Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến các yếu tốc ấu thành năng

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của một số tổ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng đông bắc (Trang 103 - 107)

L ời cảm ơn

3.3.4. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến các yếu tốc ấu thành năng

trồng khác nhau đều ít bị gẫy thân, được đánh giá điểm 1.

3.3.4. nh hưởng ca thi v gieo trng đến các yếu t cu thành năng sut ca ging ngô lai NL36 ging ngô lai NL36

Điều kiện môi trường có nhiều tác động đến sinh trưởng phát triển cũng như các yếu tố cấu thành năng suất của ngô.

Nếu gieo ngô vào những thời gian khác nhau thì các giai đoạn sinh trưởng của ngô cũng rơi vào các thời điểm có điều kiện khác nhau về quang chu kỳ và nhiệt độ. Dưới tác động của điều kiện môi trường, ngô có thể gặp các yếu tố thuận lợi hay không thuận lợi cho quá trình thụ phấn thụ tinh, phát triển bắp và hạt.

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô NL36 vụ Xuân và vụ Thu 2010 được trình bày ở bảng 3.21.

- Trong vụ Xuân, các thời vụ trồng có chiều dài bắp dao động từ 13,3 - 14,9 cm. Chỉ tiêu này tăng dần và ổn định ở thời vụ 2 và 3 (gieo ngày 10/2 và 17/2) đạt 14,9 cm, các thời vụ trồng sau chỉ tiêu này có xu thế giảm dần và thấp nhất ở thời vụ 6 (gieo ngày 10/3) chỉđạt 13,3 cm. Đường kính bắp của các thời vụ biến động từ 4,2 - 4,9 cm. Có sự sai khác có ý nghĩa ở mức 95% vềđường kính bắp, thời vụ 2 và 3 chỉ tiêu này đạt cao và ổn định (4,9 cm). Các thời vụ trồng muộn (gieo ngày 3/3 và 10/3) đường kính bắp giảm rõ rệt. Có sự sai khác có ý nghĩa về chỉ tiêu số hàng hạt/bắp giữa các thời vụ gieo trồng. Ở thời vụ gieo muộn (gieo ngày 3/3, 10/3), số hàng hạt/bắp là 13,6 - 13,8 hàng, ít hơn so với các thời vụ gieo trước (14,3 - 14,9 hàng). Các thời vụ gieo trồng trong vụ Xuân có ảnh hưởng sâu sắc đến số hạt/hàng của giống NL36. Thời vụ 1, 2, 3 có số hạt dao động từ 32,0 - 32,5 hạt, ngược lại các thời vụ gieo từ ngày 24/2 - 10/3 số hạt/hàng chỉ đạt 29,0 - 30,1 hạt. Gieo ngô vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, khi cây trỗ cờ, tung phấn, phun râu gặp điều kiện nhiệt độ không khí cao ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn thụ tinh. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến số hạt/hàng giảm. Khối lượng 1000 hạt có sự sai khác có ý nghĩa ở mức 95% giữa các thời vụ gieo trồng. Thời vụ gieo muộn (thời vụ 6) có khối lượng 1000 hạt thấp hơn các thời vụ khác.

- Vụ Thu, thời gian gieo cũng ảnh hưởng lớn tới các chỉ tiêu cấu thành năng suất của giống NL36. Các yếu tố cấu thành năng suất ở các thời vụ gieo sớm ngày 3/8 và 10/8 đạt cao hơn so với 3 thời vụ gieo sau có ý nghĩa ở mức 95%. Thời vụ gieo ngày 3/8 có chiều dài bắp, đường kính bắp, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng và khối lượng 1000 hạt tương ứng là 14,7 cm, 4,7 cm, 14,7 hàng, 32,3 hạt và 316,0 gam trong khi đó ở thời vụ gieo ngày 31/8 các chỉ số này chỉđạt tương ứng là 13,9 cm, 4,2 cm, 13,8 hàng, 29,1 hạt và 289,9 gam. Như vậy thời vụ gieo trồng có ảnh hưởng sâu sắc tới các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô lai NL36.

Bng 3.21. nh hưởng ca thi v gieo trng đến các yếu t cu thành năng sut ca ging ngô lai NL36 trong v Xuân và v Thu năm 2010 ti mt s tnh vùng Đông Bc

VThi vChiu dài bp (cm) Đường kính bp (cm) S hàng ht/bp (hàng) Sht/hàng (ht) KL 1000 ht (gam) Xuân 2010 1 (3/2) 14,6ab 4,8ab 14,8ab 32,0a 312,5ab 2 (10/2) 14,9a 4,9a 14,9a 32,5a 317,0ab 3 (17/2) 14,9a 4,9a 14,9a 32,4a 320,6a 4 (24/2) 14,3ab 4,6bc 14,3bc 30,1b 318,2a 5 (3/3) 14,0bc 4,4cd 13,8cd 29,3b 307,1bc 6 (10/3) 13,3c 4,2d 13,6d 29,0b 300,7c CV% 2,51 3,60 2,10 2,49 1,93 LSD(0,05) 0,66 0,30 0,55 1,40 10,96 Thu 2010 1 (3/8) 14,7a 4,7a 14,7a 32,3a 316,0a 2 (10/8) 14,5a 4,7a 14,5a 32,0a 312,4a 3 (17/8) 14,3ab 4,5a 14,2ab 29,2b 310,5a 4 (24/8) 14,0b 4,2b 13,7b 28,8b 295,6b 5 (31/8) 13,9b 4,2b 13,8b 29,1b 289,9b CV% 1,62 3,08 2,29 3,59 2,38 LSD(0,05) 0,43 0,26 0,61 2,05 13,65

3.3.5. nh hưởng ca thi v trng đến năng sut thc thu ca ging ngô lai NL36 trong v Xuân và v Thu năm 2010 ti mt s tnh vùng Đông Bc

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến năng suất thực thu của giống ngô lai NL36 được trình bày ở bảng 3.22.

Bng 3.22.nh hưởng ca thi v gieo trng đến năng sut thc thu ca ging ngô lai NL36 trong v Xuân và v Thu năm 2010 ti mt s tnh vùng Đông Bc

Thi vNgày trng Thái Nguyên Tuyên Quang Bc Kn Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu

1 3/2 3/8 67,7ab 74,20a 69,31ab 73,19a 68,36b 71,35a 2 10/2 10/8 74,43a 73,23a 76,84a 71,22a 76,34a 73,64a 3 17/2 17/8 75,55a 69,80a 72,69ab 68,77a 78,52a 70,61a 4 24/2 24/8 66,39ab 59,37b 65,51bc 54,11b 76,88a 65,88b 5 3/3 31/8 61,78b 58,29b 63,22c 53,26b 58,84c 65,33b 6 10/3 59,78b 62,10c 55,35c CV% 6,99 6,18 6,86 6,97 5,90 3,12 LSD(0,05) 8,55 7,79 8,52 8,41 7,42 4,07

Trong vụ Xuân, năng suất thực thu của giống NL36 đều đạt cao (72,69 - 78,52 tạ/ha) ở thời vụ 2 và 3 tại cả 3 địa điểm thí nghiệm (Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn). Riêng tại Bắc Kạn thời vụ 4 gieo ngày 24/2 năng suất đạt 76,88 tạ/ha, trong khi đó ở Thái Nguyên và Tuyên Quang năng suất chỉđạt 66,39 và 65,51 tạ/ha. Thời vụ gieo muộn 5 và 6 (3/3 và 10/3), năng suất thực thu thấp hơn các thời vụ khác chắc chắn ở mức độ tin cậy 95% tại cả 3 địa điểm thí nghiệm.

Nhìn chung các thời vụ 2, 3, 4 thời gian gieo từ 10/2 cho đến cuối tháng 2, thời kỳ tung phấn, phun râu của ngô diễn ra từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 5. Trong khoảng thời gian này nhiệt độ không khí bình quân hàng ngày của vùng Đông Bắc dao động trong khoảng 20 - 30oC, nhiệt độ tối đa hàng ngày cũng không vượt quá 32oC. Điều kiện nhiệt độ này thích hợp cho sinh trưởng phát triển cũng như quá trình thụ phấn, thụ tinh của ngô. Các thời vụ 5 và 6 gieo vào 3/3 và 10/3, thời kỳ tung phấn, phun râu của ngô bắt đầu từ trung tuần tháng 5 trở đi, thời gian này nền

nhiệt của vùng Đông Bắc đã tăng dần lên, nhiệt độ không khí cao nhất trong nhiều ngày đã đạt tới mức 34 - 350C thậm chí có ngày nhiệt độ cao nhất đạt mức 370C. Nhiệt độ cao thuận lợi cho sinh trưởng sinh dưỡng nhưng sinh trưởng sinh thực lại kém, khả năng sống của hạt phấn và khả năng tiếp nhận hạt phấn của râu ngô giảm làm cho năng suất hạt giảm (Samuel và cs, 1986) [93]. Bên cạnh đó các thời vụ 5 và 6 có số cây bịđổ rễ nhiều, tỷ lệ sâu đục thân và bệnh đốm lá hại nặng hơn các thời vụ 1, 2, 3, 4. Các yếu tố này đã ảnh hưởng xấu đến năng suất ngô ở các thời vụ gieo trong tháng 3.

Vụ Thu 2010, năng suất thực thu của giống NL36 ở thời vụ 1, 2, 3 (gieo ngày 3/8 đến ngày 17/8) sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% so với thời vụ gieo ngày 24/8 và 31/8 tại cả ba tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn. Giống NL36 gieo ngày 3/8 đến 17/8 gặp điều kiện ngoại cảnh tương đối thuận lợi, thời kỳ tung phấn phun râu rơi vào khoảng 23/9 đến 12/10, thời gian này nhiệt độ không khí vùng Đông Bắc dao động từ 24,6 - 27,9oC, lượng mưa 17,7 - 132 mm. Quá trình thụ phấn thụ tinh diễn ra thuận lợi, né tránh được hạn cuối vụ, vì vậy năng suất thực thu dao động từ 68,77 - 74,20 tạ/ha, trong khi đó thời vụ gieo ngày 24/8 và 31/8 năng suất chỉ dao động trong khoảng 53,26 - 65,88 tạ/ha. Thời vụ gieo từ ngày 24/8 trởđi năng suất có xu hướng giảm.

Xét trong điều kiện vụ Thu ở các tỉnh vùng Đông Bắc cho thấy, nếu gieo muộn như thời vụ 4 (24/8) và thời vụ 5 (31/8) cây ngô sẽ gặp điều kiện ngoại cảnh bất lợi vì tại thời điểm này vùng Đông Bắc đã chuyển dần sang mùa khô, lượng mưa giảm. Trong tháng 10 và tháng 11 lượng mưa ở Thái Nguyên chỉđạt 8,7 mm và 3,1 mm; tại Bắc Kạn là 3,1 mm và 0,5 mm; tại Tuyên Quang là 11,4 và 3,8 mm. Các thời vụ gieo ngày 24/8 và 31/8 ngô bị thiếu nước trầm trọng từ giai đoạn trỗ cờ cho đến khi thu hoạch. Khô hạn đã làm giảm chiều cao cây cũng như một số yếu tố cấu thành năng suất như chiều dài bắp, số hạt/hàng, khối lượng 1000 hạt và kết quả là năng suất hạt giảm. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Trần Hữu Miện (1987), Đỗ Tuấn Khiêm (1996), Abded Rahman (2001), Dahmardeh (2010) [14],[10],[45],[64]. Sự khác biệt của nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa cũng như diễn biến của điều kiện thời tiết giữa vụ Xuân và vụ Thu đã kéo theo sự thay đổi về sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống NL36 trong vụ Xuân và Thu. Vụ Xuân thời gian sinh trưởng của giống NL36 thường kéo dài hơn vụ Thu từ 9 - 10 ngày. Trong vụ Xuân gieo sớm từ

3/2 thời gian sinh trưởng của giống NL36 kéo dài hơn (122 ngày) nhưng tỷ lệ cây bị đổ rễ và sâu đục thân lại ít hơn; gieo muộn (10/3) thời gian sinh trưởng rút ngắn nhưng tỷ lệ cây đổ rễ và sâu đục thân nhiều hơn. Vụ Thu, gieo sớm thời gian sinh trưởng rút ngắn, gieo ngày 3/8 thời gian sinh trưởng là 98 và tỷ lệ sâu đục thân thấp (3,3%). Các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất ở thời vụ gieo sớm đều cao hơn ở các thời vụ gieo muộn trong cả 2 vụ thí nghiệm.

Từ các kết quả trên cho thấy, cùng một giống nhưng gieo trồng ở các thời điểm khác nhau thì năng suất sẽ có sự chênh lệch. Sự chênh lệch này hoàn toàn do điều kiện ngoại cảnh chi phối. Trong vụ Xuân, nếu gieo trồng quá sớm sẽ bị hạn và rét ảnh hưởng đến quá trình nẩy mầm; nếu gieo quá muộn gặp điều kiện ngoại cảnh bất thuận như nắng nóng, mưa bão cuối vụ cùng với sâu đục thân gây hại nặng sẽ làm giảm đáng kể năng suất hạt đồng thời ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng của cây trồng sau. Vụ Thu, nếu gieo quá sớm vào tháng 7 mưa nhiều hạt giống dễ bị thối, cây con dễ bị úng; nếu gieo quá muộn ngô sẽ bị khô hạn và nhiệt độ thấp từ giai đoạn trỗ cờ trởđi.

Tóm lại, căn cứ vào tình hình sinh trưởng của giống, diễn biến sâu bệnh hại và năng suất, đồng thời để phù hợp trong các công thức luân canh thì thời vụ thích hợp nhất cho giống ngô lai NL36 trong vụ Xuân ở vùng Đông Bắc là từ 3/2 đến 24/2 dương lịch. Vụ Thu nên gieo từ 3/8 và kết thúc trước ngày 17/8 để tránh gặp lạnh và khô ở cuối vụảnh hưởng đến năng suất.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của một số tổ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng đông bắc (Trang 103 - 107)