến khi có >70% số cây/ô tung phấn (khi những bao phấn ở 1/3 phía trên bông cờ tung phấn thì coi cây đó đã tung phấn).

- Ngày phun râu: Ghi số ngày từ khi gieo đến khi có >70% số cây trong ô phun râu (tính những cây có râu dài 2 - 3cm).

- Ngày chín sinh lý (TGST): Ghi số ngày từ khi gieo hạt đến khi có khoảng 70% số bắp trên ô có chấm đen ở chân hạt hoặc 75% số cây có lá bi khô.

* Ch tiêu hình thái

- Chiều cao cây (cm): Chọn 10 cây ngẫu nhiên (trừ cây đầu hàng) đo sau khi ngô trỗ cờ 2 tuần, đo từ gốc sát mặt đất đến điểm phân nhánh cờđầu tiên.

- Chiều cao đóng bắp (cm): Trên 10 cây đã đo chiều cao cây, xác định chiều cao đóng bắp bằng cách đo từ gốc sát mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng (bắp thứ nhất).

- Số lá thật trên cây (lá): Đếm số lá trên cây, để xác định chính xác đánh dấu lá thứ 5, thứ 10.

- Diện tích lá/cây: Đo diện tích lá khi cây thụ phấn thụ tinh xong tiến hành đo chiều dài và chiều rộng của tất cả lá trên cây. Sau đó áp dụng công thức tính diện tích lá của Montgomery (1960):

Diện tích lá (m2) = Chiều dài x chiều rộng x 0,75

Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2đất) = m2 lá/ cây x số cây/m2đất

- Trạng thái cây (điểm): Đánh giá vào giai đoạn lá bi chuyển màu vàng, khi cây còn xanh và bắp đã phát triển đầy đủ. Ở mỗi ô đánh giá các đặc tính như chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, độ đồng đều của các cây, thiệt hại do sâu, bệnh và đổ gẫy theo thang điểm từ 1 - 5 (điểm 1: tốt, điểm 2: khá, điểm 3: trung bình, điểm 4: kém, điểm 5: rất kém).

- Trạng thái bắp (điểm): Sau khi thu hoạch và trước khi lấy mẫu, cho điểm dựa vào các đặc tính như thiệt hại do sâu bệnh, kích thước bắp, màu dạng hạt và độ đồng đều của bắp theo thang điểm từ 1 - 5 (điểm 1: tốt, điểm 2: khá, điểm 3: trung bình, điểm 4: kém, điểm 5: rất kém).

- Độ bao bắp: Đánh giá trước khi thu hoạch 1 - 3 tuần theo thang điểm: Điểm 1: Rất tốt, lá bi kín đầu bắp và vượt khỏi bắp.

Điểm 2: Tốt, lá bi bao kín đầu bắp. Điểm 3: Lá bi không bao chặt đầu bắp.

Điểm 4: Hở hạt, lá bi không che kín bắp, để hởđầu bắp. Điểm 5: Hoàn toàn không chấp nhận, hởđầu bắp nhiều.

* Ch tiêu chng chu

- Chỉ tiêu về chống đổ: Theo dõi tất cả các lần nhắc lại sau các đợt gió to và trước khi thu hoạch.

+ Đổ rễ (%): Tính% số cây nghiêng 300 trở lên so với chiều thẳng đứng của cây. + Gẫy thân (điểm): Đếm số cây bị gẫy ởđoạn thân phía dưới bắp.

Điểm 1: < 5% cây gãy Điểm 2: 5 - 15% cây gãy Điểm 3: 15 - 30% cây gãy Điểm 4: 30 - 50% cây gãy Điểm 5: > 50% cây gãy - Chỉ tiêu về chống chịu sâu bệnh:

+ Sâu đục thân (%): Ghi số cây bị hại/tổng số cây trên ô (chủ yếu là đục dưới bắp) đánh giá mức độ bị sâu đục thân hại theo thang điểm từ 1 - 5.

Điểm 1: < 5% số cây, bắp bị sâu hại Điểm 2: 5 - < 15% số cây, bắp bị sâu hại Điểm 3: 15 - < 25% số cây, bắp bị sâu hại Điểm 4: 25 - < 35% số cây, bắp bị sâu hại Điểm 5: 35 - < 50% số cây, bắp bị sâu hại

+ Bệnh khô vằn: Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = (Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra) x 100. + Bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt: Điểm từ 1 - 5, theo dõi vào hai thời kỳ trước và sau trỗ cờ (chủ yếu là sau trỗ cờ).

Điểm 0: Không bị bệnh

Điểm 1: Rất nhẹ (1 - 10% diện tích lá, bẹ lá bị bệnh) Điểm 2: Nhiễm nhẹ (11 - 25% diện tích lá, bẹ lá bị bệnh) Điểm 3: Nhiễm vừa (26 - 50% diện tích lá, bẹ lá bị bệnh)

Điểm 4: Nhiễm nặng (51 - 75% diện tích lá, bẹ lá bị bệnh) Điểm 5: Nhiễm rất nặng (> 75% diện tích lá, bẹ lá bị bệnh)

* Ch tiêu v năng sut và các yếu t cu thành năng sut - Tổng số bắp: Đếm tổng số bắp ở ô thí nghiệm

- Chiều dài bắp (cm): Được đo phần bắp có hàng hạt dài nhất của 10 bắp mẫu rồi lấy giá trị trung bình.

- Đường kính bắp (cm): Đo phần giữa bắp của 10 bắp mẫu rồi lấy giá trị trung bình. - Khối lượng bắp tươi trên ô (kg): Cân tổng số bắp trên ô thí nghiệm

- Số hàng hạt trên bắp: Đếm số hàng có trên một bắp, một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng hạt dài nhất trên bắp.

- Số hạt trên hàng: Được đếm trên hàng hạt có chiều dài trung bình.

- Khối lượng 1000 hạt (gam): Ở ẩm độ 14% lấy 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt, cân khối lượng của 2 mẫu, nếu khối lượng của mẫu nặng trừđi khối lượng của mẫu nhẹ <5% so với khối lượng trung bình của 2 mẫu, ta có khối lượng 1000 hạt bằng tổng khối lượng của 2 mẫu. Nếu sức chênh lệch nhau giữa hai mẫu >5% thì phải đếm hạt cân lại.

- Độẩm hạt khi thu hoạch (%): Tẽ hạt của 10 bắp/ô, lấy 140 gam đểđo độẩm. - Tỷ lệ hạt trên bắp khi thu hoạch (%): Mỗi ô thí nghiệm lấy trung bình 10 bắp rồi tẽ hạt để tính tỷ lệ. Tỷ lệ hạt/bắp = Khối lượng hạt x 100 Khối lượng bắp NSTT : Năng suất thực thu ởẩm độ 14% Ao : Độẩm hạt khi thu hoạch 14 : Độẩm tiêu chuẩn hạt S ô : Diện tích ô thí nghiệm (m2)

P bắp tươi/ô: Khối lượng bắp tươi trên ô (kg)

NSTT (tạ/ha) = P bắp tươi/ô x tỷ lệ hạt/bắp x (100 - A

o ) x 100 (100 - 14) x S ô

2.3.5. Xây dng mô hình trình din ging ngô lai NL36 ti vùng Đông Bc

- Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi dựa theo Phương pháp Khảo nghiệm sản xuất trong Quy phạm khảo nghiệm giống ngô Quốc gia số 10TCN 341 - 2006 (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2006) [1].

- Mô hình trình diễn do nông dân trực tiếp triển khai, mỗi địa điểm gồm 10 hộ nông dân, trước khi gieo trồng nông dân được trực tiếp tập huấn kỹ thuật. Giống LVN99 và CP999 đang được trồng phổ biến tại địa phương được sử dụng làm đối chứng.

- Thời gian: + Vụ Thu 2010 gieo từ 4/8 - 15/8 + Vụ Xuân 2011 gieo từ 16/2 - 20/2

- Mật độ khoảng cách và phân bón: Mật độ 7,1 vạn cây/ha (50 x 28 cm) và phân bón là 150 N + 90 P2O5+ 90 K2O + 500 kg vôi bột.

- Địa điểm và quy mô các mô hình.

+ Tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên: 1 ha. + Tại thôn Hồ Tiêu, thị trấn Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang: 1 ha. + Tại xã Nông Thịnh, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn: 0,5 ha.

- Các chỉ tiêu theo dõi khi đánh giá xây dựng mô hình: Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất hạt khô và khả năng mở rộng sản xuất.

2.4. Phương pháp x lý s liu

- Các kết quả nghiên cứu được xử lý thống kê theo chương trình IRRISTAT 4.0, SAS.

- Phân tích khả năng kết hợp được nêu trong “Các phương pháp lai thử và phân tích khả năng kết hợp trong các thí nghiệm về ưu thế lai” (Ngô Hữu Tình và cs, 1996) [30] đã được lập trình trên máy vi tính gọi là chương trình phân tích phương sai Topcross (Version 2.0, Nguyễn Đình Hiền, 1995) và Diallel sơđồ 2 và 4 Griffing (Version 2.0, Nguyễn Đình Hiền, 1996).

Chương 3

KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN

3.1. Kết qu nghiên cu đặc đim nông sinh hc ca các t hp lai (THL) to ra bng phương pháp luân giao ti mt s tnh vùng Đông Bc ra bng phương pháp luân giao ti mt s tnh vùng Đông Bc

Từ 10 dòng ngô tự phối trong tập đoàn dòng của Viện Nghiên cứu Ngô, thông qua lai đỉnh vụ Thu năm 2007 và vụ Xuân năm 2008, chúng tôi lựa chọn

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của một số tổ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng đông bắc (Trang 48 - 190)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)