L ời cảm ơn
3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến các thời kỳ sinh trưởng và
Trong điều kiện của vùng núi Đông Bắc các thời gian gieo trồng khác nhau sẽ dẫn đến lượng nhiệt và lượng nước cung cấp cho các thời kỳ sinh trưởng quan
trọng của ngô ở các thời vụ khác nhau. Khả năng nhận được nhiệt lượng, nước và dinh dưỡng khác nhau trong các thời kỳ xung yếu của cây sẽảnh hưởng và làm thay đổi tới sự sinh trưởng và phát triển của cây. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.18.
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến các giai đoạn sinh trưởng của giống NL36 trong vụ Xuân và vụ Thu năm 2010 tại một số tỉnh vùng Đông Bắc
Thời vụ
Ngày trồng Thời gian từ gieo đến……(ngày)
Mọc Tung phấn Phun râu Chín sinh lý
Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu 1 3/2 3/8 4 4 74 51 73 50 122 98 2 10/2 10/8 4 4 72 51 71 50 117 98 3 17/2 17/8 9 4 71 55 70 54 114 101 4 24/2 24/8 5 5 68 56 67 55 112 107 5 3/3 31/8 4 5 67 58 66 57 110 113 6 10/3 7 65 64 108
(Trung bình 3 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn)
Thời gian từ gieo đến mọc của ngô phụ thuộc rất nhiều vào ẩm độ và nhiệt độ không khí khi gieo hạt. Trong vụ Xuân, thời vụ 1 (gieo vào ngày 3/2) và thời vụ 2 (gieo vào ngày 10/2) hạt ngô mọc lên khỏi mặt đất chỉ sau 4 ngày. Trong thời gian từ ngày 3/2 đến ngày 12/2 nhiệt độ không khí trung bình của Thái Nguyên là 20,4 - 26,10C, Tuyên Quang dao động từ 21,4 - 25,90C và Bắc Kạn dao động từ 18,9- 25,40C và khoảng nhiệt độ này rất thích hợp cho hạt ngô nảy mầm. Thời vụ 3 (gieo ngày 17/2) khi nhiệt độ không khí của vùng Đông Bắc giảm xuống chỉ còn 130C và tiếp tục duy trì ở mức 11 - 140C cho tới ngày 21/2, vì vậy thời gian từ gieo đến mọc của hạt kéo dài tới 9 ngày. Thời vụ 4 gieo (ngày 24/2), thời vụ 5 (gieo ngày 3/3), trong khoảng thời gian từ ngày 24/2 đến ngày 7/3 nhiệt độ không khí dao động từ 20,5 - 270C thời gian từ gieo đến mọc chỉ sau 4 đến 5 ngày. Từ ngày 8/3 nền nhiệt vùng Đông Bắc giảm xuống chỉ còn có 17,60C và tiếp tục giảm sâu ở mức 150C
trong các ngày từ 10 - 12/3 và không có mưa đã kéo dài thời gian từ gieo đến mọc của thời vụ 6 lên tới 7 ngày. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Hữu Miện (1987), Đỗ Tuấn Khiêm (1996) [14], [10].
Tuy nhiên do nhiệt độ không khí bình quân tăng cao dần từ tháng 3 trởđi lượng tổng tích nhiệt hoạt động tích lũy được của ngô ở các thời vụ muộn nhanh hơn của các vụ gieo sớm nên thời gian từ gieo đến tung phấn, phun râu và chín sinh lý của các thời vụ gieo muộn được rút ngắn hơn các thời vụ gieo sớm. Thời gian từ gieo đến chín sinh lý của giống NL36 trong thời vụ 1 là 122 ngày và giảm dần trong các thời vụ tiếp theo tới thời vụ 6 chỉ còn có 108 ngày. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Barutcula (2005), Neild và cs (2007) [54], [85].
Trong vụ Thu điều kiện nhiệt độ cho phép hạt ngô nhanh chóng nảy mầm. Trong cả 5 thời vụ thí nghiệm được gieo từ 3/8 tới ngày 31/8 hạt ngô đều nảy mầm sau gieo 4 đến 5 ngày. Nếu vụ Xuân càng gieo sớm thì thời gian sinh trưởng của ngô càng kéo dài, thì ngược lại trong vụ Thu nếu gieo muộn thời gian sinh trưởng sẽ càng dài. Các thời vụ 1 và 2 (gieo 3/8 và 10/8) có thời gian từ gieo đến tung phấn, phun râu tương ứng là 51 và 50 ngày; thời gian từ gieo đến chín sinh lý là 98 ngày thì tại thời vụ gieo ngày 31/8 thời gian sinh trưởng của các giai đoạn trên tương ứng là 58, 57 và 113 ngày. Trong tháng 8 và tháng 9 nhiệt độ bình quân của các tỉnh vùng Đông Bắc dao động trong khoảng 27 - 28oC. Trong nửa đầu tháng 10 nhiệt độ bình quân hàng ngày dao động ở mức 25 - 26oC nhưng từ 15 tháng 10 trở đi nhiệt độ giảm dần và chỉ đạt mức bình quân 19 - 20oC trong tháng 11. Theo Samuel và cs, 1986 [90] thời vụ gieo càng muộn thời gian để ngô tích lũy đủ tổng tích nhiệt hoạt động càng kéo dài, điều này đã lý giải vì sao tại vùng Đông Bắc trong vụ Thu càng gieo muộn thì thời gian sinh trưởng của ngô càng kéo dài.
3.3.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến đặc điểm hình thái của giống ngô lai NL36 vụ Xuân và vụ Thu năm 2010 tại một số tỉnh vùng Đông Bắc